084-2025

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam trang 2 trang 3 SỐ 084 (7357) - Thứ Năm 17-4-2025 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay 50 NĂM TP.HCM TẠO CẢM HỨNG, TIÊN PHONG TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN MỚI - BÀI 4 Không dạy thêm sau 20 giờ: Học sinh và phụ huynh nói gì? Khẩn trương và sôi động cuộc đua tranh cử tổng thống Hàn Quốc Chính phủ thống nhất việc không tổ chức cơ quan điềutracủaVKSNDTốicao trang 13 trang 16 trang 4+5 Ngư dân Nam Định tự tin thắp sáng đèn, vươn khơi bám biểntrang 11 Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11. Ả nh: BÁO NHÂN DÂN Tổng Bí thư: Hướng đến tầm nhìn “ĐẤT NƯỚC LÀ QUÊ HƯƠNG” “CÙNG NGƯ DÂN THẮP SÁNG ĐÈN TRÊN BIỂN” ĐẾN NAM ĐỊNH trang 6 “Đốtđuốc” tìmkiếm, trọngdụng người tài

2 Thời sự - Thứ Năm 17-4-2025 thoisu@phapluattp.vn Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Ngày 16-4, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lên đường sang Trung Quốc, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ chín. Chương trình sẽ diễn ra trong hai ngày 16 và 17-4, tại khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Trải qua chín lần tổ chức, chương trình giao lưu với những hoạt động thiết thực, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, xây dựng khu vực biên giới hòa bình và phát triển. Cùng ngày, trong khuôn khổ Chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo công tác thanh niên Việt - Trung. Với chủ đề “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn và các tổ chức thanh thiếu nhi trong tình hình mới”, hội thảo là diễn đàn để thanh niên hai nước chia sẻ kinh nghiệm công tác Đoàn, đồng thời thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt - Trung. V.NGUYỄN - H.NHI Chiều 16-4, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư, Việt Nam năm 2025 có chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” chính thức được khai mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu thông điệp chính sách; Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ khai mạc. Hội nghị có hơn 1.000 đại biểu đến từ hơn 40 quốc gia và các tổ chức quốc tế tham dự. Hội nghị là chuỗi gồm các hoạt động như: Triển lãm về tăng trưởng xanh, phiên khai mạc, hội nghị thượng đỉnh, phiên thảo luận cấp cao, phiên đối thoại giữa doanh nghiệp với các nhà lãnh đạo và phiên bế mạc. Hội nghị tập trung vào các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, chung tay xây dựng một thế giới hòa bình, an toàn, bình đẳng, thịnh vượng và thích ứng với biến đổi khí hậu, một hành tinh xanh và một tương lai xanh cho mỗi người dân. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối diện những thách thức chưa từng có về thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số..., chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược của các quốc gia, dân tộc trên toàn cầu. Chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” của hội nghị thể hiện khát vọng của tất cả chúng ta hướng đến một thế giới sáng, xanh, sạch, đẹp với quan điểm nhấn mạnh yếu tố con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực cho quá trình xanh hóa và phát triển bền vững trên hành tinh xanh tươi đẹp… PV Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM vừa có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp (gọi tắt Ban Chỉ đạo). Ban chỉ đạo do ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm trưởng ban. Ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, là phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo cũng gồm ba phó ban và 38 thành viên. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng và triển khai đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng Ban Chỉ đạo; làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị mình để tham mưu, giúp việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. THANH TUYỀN Bộ Công an vừa có văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hướng dẫn một số nội dung liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Đáng chú ý, Bộ Công an cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, bộ đã ban hành các văn bản chỉ đạo công an các tỉnh, thành thực hiện việc thay đổi địa chỉ cư trú của công dân do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD và định danh điện tử. Để thuận lợi cho các giao dịch cá nhân, đi lại… của công dân thì khuyến khích người dân nên cấp đổi, cấp lại thẻ CCCD khi có thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính để thống nhất thông tin. Công dân sẽ được miễn lệ phí khi có sự thay đổi về ĐVHC. NGUYỆT THẢO Chủ tịch nước: Cần nhân rộng hơn nữa các mô hình chia sẻ vì cộng đồng Chiều 16-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp mặt thân mật 100 điển hình tiêu biểu trong chương trình “Việc tử tế” của Đài Truyền hình Việt Nam. Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng gặp gỡ các nhân vật tiêu biểu “Việc tử tế”, những người bằng lòng tốt, bằng sự sẻ chia và bằng một trái tim ấm áp đã góp phần làm cho cuộc đời trở nên đẹp, có ý nghĩa và đáng sống hơn. Chủ tịch nước cho rằng cần nhân rộng hơn nữa các mô hình chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh, nhân rộng các cá nhân, tập thể hoạt động vì cộng đồng bởi tất cả chúng ta cần nhiều những trái tim, những tấm lòng như 100 gương sáng tiêu biểu ngày hôm nay, tạo ra những nguồn năng lượng tích cực, lan tỏa tình yêu thương trong toàn xã hội. Chủ tịch nước cho biết trong thời gian tới, Nhà nước sẽ triển khai hoàn thiện thể chế, pháp luật, đặc biệt là công tác xã hội và có thể đẩy mạnh và phát triển “nghề công tác xã hội” để làm sao công tác xã hội được phát triển nhiều hơn, rộng hơn, lo được nhiều hơn cho người dân. PV Gặp mặt 50 tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Ngày 16-4, tại TP.HCM, báo Quân Đội Nhân Dân phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu 50 đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân, tướng lĩnh, cựu chiến binh trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với chủ đề “50 năm toàn thắng về ta”. Tại chương trình, ban tổ chức đã tri ân và trao tặng những phần quà ý nghĩa đến các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVT nhân dân, các tướng lĩnh, cựu chiến binh. Bên cạnh hoạt động tri ân, các đại biểu tham dự còn có cơ hội lắng nghe những câu chuyện cảm động từ các anh hùng, tướng lĩnh và cựu chiến binh, những người đã trực tiếp chiến đấu nơi tuyến lửa, chia sẻ về những năm tháng gian khổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. H.THẮM TP.HCM điều chỉnh thời hạn sử dụng nhóm công trình dịch vụ trong hành lang sông UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định 56 về quy định quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ trên bờ sông, kênh, rạch, mương, hồ và ao thuộc địa bàn TP.HCM. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-4-2025, thay thế Quyết định 22 được ban hành ngày 18-4-2017 của UBND TP.HCM. Theo UBND TP.HCM, việc ban hành quy định mới nhằm cập nhật các yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý đất đai, bảo vệ nguồn nước, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị bền vững. Quy định mới phân loại cụ thể các loại hình sông, kênh, rạch, hồ và ao để áp dụng hành lang bảo vệ với chiều rộng phù hợp. N.NGỌC Khai mạc triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TP.HCM Ngày 16-4, tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) tổ chức lễ khai mạc “Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm TP.HCM lần thứ 4 năm 2025” - HCMC FOODEX 2025. Triển lãm mang đến cho khách tham quan cơ hội trải nghiệm đa dạng các sản phẩm từ nông sản thô, sản phẩm chế biến chuyên sâu, gia vị, phụ gia thực phẩm, đồ uống, đến máy móc, thiết bị và các lĩnh vực liên quan trong ngành lương thực thực phẩm. T.UYÊN ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam Bí thư Nguyễn Văn Nên làm trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp Người dân được miễn phí cấp đổi thẻ CCCD khi thay đổi địa giới hành chính Tin vắn • Công an giúp người dân lấy lại 410 triệu đồng chuyển nhầm tài khoản. Ngày 16-4, Công an xã Điện Minh (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết đơn vị vừa giúp một người dân ở Đắk Lắk nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm tài khoản. Trước đó, ngày 12-4, anh NVH chuyển nhầm số tiền trên đến một số tài khoản Ngân hàng Sacombank. T.NHẬT • Bắt người đàn ông trốn truy nã 14 năm. Ngày 16-4, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng bắt giữ bị can Hoàng Văn Duyên khi vừa nhập cảnh từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Năm 2011, Duyên bị cơ quan an ninh điều tra truy nã về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. V.HỘI Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức các đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị P4G Việt Nam năm 2025. Ảnh: VGP

3 Thời sự - Thứ Năm 17-4-2025 thoisu@phapluattp.vn “Không được có tư tưởng quyền anh, quyền tôi, địa phương này, địa phương kia. Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân.” Tổng Bí thư Tô Lâm ĐỨ C MINH - NGUYÊN THẢ O Sáng 16-4, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cả nước đang cùng lúc triển khai một khối lượng công việc rất lớn, phạm vi rộng, thời gian ngắn và chất lượng cao. “Thậm chí, nhiều việc chưa có tiền lệ” - Tổng Bí thư nói. Ổn định sớm để phát triển Tại hội nghị, Tổng Bí thư nêu ba yêu cầu chung, theo đó, ông lưu ý cần xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, xác định đây là một cuộc cách mạng về sắp xếp bộ máy tổ chức, sắp xếp đơn vị hành chính và cải cách, đổi mới để phát triển đất nước. “Phải triển khai quyết liệt các công việc trên tinh thần đúng vai, thuộc bài, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương và giữa các địa phương với nhau. Không được có tư tưởng quyền anh, quyền tôi, địa phương này, địa phương kia. Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân” - Tổng Bí thư nói. Yêu cầu thứ hai được Tổng Bí thư nhắc đến là triển khai các công việc trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” nhưng phải thận trọng, chắc chắn, bài bản, không nóng vội, chủ quan. Đặc biệt, ông yêu cầu các công việc phải hoàn thành đúng tiến độ, nhất là các mốc thời gian quan trọng, như trước ngày 30-6 hoàn thành sửa đổi Hiến pháp và pháp luật có liên chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe và lấy ý kiến nhân dân với những nội dung liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, sáp nhập các tỉnh, các xã… Vượt qua tâm lý vùng miền khi sáp nhập Ngoài ra, Tổng Bí thư cũng đề cập tới bốn vấn đề cần lưu ý, mà trước hết, ông nhắc đến việc thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp. Theo Tổng Bí thư, đây là chủ trương xuất phát từ tầm nhìn chiến lược phát triển đất nước lâu dài, ít nhất là trong 100 năm tới. Tổng Bí thư cho rằng khi triển khai chủ trương này sẽ tác động nhất định đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là điều dễ hiểu bởi mỗi con người Việt Nam đều in sâu trong ký ức những hình ảnh Tổng Bí thư: Hướng đến tầm nhìn “đất nước là quê hương” quan; bắt đầu kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới đi vào hoạt động từ ngày 1-7 theo lộ trình chuyển tiếp và hoàn thành toàn bộ trước ngày 15-8; hoàn thành sáp nhập các tỉnh trước ngày 1-9… Tổng Bí thư khuyến khích các đơn vị hoàn thành sớm công việc với tinh thần “ổn định sớm để phát triển”. Yêu cầu thứ ba, Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tăng cường thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy đầy đủ quyền làm về quê quán, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, phải thay đổi về tư duy, tầm nhìn; thống nhất về nhận thức, tư tưởng; phải vượt lên chính mình, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của đất nước; vượt qua những băn khoăn, lo lắng, tâm lý, thói quen bình thường; vượt qua những tâm lý, tâm trạng vùng miền để hướng tới tư duy, tầm nhìn rộng lớn hơn - “Đất nước là quê hương”. Tổng Bí thư nhấn mạnh tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã không chỉ đơn thuần là điều chỉnh tổ chức bộ máy, địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế, điều chỉnh sự phân công, phân cấp, phân bổ nguồn lực cho phát triển. “Đây là cơ hội để chúng ta sàng lọc, sắp xếp, xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới” - Tổng Bí thư nói. Tổng Bí thư cũng yêu cầu đồng thời quán triệt tinh thần quyết liệt, khẩn trương, “vừa chạy vừa xếp hàng”, “không được để gián đoạn công việc”, “bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ”, lộ trình thực hiện phải bài bản, khoa học và phải bảo đảm tầm nhìn xa ít nhất 100 năm… Tổng Bí thư một lần nữa Trong phát biểu của mình, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng lưu ý việc triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 cùng lúc với thực hiện các công việc lớn. Theo ông, cả nước đang tập trung thực hiện cùng lúc nhiều công việc lớn, quan trọng, tập trung tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà để tăng trưởng hai con số. Bên cạnh đó, chúng ta còn tập trung thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; phát triển kinh tế tư nhân… Nhấn mạnh tất cả công việc này đều rất quan trọng, Tổng Bí thư yêu cầu các địa phương tập trung thực hiện, không vì sắp xếp tổ chức mà lơ là bất cứ nhiệm vụ nào. Đặc biệt, Tổng Bí thư lưu ý khắc phục tình trạng một bộ phận lãnh đạo, cán bộ có tâm lý chờ đợi, nghe ngóng việc sắp xếp tổ chức nên hạn chế tính quyết liệt trong triển khai công việc... Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tình hình hiện nay không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. yêu cầu thực hiện nhất quán nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, đẩy mạnh phân quyền từ Trung ương về cấp tỉnh. Ngoài ra, Tổng Bí thư lưu ý chính quyền đặc khu (hải đảo) cần trao nhiều quyền tự chủ, đảm bảo linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới Trong phát biểu của mình, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng dành thời gian lưu ý về công tác cán bộ. Ông cho biết diện cán bộ thuộc phạm vi tác động, ảnh hưởng trong đợt sắp xếp này rất lớn. Theo Tổng Bí thư, chủ trương chung là trước mắt cơ bản bố trí biên chế cán bộ, công chức, viên chức các cấp như hiện có để đảm bảo ổn định. Sau khi bộ máy mới đi vào hoạt động sẽ chỉ đạo rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm, xác định biên chế của từng cấp trong tổng thể biên chế chung của cả hệ thống chính trị. Tổng Bí thư lưu ý phải hết sức công tâm, khách quan trong bố trí cán bộ; không để xảy ra tình trạng mất đoàn kết, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền, cục bộ, bè phái, tham nhũng, lãng phí trong sắp xếp cán bộ, sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Đặc biệt, ông yêu cầu cần làm tốt công tác lựa chọn, bố trí lãnh đạo, nhất là người đứng đầu các cơ quan cấp tỉnh, cấp xã sau khi sáp nhập. “Công tác nhân sự đã rất quan trọng, nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới. Tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác” - Tổng Bí thư nhắc lại. Ông nhấn mạnh nhân sự lãnh đạo các cấp và nhân sự Đại hội XIV phải hội tụ “đủ đức - đủ tài - đủ tâm - đủ tầm - đủ sức - đủ nhiệt huyết cách mạng” để gánh vác trọng trách lịch sử của đất nước. Nhấn mạnh tình hình hiện nay không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân, Tổng Bí thư nói: “Những ai thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự nghiệp phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi”.• Tiêu điể m Bàn về mô hình tăng trưởng mới ở Việt Nam Một vấn đề khác được Tổng Bí thư lưu ý là về dự thảo văn kiện đại hội Đảng các cấp. Tổng Bí thư cho biết dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XIV đã được Hội nghị Trung ương 11 bổ sung nhiều nội dung quan trọng, với những vấn đề cốt lõi. Ông nhắc lại việc “xác lập mô hình tăng trưởng mới”; “xây dựng nền giáo dục quốc dân hiện đại, ngang tầm khu vực và thế giới”, “đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”; phát triển kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”... Tổng Bí thư cho biết tới đây Trung ương sẽ bàn nhiều về mô hình tăng trưởng mới ở Việt Nam, vì “thế giới đã đi rất nhanh, đi quá xa rồi”. Định hướng xây dựng nền giáo dục quốc dân hiện đại, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là tầm nhìn của chúng ta để chuẩn bị cho nguồn nhân lực có trí tuệ, chất lượng cao trong tương lai. Bên cạnh vấn đề nhân sự, Tổng Bí thư yêu cầu cần tập trung thật tốt cho việc chuẩn bị các văn kiện Đại hội Đảng. Ông nhận xét một số nơi đang có biểu hiện xem nhẹ vấn đề này. Cùng với đó, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo văn kiện của cấp mình, phải hoàn thành dự thảo trước ngày 30-6 (bao gồm cả đối với các tỉnh sau khi sáp nhập). Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ả nh: BÁO NHÂN DÂN Không vì sắp xếp tổ chức mà lơ là bất cứ nhiệm vụ nào

4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Năm 17-4-2025 VŨ TRUNG KIÊN, Học viện Chính trị khu vực II: 50 năm, cảm hứng từ những nhà cải cách đặc biệt Những năm gần đây, TP.HCM thường chọn các chủ đề trọng tâm hằng năm, trong đó luôn có nội dung về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Chẳng hạn, chủ đề năm 2024 của TP là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98 của Quốc hội”; còn chủ đề năm 2025 được xác định là “Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số, Nghị quyết 98 của Quốc hội…”. Không khó để có thể nhận ra rằng năng động, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách là đặc trưng cơ bản của những con người vùng đất này, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những nhà lãnh đạo. Ở Sài Gòn - TP.HCM, nhiều phong trào đổi mới thành công, có lẽ bởi tư duy đổi mới đó bắt nhịp được với hơi thở cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Sau năm 1975, những nhà lãnh đạo hàng đầu ở TP.HCM đều là những nhà cải cách, đổi mới đặc biệt như các đồng chí Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ. Chính tư duy đổi mới đặc biệt của các nhà lãnh đạo TP đã truyền cảm hứng, khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ đó hình thành nên những phong trào đổi mới mang lại hiệu quả thiết thực, to lớn TP.HCM trong 50 năm phát triển, trải qua nhiều lần tiên phong trong các chương trình đổi mới, cải cách, phát triển chính sách kinh tế - xã hội, đóng vai trò dẫn dắt của cả nước, đều có dấu ấn rất lớn của những nhà lãnh đạo giỏi, những nhà cải cách đặc biệt mà người dân ưu ái gọi là “các bậc hiền tài”. TS - nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, nhận định: Trong kỷ nguyên mới, việc tìm kiếm và thu hút hiền tài cho bộ máy công vụ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nếu TP muốn đạt được các mục tiêu quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội hướng tới tầm nhìn tương lai là TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, hội nhập theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Hiền tài đóng góp lớn cho thành tựu 50 năm . Nhìn lại 50 năm TP.HCM phát triển, ông nhìn nhận vai trò của những người có đức, có tài tham gia cống hiến cho TP ra sao? + TS - nhà báo Nhị Lê: Còn nhớ, ngay sau khi đất nước Việt Nam mới khai sinh cách đây 80 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân tìm đến hiền tài để mời họ làm việc cho cách mạng. Bác gửi thư đến tận các làng xã, mong chờ người tài đức được tiến cử để chung vai gánh vác việc quốc gia đại sự. Với TP.HCM, khi đất nước thống nhất năm 1975, Hội Trí thức yêu nước TP.HCM cũng được thành lập, do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (khi đó là bí thư Thành ủy) trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Bản thân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã là một hiền tài, được nhiều lãnh đạo, trí thức nhận xét là nhà lãnh đạo tuy không được học hành bài bản nhưng rất thông minh, nhạy bén, quan trọng là ông biết tự học từ cuộc sống xung quanh, rất tận dụng nhân tài nên dám đưa ra các quyết sách lớn, có tính cách mạng. Công cuộc tái thiết và phát triển TP.HCM sau năm 1975, đặc biệt khi TP thí điểm các hoạt động cải cách, mở đường cho công cuộc đổi mới từ Đại hội VI năm 1986, có dấu ấn đặc biệt của ông Võ Văn Kiệt và giới trí thức. Một mục tiêu rất quan trọng mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi còn là người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM giai đoạn sau thống nhất là giữ chân bằng được lực lượng trí thức, những người có đức, có tài ở lại xây dựng TP. Ông Kiệt rất cởi mở, ưu ái, dành nhiều thời gian và không gian để lắng nghe Việc xây dựng đội ngũ trí thức có vai trò rất quan trọng để TP.HCM phát triển theo định hướng trở thành TP toàn cầu. Trong ảnh: Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (phải) trao bằng khen cho công dân trẻ tiêu biểu TP. Ảnh: HẢI NHI Sinh viên khoa Cơ khí, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành sản xuất tự động hóa. Ảnh: THUẬN VĂN hiền tài hiến kế, nhất là các nội dung giàu tính đổi mới. Quan điểm về tầm quan trọng của hiền tài về sau, năm 2005, khi đã về hưu, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đúc kết rất rõ: “Nhìn ra thế giới, càng nghiệm thấy rằng tài nguyên lớn nhất cho mọi quốc gia chính là tài nguyên con người. Nếu quy tụ được sức người thì nhiều nguồn lực khác cũng có thể được quy tụ. Con người mà không quy tụ thì mọi nguồn lực khác cũng rơi rụng”. Ngoài ông Võ Văn Kiệt, TP.HCM cũng từng có nhiều nhà cải cách lớn như đồng chí Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ… TP phát triển vượt bậc, trở thành đầu tàu của cả nước về nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội, đều có dấu ấn to lớn của nhiều bậc hiền tài, trong rất nhiều lĩnh vực, từ quản trị - lãnh đạo, kinh tế, văn hóa, xã hội đến giáo dục, y tế… Thực tiễn cho thấy sự thành công của TP ngoài đến từ những đường lối chính trị đúng đắn thì nhân tố quyết định chính là đội ngũ cán bộ, trước hết đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp và bộ máy tổ chức tương xứng. Giải quyết khó khăn, thách thức . Quan sát việc thu hút người có đức, có tài vào bộ máy công vụ tại TP.HCM, ông có nhận xét như thế nào? + Mới đây, khi làm với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM, khẳng định TP luôn luôn xác định con người là yếu tố then chốt, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các chính sách ưu đãi để thu hút hiền tài cho khu vực công vẫn còn khiêm tốn, khó cạnh tranh khu vực tư nhân. Trong suốt giai đoạn 20182024, chương trình tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ của TP chỉ tuyển được năm viên chức và bốn công chức. Số lượng chuyên gia, nhà khoa học ký hợp đồng trong khu vực công cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu xét trên quy mô cả trăm ngàn cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trên địa bàn TP thì “Đốt đuốc” tìm kiếm, Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, hiền tài sẽ là nhân tố quyết định đến sự thành công trong thực hiện các mục tiêu lớn, hướng tới TP toàn cầu. ĐỖ THIỆN thực hiện 50 năm TP.HCM tạo cảm hứng, tiên phong tiến vào kỷ nguyên mới - Bài 4 Ý kiến Tinh giản bộ máy chú trọng giữ chân người tài Theo lãnh đạo TP.HCM, trong năm 2025, gắn với hoạt động tinh gọn, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, TP sẽ rà soát lại quy trình công vụ. TP sẽ tập trung xây dựng đội ngũ công chức tài năng, ưu tú. Do đó, TP sẽ áp dụng nhiều chính sách về tuyển dụng, đào tạo, tiến cử, đề bạt cũng như các chính sách chăm lo về nhà ở… Tiêu điểm TS - nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Điều rất quan trọng nữa là TP.HCM cần phát huy vai trò của người dân trong phát hiện, phản ánh, kiến nghị, hiến kế xây dựng công việc, thực hiện các dự án, nhiệm vụ nhà nước.

5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Năm 17-4-2025 rõ ràng việc “trải thảm đỏ” cho người tài vào cống hiến trong khu vực công lập vẫn còn rất khó khăn, thách thức. Những khó khăn này đã được lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền TP nhận thức. TP đã nỗ lực tận dụng cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98/2023/QH15 để nghiên cứu, ban hành các chính sách vượt trội hơn về thu nhập, đãi ngộ cho người trọng dụng người tài TP.HCM tìm nhân tài ra sao? + Trong kỷ nguyên mới, TP.HCM đảm nhận những trọng trách rất lớn, có tính dẫn dắt về phát triển kinh tế - xã hội, điển hình như thực hiện kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia… Đặc biệt, TP sẽ mở rộng địa giới hành chính, không gian phát triển sau khi sáp nhập, hợp nhất với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành siêu đô thị (megacity) có tầm ảnh hưởng ở khu vực và hướng tới mô hình TP toàn cầu. Trong bối cảnh đó, TP rất cần đến đội ngũ cán bộ vừa đảm bảo năng lực trí tuệ, vừa có phương pháp và phong cách làm việc hiệu quả. Sẽ có nhiều cách thức, giải pháp để TP tìm kiếm, tuyển chọn người tài nhưng điều quan trọng nhất là phải chủ động. Tôi muốn nhắc lại sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới các làng, xã để tìm kiếm sự tiến cử người hiền tài cho cách mạng, trong thư có đoạn:“Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân…”. Soi chiếu đến hiện nay, chỉ riêng TP.HCM đã có hơn chục triệu dân; cả nước có hơn trăm triệu dân, chắc chắn hiền tài sẽ rất nhiều, chỉ chờ lãnh đạo TP chủ động, dù có phải “đốt đuốc” cũng phải đi tìm, phát hiện từ đơn vị cơ sở, kể cả người trong Đảng lẫn người ngoài Đảng; có giải pháp quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng; tạo môi trường nuôi dưỡng tài năng lâu dài. Quan trọng là người tài thường táo bạo, nghĩ cái mới, làm cái mới nên ngoài việc trọng dụng cũng phải có giải pháp bảo vệ họ. Tôi thấy dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi hiện nay có đề xuất luật hóa việc miễn trách nhiệm với cán bộ “dám nghĩ, dám làm”. TP.HCM cần nghiên cứu và có những đề xuất cụ thể. Về hình thức chọn, TP có thể thi tuyển, bầu tuyển, tiến tuyển, ứng tuyển hay áp dụng các hình thức tín tuyển, tranh tuyển hay khảo tuyển. Mỗi cách thức tuy khác nhau về hình thức nhưng đều phải bám vào các yêu cầu chung, cụ thể là xác định được tiêu chuẩn, trách nhiệm, cấp độ tuyển chọn cụ thể, các chỉ số đánh giá rõ ràng. Để làm tốt điều ấy, cần xây dựng thể chế tuyển dụng chặt chẽ, thống nhất, minh bạch. Song song đó, cũng cần các cơ chế sa thải, bãi miễn rõ ràng, thuyết phục. TP cũng cần có cơ quan, tổ chức phụ trách vấn đề tuyển dụng nhân tài. Trong vận hành, cần đổi mới hệ thống và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo đãi ngộ xứng đáng với năng lực, cống hiến; có các định chế thưởng - phạt nhất quán, tiến bộ. Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực thực thi Một TP hướng đến quy mô, tầm vóc toàn cầu cần một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có khả năng thực hiện hiệu quả các trọng trách lớn lao. TS HOÀNG VĂN TÚ, Học viện Cán bộ TP.HCM Việc xây dựng đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức về đạo đức dù ở thời kỳ nào cũng rất cần thiết. Điều này càng trở nên đặc biệt trong kỷ nguyên mới - được Tổng Bí thư Tô Lâm xác định từ năm 2026. Trong đó, với những địa phương đang giữ những trọng trách lớn như TP.HCM, việc xây dựng đội ngũ nhân lực công vụ càng trở nên quan trọng, đóng vai trò “then chốt của then chốt”. Cán bộ phải đủ năng lực thực thi chính sách Với các nhiệm vụ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Quán triệt sâu sắc vai trò của công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”, có ý nghĩa quyết định mọi thành công của cách mạng nước ta cả trước mắt và lâu dài… Quan trọng và cấp bách lúc này, TP.HCM cần chú trọng việc xây dựng, đào tạo đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức có đủ năng lực dẫn dắt và thực thi chính sách. TP.HCM là đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội phía Nam, cũng là địa phương thực hiện nhiều chính sách nhất vừa mang tính đặc thù vừa phản ánh sự kỳ vọng của người dân TP và của cả nước. Do đó, để thực hiện được các nhiệm vụ nặng nề của TP đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực cao. Muốn vậy, TP cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảng viên, công chức, viên chức đúng yêu cầu công việc; cần thực hiện vì công việc mà chọn người. Điều quan trọng nhất là phải đào tạo cán bộ có chuyên môn hóa ngày càng cao, không đào tạo đảng viên, công chức, viên chức theo đủ tiêu chuẩn bằng cấp; đào tạo chuyên môn phải phục vụ được cho công việc. TP.HCM cũng cần đổi mới chính sách đãi ngộ đối với đảng viên, công chức, viên chức. Đây là điều kiện quan trọng nhất để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; là điều kiện để đảng viên, công chức, viên chức yên tâm công tác và phấn đấu vì sự nghiệp, hạn chế những biểu hiện tiêu cực, tham ô, tham nhũng. Ngoài ra, trên cơ sở chính sách tiền lương tốt có thể áp dụng các thang đo đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành công việc; qua đó loại bỏ những người không đủ năng lực, phẩm chất ra khỏi hệ thống chính trị. Song song đó, cần tạo lập môi trường làm việc, điều kiện làm việc tốt hơn. Người đảng viên, công chức, viên chức có thể phát huy được năng lực, sở trường công tác hay không phụ thuộc rất lớn vào môi trường làm việc. Vì vậy cần xây dựng và hoàn thiện các thể quy định về môi trường làm việc, điều kiện làm việc. Cần tiếp tục xây dựng chính sách đặc thù phát hiện và đầu tư các tài năng trẻ. Chú trọng các nguồn từ các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học… Các tài năng được phát hiện cần được tạo điều kiện, cơ chế riêng, có thể ký hợp đồng, chấp nhận những đầu tư mang tính đặc thù cho từng tài năng trong từng lĩnh vực. Khắc phục hạn chế trong quy hoạch cán bộ Để chính sách tuyển chọn nhân tài trở nên hiệu quả, TP.HCM cũng cần vượt qua được những hạn chế còn tồn tại. Đó là khó khăn về cơ chế, chế độ đãi ngộ. Khi chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn sẽ khó tuyển dụng, giữ chân được đảng viên, công chức, viên chức có năng lực cao trước những sự mời gọi từ bên ngoài. TP.HCM cần khắc phục những hạn chế trong công tác quy hoạch đảng viên, công chức, viên chức. Trong đó chú trọng về tính khoa học của công tác quy hoạch bảo đảm tạo nguồn phù hợp, điều quan trọng là phải tạo ra sự cạnh tranh công bằng; có như thế thì những người được quy hoạch phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện để được thừa nhận, từ đó hoàn thiện bản thân hơn. TP cũng cần thấy rõ những hạn chế trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ, những kỹ năng cần thiết cho từng công việc. Lâu nay, việc xác định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng vẫn thường được đánh giá qua bằng cấp, chứng chỉ đạt được, chưa có nhiều đo lường được lượng hóa. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần khắc phục ngay tình trạng đảng viên, công chức, viên chức hạn chế về khả năng vận dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào các công việc. Hơn nữa, cần sớm hoàn thiện chính sách sử dụng đảng viên, công chức, viên chức; lấy tiêu chí phẩm chất, năng lực để bố trí, sử dụng cán bộ; xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong công tác cán bộ như dựa trên yếu tố hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, bằng cấp, địa phương, vùng miền… TP.HCM cần ưu tiên hoàn thiện chính sách đổi mới khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động thực tiễn. Để làm được điều đó cần có chính sách đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền tảng khoa học, công nghệ; xây dựng chính sách, tổ chức đào tạo cho đảng viên, công chức, viên chức về khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo. THANH TUYỀN ghi TP.HCM cần tiếp tục xây dựng chính sách đặc thù phát hiện và đầu tư các tài năng trẻ. Trong ảnh: Cán bộ giải quyết thủ tục cho dân. Ảnh: HOÀNG GIANG làm thay đổi không chỉ TP mà còn tạo ra nguồn cảm hứng và trào lưu đổi mới của cả nước. Nhìn lại lịch sử phát triển của TP, ngoài vai trò dẫn dắt, tiên phong của những nhà lãnh đạo và cán bộ, đảng viên, TP cũng chú trọng thu hút, đào tạo và sử dụng được đội ngũ chuyên gia, trí thức, nhà khoa học tài năng, tâm huyết để hiến kế, góp ý cho TP xây dựng chính sách, thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là điểm quan trọng mà không phải nơi nào cũng làm được và làm tốt như TP, cho thấy tinh thần chịu lắng nghe của lãnh đạo TP. THANH TUYỀN ghi tài, bao gồm thu nhập, trợ cấp, chính sách nhà ở, phúc lợi và an sinh xã hội; đồng thời TP cũng phối hợp và linh hoạt áp dụng Nghị định 140 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ nhằm tạo sự đột phá về thu hút nhân tài trong thời gian tới. . Xin cám ơn ông.• Cần khắc phục ngay tình trạng đảng viên, công chức, viên chức hạn chế về khả năng vận dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào các công việc.

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Năm 17-4-2025 Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng được yêu cầu rà soát, nghiên cứu, bảo đảm việc sửa đổi, bổ sung không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự. Bên cạnh đó, đánh giá kỹ lưỡng hơn nữa ưu, nhược điểm, tác động của việc mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; việc nâng hình phạt tù có thời hạn lên 30 năm và bổ sung hình phạt tù chung thân không xét giảm án. Bộ Công an chịu trách nhiệm về nội dung tiếp thu, hoàn thiện dự án BLHS (sửa đổi); chủ động báo cáo, giải trình trong quá trình thẩm tra, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án bộ luật. Trên cơ sở tiếp thu, hoàn thiện dự án BLHS (sửa đổi), Chính phủ giao bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ về dự án BLHS (sửa đổi), trình Quốc hội. Không trái với các nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương Đối với dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), Chính phủ lưu ý việc sửa đổi này kết hợp với sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người. Nghị quyết nêu rõ Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an trình. Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến thành viên Chính phủ và ý kiến tại phiên họp, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi). Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ một số yêu cầu khi hoàn thiện hồ sơ dự án luật. Cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc phạm vi sửa đổi, bổ sung; tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự hiện hành, bảo đảm phù hợp với các quan điểm, chỉ đạo của Đảng và yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị quyết 190/2025/ QH15 của Quốc hội về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Chính phủ giao Bộ Công an rà soát kỹ các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị và Trung ương liên quan đến cơ quan điều tra của VKSND Tối cao. “Việc không tổ chức cơ quan điều tra của VKSND Tối cao không trái với các nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương, Chính phủ ĐỨC MINH - NGUYÊN THẢO Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 88/NQ-CP về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4-2025. Đánh giá kỹ đề xuất nâng hình phạt tù có thời hạn lên 30 năm Đáng chú ý, nghị quyết nêu rõ đối với dự án BLHS (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự thảo BLHS (sửa đổi) do Bộ Công an trình. Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến thành viên Chính phủ và ý kiến tại phiên họp, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án BLHS (sửa đổi). Chính phủ yêu cầu Bộ Công an nghiên cứu, cân nhắc kỹ thêm về phạm vi sửa đổi, bổ sung; lựa chọn những vấn đề bất cập, rất cấp bách của BLHS hiện hành để có phương án xử lý tối ưu, phù hợp, hiệu quả. Việc này nhằm sửa đổi, bổ sung ngay một số điều theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Chính phủ thống nhất việc không tổ chức cơ quan điều tra của VKSND Tối cao thống nhất với việc không tổ chức cơ quan điều tra của VKSND Tối cao theo đúng quy định của Hiến pháp” - nghị quyết nêu rõ trường hợp Quốc hội có ý kiến khác, Đảng ủy Chính phủ thống nhất với Đảng ủy Quốc hội báo cáo xin ý kiến của cấp có thẩm quyền. Ngoài ra, nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chịu trách nhiệm về nội dung tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); chủ động báo cáo, giải trình trong quá trình thẩm tra, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật. Trên cơ sở tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), giao bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), trình Quốc hội.• Nghị quyết nêu rõ tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4-2025, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến đối với sáu dự án luật, nghị quyết để trình Quốc hội nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013. Cùng với đó, tháo gỡ ngay những vướng mắc, bất cập có nguyên nhân từ quy định của pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho đầu tư kinh doanh, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho những vấn đề mới, xu hướng mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng đạt mục tiêu 8% trong năm 2025, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng hai con số. Sáu dự án luật, nghị quyết được cho ý kiến tại phiên họp gồm: BLHS (sửa đổi), Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch, Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam và nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Chính phủ thảo luận, cho ý kiến đối với sáu dự án luật, nghị quyết Chính phủ thống nhất với việc không tổ chức cơ quan điều tra của VKSND Tối cao theo đúng quy định của Hiến pháp; trường hợp Quốc hội có ý kiến khác, Đảng ủy Chính phủ thống nhất với Đảng ủy Quốc hội báo cáo xin ý kiến của cấp có thẩm quyền. Lãnh 6 năm tù vì nhận 100 triệu đồng để bỏ qua vi phạm hành chính Ngày 16-4, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạ t bị cáo Nguyễn Hữu Chất (34 tuổi, cựu cán bộ Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Thủ Đức, TP.HCM) sáu năm tù về tội nhận hối lộ. Bị cáo Chất bị VKSND TP.HCM truy tố tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 355 BLHS. Theo cáo trạng, chiều 10-7-2023, tổ tuần tra thuộc Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Thủ Đức (gồm ông NDT làm tổ trưởng, Nguyễn Hữu Chất và hai tổ viên khác) phát hiện Nguyễn Hồ Ngân có biểu hiện nghi vấn nên kiểm tra. Qua kiểm tra điện thoại, tổ công tác phát hiện trong điện thoại Ngân có nhiều tin nhắn cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Khi tổ đang đi xác minh, Chất “tranh thủ” đưa Ngân xuống khu vực bếp và hỏi “giờ muốn thế nào?”. Sợ bị xử lý hình sự nên Ngân muố n nộ p phạt và nó i sẽ mượ n đượ c 100 triệu đồng. Sau đó , Chất chở Ngân ra trụ ATM rút tiền đưa lại cho Chất. Đến khuya cùng ngày, tổ tuần tra đã giao Ngân lại Công an phường Thạnh Mỹ Lợi làm rõ và xử lý hành vi cho vay lãi nặng. Quá trình làm việc, Ngân đã khai việc bị Chất lấy 100 triệu đồng cùng một điện thoại. Công an phường này đã báo cáo sự việc cho Ban chỉ huy Công an TP Thủ Đức biết. Kết quả xác minh thể hiện Ngân cho sáu người vay tiền với lãi suất 20%/24 ngày và thêm 5% phí dịch vụ, tổng số tiền cho vay là 25 triệu đồng (thu lợi 10 triệu đồng), chưa đến mức xử lý hình sự. Ngân đã bị xử phạt hành chính 15 triệu đồng. Tại tòa, Chất không chối bỏ hành vi nhận tiền của Ngân như trước đó. Đồng thời, bị cáo này thay đổi lời khai, cho rằng việc nhận tiền là làm theo chỉ đạo của ông NDT. Theo HĐXX, hành vi của bị cáo Chất đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp nhận lợi ích vật chất từ Ngân, hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ. Bị cáo Chất có các tình tiết giảm nhẹ như tự nguyện giao nộp 100 triệu đồng, thành khẩn nhận tội và ăn năn hối cải, giúp cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, xử lý vụ án. Đối với ông NDT, HĐXX đã nhiều lần trả hồ sơ để điều tra làm rõ hành vi của Ngân, ông T cùng hai thành viên của tổ công tác nhưng VKS vẫn giữ quan điểm truy tố. Do giới hạn của việc xét xử, HĐXX chỉ xét xử đối với bị cáo Chất. HĐXX kiến nghị Công an TP.HCM, VKSND TP.HCM tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của Ngân, ông T cùng hai cán bộ cảnh sát hình sự để đảm bảo công bằng pháp luật. SONG MAI phapluat@phapluattp.vn Theo Chính phủ, việc không tổ chức cơ quan điều tra của VKSND Tối cao không trái với các nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4-2025. Ảnh: VGP Bị cáo Nguyễn Hữu Chất tại phiên tòa. Ảnh: SM

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==