9 kinhtedothi@phapluattp.vn Kết nối các đầu mối vận tải Tại báo cáo tóm tắt, liên danh tư vấn còn đưa ra kịch bản phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia, theo đó đến năm 2030, tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng hiện hữu được duy trì khai thác với quy mô đường đơn, khổ lồng, các ga được cải tạo, nâng cấp và mở rộng để kết nối các đầu mối vận tải như cảng cạn hay trung tâm logistics. Đối với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM được duy trì khai thác với quy mô đường đơn, khổ 1.000 mm, các ga được cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây mới để kết nối các đầu mối vận tải như cảng cạn, trung tâm logistics và cảng biển. Hồ được đánh giá có tiềm năng khai thác vận tải. Tuyến Hà Nội - TP.HCM có 161 ga đường sắt, trong đó 20 ga có lượng hành khách và hàng hóa lớn; từ 50.000 đến 1 triệu lượt khách và từ 100.000 tấn hàng/năm. Tuyến Hà Nội - Lào Cai khai thác chính các ga Yên Viên, Đông Anh, Xuân Giao và Lào Cai. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng có các ga Gia Lâm, Hải Dương và Hải Phòng. Về hạ tầng, các tuyến đường bộ dẫn vào nhà ga hành khách cơ bản thuận lợi nhưng đường vào bãi hàng thường hẹp, do đi chung với đường địa phương. Các ga lớn như Vinh, Diêu Trì, Nha Trang, Tháp Chàm - gắn với lượng khách du lịch từ 500.000 đến 1 triệu lượt/năm - cần được cải tạo, mở rộng. Các ga có lượng khách liên vận quốc tế lớn gồm Yên Trạch, Đồng Đăng (gần 3 triệu lượt/năm) và Lào Cai (trên 12 triệu lượt/năm). Về hàng hóa, các ga Lào Cai, Đồng Đăng, Vật Cách có sản lượng từ 2 triệu tấn/năm trở lên. Các ga Yên Trạch, Trường Lâm, Kim Liên, Diêu Trì, Xuân Giao A đạt 1-2 triệu tấn/năm. Một số ga khác như Kép, Vinh, Tháp Chàm cũng có sản lượng lớn (trên 500.000 tấn/năm). Đề xuất quy hoạch 21 ga đường sắt Từ thực tiễn đó, liên danh tư vấn đề xuất lập quy hoạch cho 21 ga đường sắt trọng điểm trên bốn tuyến đang khai thác thường xuyên, bao gồm các ga trong đô thị, ga đầu mối và ga liên vận quốc tế. Thời kỳ quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trừ các ga thuộc các dự án quy hoạch khu đầu mối đường sắt Hà Nội, TP.HCM, tuyến và ga trên tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Cụ thể, trên tuyến Hà Nội - Đồng Đăng quy hoạch bốn ga (Đồng Đăng, Yên Trạch, Kép, Sen Hồ). Tuyến Hà Nội - TP.HCM quy hoạch 12 ga (Ninh Bình, Trường Lâm, Vinh, Đông Hà, Kim Liên, MINH TRÚ C Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến với dự thảo Quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia, ga trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế. Nhiều ga có tiềm năng nhưng chưa được khai thác Cụ thể, trong báo cáo tóm tắt của liên danh tư vấn lập quy hoạch CCTDI - TRICC (Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển GTVT và Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT), Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu mạng lưới đường sắt quốc gia phải đủ năng lực vận chuyển 11,8 triệu tấn hàng hóa và 21,5 triệu hành khách. Và để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường sắt, việc quy hoạch tăng năng lực thông qua của các ga đường sắt, đặc biệt là các ga trong đô thị, ga đầu mối và ga liên vận quốc tế là hết sức cần thiết. Hiện nay, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng hiện khai thác chính hai ga Yên Viên và Đồng Đăng. Các ga Đồng Đăng, Yên Trạch, Kép và Sen Đề xuất quy hoạch 21 ga đường sắt trọng điểm Diêu Trì, Nha Trang, Vĩnh Trung, Tháp Chàm, Cà Ná…). Tuyến Hà Nội - Lào Cai quy hoạch bốn ga (Lào Cai, Xuân Giao A, Việt Trì, Hương Canh) và tuyến Hà Nội - Hải Phòng quy hoạch hai ga (Cao Xá, Vật Cách). Trong số các ga được quy hoạch vừa nêu có năm ga là ga liên vận quốc tế gồm Đồng Đăng, Kép, Sen Hồ, Cao Xá và Lào Cai. Ngoài ra, liên danh tư vấn đề xuất ưu tiên đầu tư các ga đường sắt có sản lượng hàng hóa, hành khách lớn (trên 200.000 tấn hoặc hành khách/năm) và đang có điểm nghẽn về hạ tầng làm hạn chế năng lực tuyến. Các ga đường sắt có tiềm năng khai thác hàng hóa liên vận quốc tế và phục vụ xuất nhập khẩu cũng được xem xét đầu tư. Việc đầu tư sẽ căn cứ theo dự báo vận tải từng thời điểm. Trong trường hợp có thay đổi kịch bản khai thác thực tế, có thể báo cáo cấp thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch hoặc quyết định đầu tư sớm hơn. Các ga hiện hữu sẽ được cải tạo trong phạm vi ranh giới hiện trạng. Nếu cần mở rộng sẽ phải có sự thống nhất với địa phương hoặc trình Thủ tướng xem xét.• Để đạt mục tiêu quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, liên danh tư vấn đề xuất lập quy hoạch cho 21 ga đường sắt trọng điểm. Liên danh tư vấn đề xuất ưu tiên đầu tư các ga đường sắt có sản lượng hàng hóa, hành khách lớn (trên 200.000 tấn hoặc hành khách/năm) và đang có điểm nghẽn về hạ tầng làm hạn chế năng lực tuyến. Liên danh tư vấn lập quy hoạch đề xuất quy hoạch 21 ga đường sắt trọng điểm. Ả nh: MINH PHƯƠNG Đồng Tháp kiến nghị sớm xây cầu Tân Châu - Hồng Ngự và tuyến N1 UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng sớm chuẩn bị đầu tư và triển khai thi công dự án cầu Tân Châu - Hồng Ngự cùng tuyến đường N1 đoạn qua địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2026-2030, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực. Theo quy hoạch, tuyến N1 là tuyến đường biên giới kéo dài từ Long An đến Kiên Giang, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế cửa khẩu và bảo vệ an ninh khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, đoạn tuyến dài khoảng 40 km đi qua tỉnh Đồng Tháp đến nay vẫn chưa được Trung ương bố trí đầu tư. Trước đó, tại Thông báo 114/TB-VPTW ngày 16-12-2024 của Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư đã đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng tuyến Quốc lộ N1 đoạn qua tỉnh Đồng Tháp và cầu Tân Châu - Hồng Ngự trước năm 2030. Cây cầu dự kiến có quy mô mặt cầu rộng 20,5 m, bốn làn xe cơ giới, vượt sông Tiền, kết nối tỉnh Đồng Tháp và An Giang, đóng vai trò chiến lược trong phát triển liên vùng. Với tầm quan trọng đặc biệt, tuyến đường N1 được xác định thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng theo Nghị định 165/2024, do có yếu tố liên quan đến an ninh - quốc phòng và không được phân cấp cho địa phương quản lý. Trên cơ sở các chủ trương, chỉ đạo từ Trung ương, UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Bộ Xây dựng sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, thi công dự án theo đúng kế hoạch giai đoạn 2026-2030. Việc hoàn thành tuyến đường N1 và cầu Tân Châu - Hồng Ngự sẽ mở ra động lực lớn cho phát triển kinh tế biên mậu, giao thương, du lịch và an ninh biên giới của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung. HẢ I DƯƠNG Bộ Công Thương phát động cuộc thi Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025 Sáng 14-4, Bộ Công Thương tổ chức lễ phát động cuộc thi Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025 trên toàn quốc. Phát biểu tại lễ phát động, ông Đặng Hải Dũng, Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh và khuyến công (Bộ Công Thương), cho biết an ninh năng lượng và phát triển bền vững luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Trong bối cảnh Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng sang nhập siêu năng lượng từ năm 2015 và ngày càng phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch nhập khẩu, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ngày càng trở nên cấp thiết. Trên nền tảng Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động (Nghị quyết 140) nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả, đồng bộ với Chỉ thị 20 về tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025. Chỉ thị đặt mục tiêu mỗi năm tiết kiệm 2% lượng điện tiêu thụ. “Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả không còn là lựa chọn mà là mệnh lệnh cấp thiết để bảo đảm phát triển ổn định cho đất nước” - ông Dũng nhấn mạnh. Trong năm 2025, dự báo nhu cầu điện sẽ tăng 12%-15%, thậm chí cao hơn, trong khi nguồn cung còn hạn chế. Trước áp lực này, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ như điều chỉnh quy hoạch điện, thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh, sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để tăng tính bắt buộc và cơ chế giám sát. Song song đó, công tác tuyên truyền được coi là giải pháp mang tính then chốt. Cuộc thi nhằm khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong việc truyền tải thông điệp về tiết kiệm điện. Từ đó góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, thích ứng với các cam kết quốc tế về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. AN HIỀ N Cầu Tân Châu - Hồng Ngự vượt sông Tiền dự kiến có quy mô mặt cầu rộng 20,5 m và bốn làn xe cơ giới. Ảnh: HD
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==