7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Ba 15-4-2025 phapluat@phapluattp.vn HỮU ĐĂNG - HUỲNH THƠ Ngày 14-4, các bị cáo trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) giai đoạn 2 bắt đầu nói lời nói sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án. Thành lập ban chỉ đạo là thông tin vô cùng có ý nghĩa Trước khi nói lời nói sau cùng, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết trong những ngày tòa tạm ngưng làm việc, bị cáo rất xúc động khi nghe thông tin từ luật sư và gia đình về việc Chính phủ đã thành lập riêng ban chỉ đạo để thu hồi tài sản trong vụ án của bị cáo. “Đây là thông tin vô cùng có ý nghĩa đối với bị cáo, vì sau rất nhiều đơn thư, thỉnh cầu gửi các ban ngành để xin hỗ trợ, xin cơ chế đặc biệt để thu hồi triệt để các tài sản. Đã rất nhiều lần bị cáo trình bày hậu quả xảy ra là ngoài mong muốn, vụ án xảy ra là một tai nạn. Trong suốt hơn 10 năm tham gia tái cấu trúc SCB và từ lúc bị tạm giam tới nay, đã không ngừng nỗ lực tìm cách, liên hệ với đối tác để có phương án giải quyết tốt nhất cho các dự án, các tài sản” - bị cáo Lan nói. Bị cáo Lan cũng thông tin vừa được luật sư và người nhà thông báo đã có nhóm đối tác liên doanh nước ngoài đồng ý và đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, tài chính, hồ sơ để cùng phối hợp với bị cáo xử Bà Trương Mỹ Lan nói về Ban chỉ đạo thi hành án mới thành lập lý các tài sản trong vụ án. Nhóm đối tác này sẽ sớm đệ trình và sớm liên hệ với Ban chỉ đạo thi hành án (THA) để có thể sớm nhất xử lý tài sản. Từ đó, bà Lan mong HĐXX ghi nhận về nỗ lực khắc phục hậu quả vụ án của bản thân. Trước những thông tin này, chủ tọa phiên tòa cho biết trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đánh giá cao bị cáo đã rất nỗ lực hợp tác để khắc phục hậu quả cho các bị hại. Còn sau khi bản án có hiệu lực, bước vào giai đoạn THA thì bị cáo có thể liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để các cơ quan này xem xét tạo điều kiện, tạo cơ chế đặc biệt (nếu có) để bị cáo xử lý tài sản. Sẽ nhớ mãi phiên tòa này Lời nói sau cùng, bị cáo Lan cảm ơn rất nhiều đơn vị đã hỗ trợ, tạo điều kiện trong quá trình giải quyết vụ án. Bị cáo Lan cũng cảm ơn HĐXX, chủ tọa phiên tòa đã điều hành rất khoa học, lắng nghe, thấu hiểu các bị cáo. “Đây là phiên tòa bị cáo có cảm xúc nhiều nhất, dù chưa biết hình phạt sẽ như thế nào nhưng trong tâm trí của bị cáo sẽ mãi ghi nhớ, không bao giờ quên cảm xúc tại phiên tòa này” - bị cáo Lan nói. Nói về vụ án, bị cáo Lan một lần nữa thỉnh cầu HĐXX xem xét lại khách quan, toàn diện vụ án về số liệu, hành vi phạm tội. Từ những nỗ lực khắc phục hậu quả, bị cáo Lan xin HĐXX giảm nhẹ, giảm sâu hình phạt cho các bị cáo trong vụ án. Trong đó có bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan), vì ông Chu Lập Cơ bị xét xử về tội danh rửa tiền nên uy tín đối với các đối tác nước ngoài đã bị ảnh hưởng. Các bị cáo còn lại khi nói lời sau cùng đều xin HĐXX giảm nhẹ để sớm trở về với gia đình, để có cơ hội chăm con, phụng dưỡng cha mẹ già. Sau khi nghe các bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX quyết định nghị án kéo dài và sẽ tuyên vào 8 giờ ngày 21-4.• “Đây là phiên tòa bị cáo có cảm xúc nhiều nhất, dù chưa biết hình phạt sẽ như thế nào nhưng trong tâm trí của bị cáo sẽ mãi ghi nhớ, không bao giờ quên cảm xúc tại phiên tòa này” - bị cáo Lan nói. Ngày 14-4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thiện Toàn (cựu chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Chè), Đặng Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Khánh (cùng là cựu thành viên HĐQT Tổng Công ty Chè) cùng năm bị can khác về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Cùng vụ án, bị cáo Trần Hồng Điệp (cựu kiểm soát viên Tổng Công ty Chè) bị xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Theo cáo buộc, Tổng Công ty Chè được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 11 cơ sở nhà đất. Quá trình quản lý, sử dụng các khu đất trên, HĐQT, Ban tổng giám đốc Tổng Công ty Chè và các cá nhân liên quan đã có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước ở ba khu đất. Cụ thể, đối với nhà đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM), khi Tổng Công ty Chè đang thực hiện cổ phần hóa, bị cáo Nguyễn Thiện Toàn và các đồng phạm đã thống nhất ký các nghị quyết, văn bản thỏa thuận, hợp đồng vay tiền, nộp tiền đất một lần, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong tương lai cho Công ty GB-Tea. Tuy nhiên, các bị cáo không hạch toán bổ sung, không xác định tài sản là quyền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền một lần vào giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với diện tích 1.500 m2 tại Trần Khát Chân (Hà Nội), ông Toàn và các đồng phạm đã ký hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp/quyền góp vốn tại liên doanh Hotel Indochine Việt Nam không qua đấu giá. Tương tự, ông Toàn đã ký các văn bản chuyển nhượng phần vốn góp là quyền sử dụng đất diện tích 11.635 m2 ở đường Chè Hương (Hải Phòng) tại Công ty Nam Cường không qua đấu giá. Hành vi này của các bị cáo gây thiệt hại cho ngân sách hơn 38 tỉ đồng. Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thiện Toàn khai rằng khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa là đất thuê 50 năm, khi cổ phần hóa thì phương án là Tổng Công ty Chè tiếp tục được sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh. Sau đó, khi thực hiện thoái vốn tại liên doanh thì Nhà nước đã thu được 27,9 tỉ đồng tiền thuê đất 50 năm trả tiền một lần. Còn Tổng Công ty Chè đã thu được tài sản trên đất là 21 tỉ đồng và 4 tỉ đồng lợi thế quyền thuê đất. Đối với khu đất Trần Khát Chân, Tổng Công ty Chè được sử dụng 238.500 USD tiền thuê đất trong 30 năm để góp vốn vào liên doanh Hotel Indochine Việt Nam. Khi đó, tổng công ty đã nhận nợ tiền thuê đất với Nhà nước, phương án giải quyết có thể hạch toán tăng tài sản nhà nước đã đầu tư vào tổng công ty hoặc tổng công ty sẽ trả khoản nợ này… Theo lời trình bày của cựu tổng giám đốc Tổng Công ty Chè thì công trình không nằm trong danh sách tài sản nhà nước do đó khi chuyển nhượng, Tổng Công ty Chè không đấu giá. Về khu đất 11.635 m2 tại đường Hương Chè (Hải Phòng), ông Nguyễn Thiện Toàn trình bày rằng theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thời điểm đó thì buộc phải bán cho các cổ đông sáng lập tại doanh nghiệp dự án là Công ty Nam Cường. Liên quan đến sai phạm tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cựu kế toán trưởng Đặng Văn Tới bị cáo buộc không hạch toán bổ sung tài sản là quyền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền một lần tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa Tổng Công ty Chè… Về khu đất 1.500 m2 Trần Khát Chân, bị cáo Tới khai rằng bản thân có báo cáo với bị cáo Vũ Ngọc Tự (khi đó là chủ tịch HĐTV) về quy định phải bán đấu giá nhưng “quyền quyết định như thế nào là của các anh ở HĐTV”. BÙI TRANG Giải quyết những công việc quan trọng, trong các vụ án Vạn Thịnh Phát Ngày 9-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức THA, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn VTP. Trưởng Ban chỉ đạo là Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ. Phó Ban chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Theo quyết định, Ban chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về tổ chức THA, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn VTP. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về tổ chức THA, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn VTP. Đồng thời, chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong việc THA. Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực, sử dụng bộ máy hiện có để giúp Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Bị cáo Trương Mỹ Lan rất vui mừng khi nghe được tin Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo thi hành án đối với vụ án của mình. Với Ban chỉ đạo thi hành án mới được thành lập, bà Lan mong các tài sản sẽ được xử lý, thu hồi tối đa. Ảnh: NGUYỄN TIẾN Cựu tổng giám đốc Tổng Công ty Chè thừa nhận “bán đất có sai”
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==