5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Ba 15-4-2025 đã giảm đáng kể. Việt Nam đã đặt chân vào thời đại của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo với sự phổ biến mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML). Tất cả đã làm thay đổi căn bản và trong nhiều trường hợp, làm thay đổi sâu sắc đời sống sản xuất. Thói quen sinh hoạt, làm việc, các giải pháp sản xuất, đầu tư, kinh doanh, cách vận hành các dịch vụ, điều tiết các mối quan hệ xã hội… đều chịu tác động mạnh từ yếu tố khoa học công nghệ, chưa kể đến những biến động về địa chính trị, địa kinh tế làm ảnh hưởng an ninh truyền thống, phi truyền thống. “Vì vậy, trong thời điểm trước khi kỷ nguyên mới bắt đầu, Việt Nam nói chung, đặc biệt là TP.HCM phải chuẩn bị chu đáo, không chỉ về tinh thần, mà còn tháo gỡ các điểm nghẽn để tâm thế xã hội và không gian kinh tế có đủ sức khỏe, sự háo hức, trách nhiệm để bước vào “ngày mới” - khi kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu” - TS Nhị Lê nói. Tháo gỡ các điểm nghẽn lớn Xác định những điểm nghẽn hiện nay của TP.HCM, TS Lê Thị Anh Đào cho rằng TP cũng giống nhiều đô thị lớn khác, đang gặp khó khăn ở vấn đề về cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị; xử lý rác thải, bảo vệ môi trường; hay vấn đề nhà ở. Để giải quyết tất cả vấn đề này, trước hết việc phát huy vai trò của chính quyền cơ sở. Ngoài ra, TP cần các giải pháp gỡ vướng, hoàn thiện thể chế cho từng nhóm vấn đề. Chú trọng các thể chế quan trọng như hoạt động đấu thầu, quy hoạch, đầu tư, tài chính… Tiếp theo, cần tăng cường vai trò của xã hội, tạo không gian để vào kỷ nguyên phát triển Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường TP.HCM cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi, tạo động lực thúc đẩy phát triển. Cùng với đó là tăng cường phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực hiện quản, phân bổ nguồn lực hợp lý; hạn chế tối đa độ trễ trong khâu triển khai nhằm gia tăng hiệu quả tác động của chính sách. Ông PHẠM BÌNH AN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM Bốn nhóm giải pháp gỡ vướng hạ tầng, giao thông Có bốn nhóm giải pháp quan trọng để giải quyết các điểm nghẽn về phát triển hạ tầng, giao thông bao gồm: (i) Cơ chế tài chính linh hoạt từ Trung ương đến địa phương; (ii) Đột phá trong phân cấp, phân quyền và thủ tục đầu tư; (iii) Cơ chế và chính sách đồng bộ phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD); (iv) Thu hút đầu tư tư nhân và phát triển hạ tầng số đi kèm. TS LÊ THỊ ANH ĐÀO, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II Họ đã nói Mở rộng TP.HCM mở ra nhiều kỳ vọng mới TS PHẠM TRẦN HẢI (*) Năm 2025 là thời điểm TP.HCM trải qua 50 năm kể từ khi Việt Nam thống nhất, cũng là thời điểm TP cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình. Trong thời điểm mang tính bước ngoặt lịch sử này, người dân TP.HCM và cả nước rất quan tâm đến câu chuyện sáp nhập, mở rộng TP theo chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Nghĩ về một TP.HCM mở rộng… Hiện nay, phương án hợp nhất Bà RịaVũng Tàu và Bình Dương vào TP.HCM được dư luận rất quan tâm. Trước đó, điều này đã được thảo luận sôi nổi, không chỉ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia mà còn lan rộng trong các tầng lớp nhân dân. Nguyên nhân có lẽ là việc này sẽ quyết định đến tương lai của khu vực năng động nhất và có tiềm lực kinh tế lớn nhất Việt Nam. Trước đây, do đặc điểm hệ thống sông rạch dày đặc và do điều kiện lịch sử, trong khu vực này tồn tại một số bất cập trong phân định ranh giới giữa các đơn vị hành chính cấp tỉnh như ranh giới không trùng với hệ thống sông rạch và các tuyến giao thông chính, còn xuất hiện tình trạng “gần nhà - xa ngõ”, “mượn đường nhà hàng xóm”... Về nguyên tắc, chủ trương sáp nhập là cơ hội rất tốt để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đưa ra quyết định khắc phục các bất cập trên. Các quyết định cần đưa ra dựa trên việc cân nhắc các yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng… Chủ trương sáp nhập các tỉnh, TP dựa trên các cơ sở và được thúc đẩy bởi các điều kiện cụ thể: (i) Xu thế phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (nhất là hạ tầng giao thông) giúp tăng cường khả năng kết nối trực tiếp giữa các khu vực trong phạm vi quản lý hành chính; (ii) Xu thế phát triển hạ tầng số và đẩy mạnh giao tiếp số giúp tăng cường khả năng kết nối trực tuyến giữa Nhà nước và người dân, khắc phục các trở ngại do khoảng cách địa lý tạo nên; (iii) Xu thế cải cách hành chính và xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công giúp bộ máy quản lý nhà nước có thể bao quát phạm vi quản lý hành chính rộng hơn một cách chiến lược hơn. Kỳ vọng tháo gỡ các điểm nghẽn Khi phương án hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP.HCM chính thức thực hiện, một số điểm nghẽn hiện nay của cả các địa phương được sáp nhập có thể được giải quyết. Điển hình là các vấn đề về kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông (ví dụ thúc đẩy việc đầu tư xây dựng Quốc lộ 13 để kết nối TP.HCM hiện hữu và tỉnh Bình Dương, thúc đẩy việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Suối Tiên - TP mới Bình Dương…). Các vấn đề về bảo vệ môi trường cũng có thể được giải quyết, ví dụ thúc đẩy việc bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn, giải quyết nhanh chóng vấn đề ô nhiễm liên tỉnh liên quan đến kênh Ba Bò trước đây… Bên cạnh đó, điểm nghẽn về cung cấp nhà ở cho người dân cũng có thể được khơi thông, ví dụ xây dựng các khu nhà ở xã hội, nhà ở giá phù hợp thu nhập của người dân tại các khu vực ngoài TP.HCM hiện hữu và có kết nối nhanh về khu trung tâm TP.HCM hiện hữu hoặc các khu vực động lực phát triển khác. Đây là các điểm nghẽn mà trước đây cơ chế liên kết vùng chưa giải quyết được hoặc đã giải quyết nhưng chưa triệt để và còn chậm chạp. Khi giải quyết được những điểm nghẽn trên, TP.HCM mở rộng nói riêng và vùng xung quanh nói chung sẽ nâng cao sức cạnh tranh so với các vùng đại đô thị khác trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP.HCM mở rộng và của cả Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức khó lường trước. Trong tương lai, với cơ chế cởi mở và thông thoáng, với tiềm năng đất đai và con người, với thế mạnh của các khu vực đầu mối giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, TP.HCM mở rộng được kỳ vọng sẽ là trung tâm khoa học công nghệ, tài chính, thương mại dịch vụ chất lượng cao và logistics của khu vực. Khi đó, người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội chắc chắn sẽ hưởng lợi từ chủ trương này. ĐỖ THIỆN ghi (*) TS Phạm Trần Hải đang công tác tại Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM Nếu phương án mở rộng TP.HCM thành hiện thực, một số điểm nghẽn hiện nay của cả các địa phương được sáp nhập có thể được giải quyết. Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên khánh thành mở ra kỳ vọng cho hạ tầng giao thông TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG hay tăng bậc trên bảng xếp hạng các TP thông minh, hiện đại trên thế giới, mà tất cả đều vì chất lượng cuộc sống của người dân, sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu trước đây chúng ta nói về “ăn no, mặc ấm” thì trong kỷ nguyên mới người dân sẽ “ăn ngon, mặc đẹp”, thịnh vượng và hạnh phúc hơn; các doanh nghiệp không chỉ là “công xưởng lắp ráp”, mà phải là “kỳ lân” công nghệ, sở hữu công nghệ lõi, giải pháp có giá trị, tham gia sâu và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lợi ích chạm đến người dân khi giải pháp cũng xuất phát từ người dân. Việc TP đã và sẽ mở ra nhiều diễn đàn để tương tác, lắng nghe người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước góp ý, chia sẻ, phản biện, hiến kế trong giai đoạn TP “chạy đà” là rất quan trọng. Một mặt sẽ có thêm dữ liệu để xem xét, đưa ra quyết sách phù hợp; và mặt khác, đó là một giải pháp truyền thông “an dân”, trong một cơ chế khép kín “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao. Đồng thuận chính trị sẽ là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn, như Bác Hồ từng dạy: “… Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. ĐỖ THIỆN các chủ thể kinh doanh, các nhà đầu tư tư nhân, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước tham gia đối thoại, nêu ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, góp phần tháo gỡ các vấn đề vướng mắc cụ thể trong thực tiễn vận hành thể chế. “Điều rất quan trọng nữa là TP.HCM cần phát huy vai trò của người dân trong phát hiện, phản ánh, kiến nghị, hiến kế xây dựng công việc, thực hiện các dự án, nhiệm vụ nhà nước; đảm bảo thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”” - TS Đào nhấn mạnh. Đối với điểm nghẽn trong phát triển hạ tầng, theo TS Đào, TP.HCM đang đứng trước cơ hội vàng để tạo bước ngoặt trong phát triển hạ tầng giao thông đô thị, khi đặt mục tiêu hoàn thành bảy tuyến đường sắt đô thị (metro) với tổng chiều dài 355 km trong 10 năm tới. Để vượt qua các rào cản cố hữu về vốn, thể chế và quản lý dự án, TP.HCM đang tận dụng hàng loạt cơ chế, chính sách mới từ Trung ương đến địa phương, trong đó Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội đóng vai trò trung tâm, cùng với các chính sách bổ trợ từ Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, các nghị định về PPP và đặc biệt là các đề án, chương trình hành động riêng của TP.•
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==