SỐ 085 (7358) - Thứ Sáu 18-4-2025 Tổng Bí thư: Ưu tiên dùng trụ sở dôi dư làm trường học, nơi sinh hoạt cộng đồng CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn 50 NĂM TP.HCM TẠO CẢM HỨNG, TIÊN PHONG TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN MỚI - BÀI CUỐI Định vị siêu đô thị toàn cầu vì chất lượng sống người dân Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là hướng đi trọng tâm của TP.HCM trong kỷ nguyên mới. Ảnh: HOÀNG QUÂN Nông sản Việt có thêm “giấy thông hành” vào thị trường Trung Quốc Chưa có căn cứ để đề xuất tăng lương cơ sở trong năm 2026 Tên phường, xã mới ở TP.HCM: Gắn kết giữa truyền thống và hiện đại Ngẫm về đích đến của “siêu đô thị” TP.HCM TP.HCM sau 50 năm phát triển, từ những ngày thống nhất đến giai đoạn đổi mới, hội nhập, đến nay đã hội tụ đủ những điều kiện và nền tảng để tiến vào kỷ nguyên vươn mình, hướng tới vị thế TP toàn cầu. (Xem tiếp trang 4+5) TP.HCM - 50 NĂM PHÁT TRIỂN NHÀ Ở, HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ ĐÁNG SỐNG - BÀI 3 Quyết sách nhà ở của TP.HCM: Nâng tầm cuộc sống đô thị trong so nay trang 4+5 trang 14 trang 8+9 trang 11 trang 6 trang 3
2 Thời sự - Thứ Sáu 18-4-2025 thoisu@phapluattp.vn Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ chín, ngày 17-4, tại Lạng Sơn, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã hội đàm với Thượng tướng Đổng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Tại hội đàm, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết trên cơ sở nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, thời gian qua, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương được hai bên thúc đẩy, triển khai hiệu quả thực chất, là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Thượng tướng Đổng Quân nhấn mạnh giao lưu được tổ chức ngay sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, cho thấy quyết tâm của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong việc chung tay vun đắp tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung, góp phần tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Hai bộ trưởng chứng kiến ký kết văn bản khung kết nghĩa giữa Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Trạm hội ngộ hội đàm Bằng Tường, Bộ đội biên phòng khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). PV • Sập nhà xưởng, 3 người tử vong. Đến trưa 17-4, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với các cơ quan liên quan đang khám nghiệm hiện trường để điều tra vụ sập nhà xưởng trong Khu công nghiệp Đất Cuốc (huyện Bắc Tân Uyên) đang thi công khiến ba công nhân tử vong. L.ÁNH • 2 dì cháu chết trong phòng trọ bị khóa ngoài. Chiều 17-4, các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Bình Dương phong tỏa hiện trường để điều tra vụ hai dì cháu là bà H (49 tuổi) và cháu gái tên M (20 tuổi, cùng quê Đồng Tháp) chết trong phòng trọ bị khóa cửa. L.ÁNH Ngày 17-4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Donal Brown, Phó Chủ tịch Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), nhân dịp ông sang Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị IFAD tăng cường cho vay vốn ưu đãi và thúc đẩy viện trợ không hoàn lại đối với các dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát thải thấp, hỗ trợ nông dân cơ giới hóa sản xuất, đầu tư vào dây chuyền sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tăng năng suất lao động và giá trị các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị IFAD cùng với các đối tác khác hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công dự án trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, thúc đẩy phát triển thị trường carbon, hỗ trợ nông dân ở các địa phương vùng sâu, vùng xa. Phó Chủ tịch IFAD Donal Brown khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam trong chia sẻ thông tin, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và đối tác công - tư. NGỌC DIỆP Ngày 17-4, Đảng ủy các cơ quan Đảng TP.HCM tổ chức Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Đảng bộ (mở rộng) để đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy trong hơn hai tháng qua; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong ba tháng của quý II-2025. Phát biểu bế mạc, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng TP.HCM, đánh giá: “Hai tháng qua, Đảng ủy các cơ quan Đảng TP đã sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, các cơ quan tham mưu giúp việc, kịp thời triển khai công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, vì mới vận hành nên vẫn còn chưa trơn tru, vẫn còn phải tiếp tục hoàn thiện”. Ông Nguyễn Thanh Nghị nhận định trong quý II-2025 có rất nhiều nhiệm vụ phải thực hiện liên quan đến tinh gọn, tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh… Đến tháng 5, TP phải báo cáo với Chính phủ về các đề án sắp xếp. “Quá trình xây dựng đề án phải đảm bảo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã gần dân, sát dân hơn, phục vụ người dân tốt hơn nhưng cũng phải phù hợp với đặc thù của TP.HCM, đảm bảo quản lý tốt hơn” - theo ông Nghị. Song song đó, TP.HCM cũng phối hợp với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu để xây dựng đơn vị hành chính mới, đảm bảo phát huy, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, động lực sau khi sáp nhập… THANH TUYỀN UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-42025). UBND TP.HCM đã rà soát, lựa chọn sáu dự án. Theo đó, bốn dự án tổ chức khánh thành bao gồm: Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa (quận Tân Bình); xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; xây dựng mới BV đa khoa khu vực Hóc Môn. Hai dự án tổ chức khởi công gồm: Đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (huyện Cần Giờ) và dự án đường vành đai 2 TP.HCM. Trong khi đó, Sở Giao thông công chánh TP.HCM vừa có thông báo sẽ tạm ngưng thi công các công trình có tổ chức đào đường, vỉa hè trong phạm vi kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn TP từ ngày 29-4 đến hết 1-5. N.NGỌC - Đ.TRANG Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Donal Brown, Phó Chủ tịch Quỹ IFAD. Ảnh: VGP Chủ tịch nước chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ Ngày 17-4, theo TTXVN, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đã tham dự, chứng kiến chuyến bay của tàu New Shepard và trao thư của Chủ tịch nước Lương Cường cho người phụ nữ gốc Việt Amanda Nguyễn vào ngày 16-4. Trong thư, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng và tự hào khi lần đầu tiên có một phụ nữ Việt Nam bay vào vũ trụ, khẳng định tài năng và trí tuệ của người Việt Nam tại Mỹ và trên thế giới. Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam đánh giá cao những đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt tại Mỹ vào sự phát triển và tiến bộ của Mỹ, cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt - Mỹ. Chủ tịch nước đánh giá cao hợp tác giữa cô Amanda Nguyễn và Trung tâm Vũ trụ quốc gia Việt Nam (VNSC), giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam. Trước đó, ngày 14-4 (giờ địa phương), Công ty Blue Origin đã tổ chức chuyến bay của tổ hợp tàu - tên lửa New Shepard với phi hành đoàn sáu phụ nữ, trong đó có Amanda Nguyễn. Chuyến du hành của tàu New Shepard thành công tốt đẹp khi lên tới độ cao 100 km trong không gian và trở về an toàn. PV Hà Nội lập tổ công tác đôn đốc thực hiện nhóm nhiệm vụ “làn xanh” UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2065/ QĐ-UBND ngày 16-4 về việc thành lập tổ công tác liên ngành theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện nhóm nhiệm vụ “làn xanh” của TP. Theo quyết định, tổ công tác gồm 18 thành viên do ông Trần Đình Cảnh, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ, làm tổ trưởng. Tổ phó là ông Mai Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Nội vụ. Tổ công tác có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc tinh gọn thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa quy trình và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ trong các nhóm nhiệm vụ “làn xanh”. Tổ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị liên quan đến chậm trễ hồ sơ và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện lên UBND TP. T.PHÚ Nghiêm cấm tiêu cực trong giám định BHYT BHXH Việt Nam vừa đề nghị BHXH khu vực, BHXH các tỉnh, thành tăng cường công tác giám định BHYT. Theo đó, các đơn vị nêu trên cần chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ sở khám chữa bệnh trong tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT và các quy định liên quan. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của cơ sở khám chữa bệnh về thông tin trong hồ sơ bệnh án, số liệu, dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT… BHXH Việt Nam cũng đề nghị các đơn vị và BHXH các địa phương tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả đối với viên chức quản lý, viên chức, người lao động trong thực hiện công tác giám định BHYT; nghiêm cấm các hành vi tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ. V.LONG Giá xăng chỉ còn hơn 18.000 đồng/lít Chiều 17-4, Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc gửi các doanh nghiệp đầu mối, phân phối xăng dầu về việc điều hành giá xăng dầu. Liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định giá xăng dầu như sau: Xăng E5 giảm 384 đồng/lít, còn 18.498 đồng/lít. Xăng A95 giảm 351 đồng, còn 18.856 đồng/lít. Dầu diesel giảm 206 đồng/lít, dầu hỏa giảm 229 đồng/lít với giá mới của dầu diesel không cao hơn 17.037 đồng/lít, dầu hỏa không cao hơn 17.184 đồng/lít. Riêng dầu mazut tăng nhẹ 58 đồng/kg, giá mới là 15.960 đồng/kg. A.HIỀN ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Thủ tướng đề nghị IFAD hỗ trợ Việt Nam phát triển thị trường tín chỉ carbon Ông Nguyễn Thanh Nghị nêu những yêu cầu khi sắp xếp cấp xã TP.HCM khánh thành, khởi công 6 dự án chào mừng lễ 30-4 Tin vắ n
3 Thời sự - Thứ Sáu 18-4-2025 thoisu@phapluattp.vn TRỌNG PHÚ Ngày 17-4, Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội tiếp xúc cử tri ba quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. Đến năm 2045 trở thành đất nước có thu nhập cao Tại buổi tiếp xúc, đông đảo cử tri bày tỏ quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước thời gian qua trên mọi mặt trận ngoại giao, kinh tế, đặc biệt là việc sắp xếp các đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả. Chia sẻ với cử tri, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết từ đầu năm 2025, bối cảnh tình hình thế giới rất phức tạp. “Việt Nam đang đối mặt với những thách thức mới từ chính sách thương mại và thuế quan của Mỹ” - Tổng Bí thư nói và nhận định chúng ta phải chủ động ứng phó, nâng cao khả năng phòng vệ thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người lao động Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam. Theo Tổng Bí thư, vừa qua Trung ương, Chính phủ đã có những ứng phó bước đầu, giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm, chắc chắn “cuộc chiến” này còn rất phức tạp nhưng chúng ta có những điều kiện để thích ứng. Ở góc độ khác, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng “trong nguy có cơ” vì trước thách thức ấy, Việt Nam cũng có cơ hội để xem xét lại định hướng, chương trình phát triển, làm sao cho phù hợp để nền kinh tế đủ sức chống chọi với rủi ro. Đặc biệt, Tổng Bí thư lưu ý trong bất cứ tình huống nào cũng không để bị động, bất ngờ và phụ thuộc. Bên cạnh đó, theo Tổng Bí thư, phải duy trì tăng trưởng kinh tế với mục tiêu trước mắt đạt mức 8% trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số vào những năm tiếp theo. Ông cũng đề cập một nội dung lớn khác được Trung ương bàn là việc chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, trong đó có việc hoàn thiện các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng. Cụ thể, Hội nghị Trung ương 11 đã đưa vào nhiều điểm mới trong dự thảo văn kiện như xác lập mô hình tăng trưởng mới, xây dựng nền giáo dục quốc dân hiện đại, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của kinh tế quốc gia, tập trung phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số… Tổng Bí thư đề cập ba nhiệm vụ chiến lược, quan trọng, mà trước hết là duy trì hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, để mọi người dân được sống trong hòa bình, ổn định và hạnh phúc. “Năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, chúng ta hiểu rõ giá trị hòa bình và những khó khăn khi xảy ra xung đột, ta không sợ nhưng phải ngăn chặn, không chỉ hòa bình cho chúng ta mà còn hòa bình cho khu vực và thế giới” - Tổng Bí thư nhấn mạnh. Tổng Bí thư cho rằng nhiệm vụ thứ hai là phát triển đất nước với hai mục tiêu 100 năm, trong đó xác định đến năm 2045 Việt Nam thành nước phát triển, có thu nhập cao. “Vậy định nghĩa thu nhập cao là như thế nào? Là người dân có thu nhập trung bình 20.000-25.000 USD. Chúng ta hiện giờ chưa được 5.000 USD, so với định mức thu nhập cao còn thiếu 15.000-20.000 USD nữa nên ta không thể chậm trễ hơn và không thể lãng phí thời gian” - Tổng Bí thư nhấn mạnh. Tổng Bí thư lưu ý thế giới đang phát triển rất nhanh và không đợi chúng ta, nếu để khoảng cách phát triển quá xa giữa Việt Nam và thế giới, chúng ta sẽ bị tụt hậu. Nhiệm vụ chiến lược thứ ba Tổng Bí thư đề cập là nâng cao đời sống cho nhân dân. “Đất nước hòa bình, ổn định, đời sống nhân dân phải được cải thiện và nâng cao” - ông Tô Lâm nhấn mạnh. Bộ máy tinh gọn giúp giảm chi tiêu, tiết kiệm ngân sách Tổng Bí thư cho biết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII vừa qua đã đưa ra nhiều quyết sách chiến lược, trong đó tập trung hai vấn đề lớn, gồm có chủ trương triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương, chuyển mô hình thụ động sang phục vụ nhân dân, kiến tạo phát triển đất nước. “Việc sắp xếp đơn vị hành chính ở địa phương được xác định trên tinh thần khoa học đột phá, mở rộng không gian phát triển mới cho địa phương và đất nước” - Tổng Bí thư nói và cho rằng việc này tạo dư địa phát triển cho từng địa phương, giúp bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, khi bộ máy tinh gọn sẽ giúp giảm biên chế, giảm chi tiêu, tiết kiệm ngân sách để dành nguồn lực cho nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. “Giai đoạn 1 của việc sắp xếp Trung ương đã gương mẫu làm trước với việc sắp xếp Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội vào sáng 17-4. Ảnh: HNY Tổng Bí thư: Ưu tiên dùng trụ sở dôi dư làm trường học, nơi sinh hoạt cộng đồng Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh nên ưu tiên dùng trụ sở dôi dư sau sắp xếp các đơn vị hành chính để làm trường học, nơi sinh hoạt cộng đồng cho bà con nhân dân, tránh tình trạng lãng phí… tổ chức bộ máy của cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ và các cơ quan Trung ương. Việc này được đánh giá rất tốt, không ảnh hưởng đến hoạt động đối nội, đối ngoại, không ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung của đất nước và người dân, doanh nghiệp nói riêng” - ông nói. Theo Tổng Bí thư, trong giai đoạn 2 với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp phải phân cấp rõ Trung ương làm gì, tỉnh, thành làm gì và cấp xã làm gì. Việc này nhằm khắc phục bất cập trước đây khi có một nhiệm vụ nhưng cả ba cấp cùng làm, không rõ ranh giới và không rõ trách nhiệm đến đâu. “Bây giờ quy định rõ Trung ương phải lo chiến lược, lo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, còn lại phân cấp cho địa phương. Tổ chức lại cấp xã theo hướng đây là cấp chính quyền gần dân nhất, phục vụ mọi yêu cầu của nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân. Tất cả vấn đề của dân xã phải nắm được hết” - Tổng Bí thư nói. Chọn người đủ tầm để phục vụ nhân dân Tổng Bí thư cũng lưu ý việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cần tránh hai khuynh hướng. Một là sáp nhập các xã, phường quá rộng như một “cấp huyện thu nhỏ” dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được nhân dân. Hai là sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả. Đặc biệt, theo Tổng Bí thư, việc giải quyết thủ tục hành chính của dân phải ở cấp xã, phường, người dân không phải lên tỉnh, lên TP. Trước tâm tư của cử tri về việc lựa chọn cán bộ khi sắp xếp bộ máy, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là vấn đề then chốt của then chốt, phải chọn người đủ tầm, đủ tư duy, đủ trách nhiệm phục vụ nhân dân. “Bộ máy cơ quan nhà nước không phải nơi trú chân an toàn, một người cá nhân chủ nghĩa không có chỗ trong bộ máy đó” - Tổng Bí thư nói. Về tài sản công và trụ sở dôi dư sau sáp nhập, Tổng Bí thư khẳng định sẽ không có sự lãng phí nếu tính toán phương án sử dụng phù hợp. Ông nhấn mạnh cần ưu tiên dùng trụ sở các cơ quan dôi dư sau sáp nhập cho trường học và cơ sở y tế. “Bây giờ làm gì còn đất xây trường cho các cháu đi học. Cơ quan, trụ sở dôi dư có thể ưu tiên cải tạo, mở trường, mở lớp hoặc ưu tiên cho cơ sở y tế để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân” - Tổng Bí thư nói. Ông cũng gợi mở có thể tính toán dùng những cơ sở dôi dư sau sắp xếp này cho hoạt động công cộng phục vụ nhu cầu văn hóa, thể thao của người dân.• “Cơ quan, trụ sở dôi dư có thể ưu tiên cải tạo, mở trường, mở lớp hoặc ưu tiên cho cơ sở y tế để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân” - Tổng Bí thư nói. Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Hà Nội cần tiếp tục quan tâm sâu sắc đến việc bảo đảm chất lượng dạy và học, chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ em thủ đô. Tổng Bí thư phân tích Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn về việc tổ chức học hai buổi/ ngày đối với học sinh tiểu học và THCS. Theo Tổng Bí thư, tinh thần là không tăng thêm áp lực học tập cho học sinh, không tăng học phí, không làm tăng thêm dạy thêm, học thêm. TheoTổng Bí thư, Hà Nội nên“có chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí tại trường cho học sinh”, nhằm giảm áp lực lên các bậc phụ huynh không phải đưa đón con buổi trưa. Tổng Bí thư phân tích Hà Nội hiện có khoảng 1,2-1,3 triệu học sinh cấp tiểu học và THCS, nếu mỗi bữa ăn miễn phí khoảng 30.000 đồng, mỗi tháng Hà Nội phải chi khoảng 100 tỉ đồng. Một năm học chi phí hết khoảng 900 tỉ đồng. “Hà Nội quý I-2025 thu ngân sách khoảng 250.000 tỉ đồng thì dư sức”-Tổng Bí thư gợi mở. Theo Tổng Bí thư, TP Hà Nội nghiên cứu có thể triển khai từ năm học 2025-2026 đồng thời với việc miễn học phí thì rất tốt, có thể tăng suất ăn học đường để hỗ trợ phát triển thể chất cho các cháu. “Đấy là tôi gợi ý, các đồng chí tính toán việc này nhưng điều này cử tri rất đồng tình” - Tổng Bí thư nêu. Nên có chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm” - Tổng Bí thư Tô Lâm nói, đồng thời nhấn mạnh nếu mất an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thủ đô, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến chất lượng đô thị TP. Tiêu điểm
4 Thời sự - Thứ Sáu 18-4-2025 thoisu@phapluattp.vn ĐỖ THIỆN thực hiện Kể từ năm 1975 đến nay, TP.HCM là nơi tiên phong trong các hoạt động đổi mới, thí điểm nhiều cách làm hay, đột phá, làm mẫu cho cả nước. Tiếp tục phát huy tinh thần ấy trong kỷ nguyên mới, chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, ông Lâm Đình Thắng (ảnh), Thành ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN, nhận định: Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia trở thành một “cú hích” để TP tự tin hướng tới mục tiêu “trở thành TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, kết tinh các giá trị tiên tiến của châu Á và thế giới” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Nghị quyết 57 là “chìa khóa vàng” . Phóng viên: Nghị quyết 57 có ý nghĩa thế nào với TP.HCM, thưa ông? + Ông Lâm Đình Thắng: KHCN, CĐS theo tinh thần Nghị quyết 57. Bên cạnh đó là hai nhiệm vụ khác, bao gồm phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm về giao thông, hạ tầng số, y tế, giáo dục, xã hội, thể thao, hạ tầng cứng, hạ tầng mềm; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và giữ chân nhân tài phục vụ quá trình phát triển nhanh và bền vững của TP.HCM. Những trọng tâm lớn sắp tới . Khi thực hiện Nghị quyết 57, đâu là những định hướng trọng tâm nhất? + TP.HCM hiện đang tập trung phát triển mạnh các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao về KHCN, ĐMST và CĐS, ưu tiên các ngành có tiềm năng xuất khẩu và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong quá trình đó, TP sẽ tiếp tục cải thiện mạnh TP cũng tập trung phát triển thị trường tài chính, khuyến khích, tạo cơ chế thu hút vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng gắn với KHCN, ĐMST, CĐS. Đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP), tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công thông qua hình thức PPP. Xã hội hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấp các dịch vụ này, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ. . Là một trong những địa phương trọng điểm của cả nước thực hiện Nghị quyết 57, TP.HCM đảm nhận trọng trách này ra sao? + Nhìn lại 50 năm thống nhất đất nước, gần 40 năm đổi mới, có thể thấy TP.HCM được chọn là địa phương tiên phong thí điểm, khởi nguồn nhiều cơ chế, chính sách mới, nhất là những chính sách về kinh tế thị trường. Bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng và toàn diện, siêu đô thị hơn 10 triệu dân cũng được đánh giá là đầu tàu về phát triển kinh tế, một trong những trung tâm kinh tế - tài chính năng động bậc nhất đất nước và được các tổ chức quốc tế đánh giá là có tiềm năng lớn vươn ra thế giới. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng là nơi “đất lành” của rất nhiều “đại bàng” trong kinh doanh, đầu tư, KHCN, khởi nghiệp… Đặc biệt, TP còn được tiếp sức Trung ương và TP.HCM đều kỳ vọng TP sẽ phát triển thành TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động. Trong ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, làm việc với Thành ủy TP.HCM, tháng 8-2024. Ảnh: VGP Nhìn nhận được vai trò và tiềm năng của TP.HCM, suốt 50 năm qua, TP luôn là nơi được Trung ương chọn lựa để tiến hành những sáng kiến, cách làm hay trước khi lan tỏa những mô hình tiên tiến cho cả nước. Trong 40 năm từ năm 1982, Bộ Chính trị đã bốn lần ban hành các nghị quyết quan trọng để TP thụ hưởng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo ra những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Giống như truyền thuyết Thánh Gióng, khi triều đình ban “giáp sắt”, “ngựa sắt”, “roi sắt”, còn dân làng thì góp vải may áo, góp gạo nấu cơm để Gióng vươn mình, TP.HCM hiện cũng được Trung ương và các tỉnh, TP khác trong cả nước cung cấp nhiều điều kiện, không gian đặc biệt để vươn tầm trong kỷ nguyên giàu mạnh. Cụ thể, Trung ương đã thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù như Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 98 của Quốc hội, mở đường cho TP dám nghĩ những việc chưa từng nghĩ, dám làm những việc chưa từng làm, mang lại hiệu quả vượt trội chưa từng có. Trong khi đó, các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh sắp sáp nhập, hợp nhất với TP.HCM như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương cũng góp phần lớn vào tăng trưởng GRDP của TP ở mức cao; chia sẻ các áp lực về hạ tầng, giao thông, công nghiệp, dịch vụ; đóng góp vào chuỗi giá trị cung ứng mà TP đã và đang xây dựng cho đất nước, khu vực… Đó là lý do vì sao khi Trung ương quyết định sáp nhập, đúng hơn là hợp nhất hai địa phương trên với TP, không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà giới quan sát cũng rất kỳ vọng: TP.HCM có thể trở thành một siêu đô thị (megacity) hay thậm chí là một vùng đô thị (metropolitan area) trong tương lai không xa, đúng nghĩa là “TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, kết tinh các giá trị tiên tiến của châu Á và thế giới” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Những nền tảng và tiềm năng hiện có, nếu song hành cùng tư duy đột phá cùng chiến lược phát triển mạch lạc, chúng ta có quyền kỳ vọng và sẽ tự hào về một siêu đô thị TP.HCM có thể sớm sánh vai cùng Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia) hoặc thậm chí trong tương lai xa sẽ vươn lên không thua gì Thượng Hải của Trung Quốc, không kém gì Seoul của Hàn Quốc hay Dubai của Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Muốn như vậy, TP.HCM trong kỷ nguyên mới cần tận dụng được yếu tố “hội tụ đa tầng” giữa không gian đất, biển, hạ tầng sau khi hợp nhất. Xây dựng TP cần dựa vào tư duy đột phá về quy hoạch không gian kinh tế lẫn không gian Cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, TP.HCM đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế số lớn nhất cả nước với các chỉ tiêu cụ thể nhưng cũng đầy thách thức, như nằm trong nhóm 100 TP có hệ sinh thái khởi nghiệp và ĐMST năng động nhất toàn cầu vào năm 2030 và top 50 vào năm 2045; nằm trong nhóm ba tỉnh, TP dẫn đầu về ĐMST, CĐS… Để đạt được những mục tiêu này, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, TP cũng cần sự đồng hành, hỗ trợ từ Trung ương bằng những cơ chế, chính sách tạo điều kiện để TP thực hiện. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị có thể xem như một “chìa khóa vàng” khơi thông các điểm nghẽn, tạo thêm cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa nguồn lực, thu hút đầu tư, phát triển, tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp sức để TP đạt được các mục tiêu chiến lược. Ngay sau khi Nghị quyết 57 được ban hành, TP.HCM đã triển khai thực hiện một cách khẩn trương, nghiêm túc nhằm nhanh chóng đưa các cơ chế, chính sách vào đời sống. Đặc biệt, Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2024, đã xác định một trong ba nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để TP hướng đến những mục tiêu lớn và quan trọng chính là đẩy mạnh ĐMST, mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Lãnh đạo TP cũng nhiều lần khẳng định đặc biệt chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp cũng như phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực chất lượng cao; có các chính sách đãi ngộ cạnh tranh và môi trường làm việc chuyên nghiệp cho lực lượng này. Bên cạnh đó, TP.HCM chủ động thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, trong đó ưu tiên các dự án đầu tư công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng lớn và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Tăng cường hợp tác với các TP lớn, các tổ chức quốc tế và các quốc gia có nền kinh tế phát triển để học hỏi kinh nghiệm, thu hút nguồn lực tài chính, công nghệ và tri thức. Cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, TP.HCM đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế số lớn nhất cả nước. 50 năm TP.HCM tạo cảm hứng, tiên phong tiến vào kỷ nguyên mới - Định vị siêu đô thị toàn Ngẫm về đích đến của “siêu đô thị” TP.HCM (Tiếp theo trang 1) Với những nền tảng sau 50 năm phát triển cùng “cú hích” từ các động lực khoa học công nghệ, TP.HCM đang hướng đến “siêu đô thị” định vị toàn cầu.
5 an ninh, trong đó không gian kinh tế là vùng hoạt động, còn không gian an ninh là vùng bảo vệ. Hai không gian này như “răng” với “môi”, “môi hở thì răng lạnh”. Đặt trong tư duy phát triển đó, siêu đô thị TP.HCM tương lai phải vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế mạnh, vừa đảm bảo sự an tâm, khó bị tổn thương trước các tác động nội sinh hoặc ngoại sinh. Ví dụ, khi các nước lớn gia tăng rào cản thuế quan, xuất hiện xung đột, chiến tranh, thiên tai địch họa, hay các biến động khác thì người dân, doanh nghiệp (DN) ở TP có thể nhanh chóng thích ứng với mức tổn thương tối thiểu. Như vậy, đích đến cuối cùng của TP.HCM không đơn thuần là tăng trưởng hai con số, hay việc chạy đua trên các bảng xếp hạng quốc tế về TP thông minh, trung tâm tài chính quốc tế... mà là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống; mở rộng và hiện đại hóa không gian sinh sống, học tập, làm việc, vui chơi giải trí… của người dân cùng với cơ hội phát triển của DN. Nói cách khác, TP.HCM trong kỷ nguyên mới hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN. PGS-TS PHẠM THỊ THANH XUÂN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nghệ ngân hàng thuộc Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) rất lớn từ các nghị quyết của Trung ương, như Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị với các định hướng trọng tâm xoay quanh sự phát triển kinh tế - xã hội, KHCN… Từ sự ủng hộ mạnh mẽ này, TP có đủ động lực, nguồn lực và nền tảng để tiếp tục thí điểm những cái mới, đột phá trong lĩnh vực KHCN. Hướng đến trung tâm đổi mới sáng tạo quốc tế… . Nghị quyết 57 chia mục tiêu thành hai giai đoạn, một là đến năm 2030 và sau đó là tầm nhìn đến năm 2045. TP.HCM ưu tiên những hành động nào ở mỗi giai đoạn? + Ngay sau khi Nghị quyết 57 được ban hành, TP.HCM đã triển khai khẩn trương, nghiêm túc với những công việc trọng tâm. Trong đó, Thành ủy TP.HCM đã ban hành chương trình hành động cụ thể, tạo tiền đề để UBND TP triển khai các công việc, phân nhiệm, lộ trình đầy đủ. Từ đầu năm 2025, lãnh đạo TP đã trực tiếp lắng nghe, đồng thời thông qua nhiều báo cáo của các sở, ngành, trường, viện, các chuyên gia và cộng đồng DN góp ý triển khai Nghị quyết 57 một cách thực tiễn, hiệu quả nhất. Đó cũng là cách TP xác định các trọng tâm, trọng điểm trong thúc đẩy KHCN, ĐMST gắn với đời sống dân sinh, hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Giai đoạn từ nay đến năm 2030, TP tập trung triển khai những nhiệm vụ nền tảng: Xây dựng khung pháp lý, các cơ chế khuyến khích, tạo sự thông thoáng cho hệ sinh thái KHCN, ĐMST phát triển; hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ bản và hạ tầng nâng cao; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo ra mạng lưới hợp tác quốc tế kết nối các DN công nghệ nước ngoài với trong nước… Sau khi chúng ta tích lũy đủ hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, bước vào giai đoạn 2030-2045, TP nỗ lực vươn mình trở thành một trong những trung tâm ĐMST lớn của khu vực và thế giới, là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, xuất khẩu nhiều sản phẩm có giá trị cao. Điều quan trọng nhất, theo tôi, thước đo hiệu quả thực hiện Nghị quyết 57 biểu hiện ở mức độ tiện ích, hài lòng, thu nhập của người dân; là hiệu quả an sinh xã hội; là sức hấp dẫn của hệ sinh thái DN… Bằng chiến lược tổng thể, toàn diện . Thực hiện Nghị quyết 57, TP.HCM đã trù liệu những khó khăn, thử thách nào và giải pháp là gì? + Đứng trước những cuộc cải cách lớn hay những chương trình có tính đột phá, hệ trọng như tinh thần và mục tiêu của Nghị quyết 57, TP nhìn thấy được những cơ hội và thách thức đan xen. Trong đó, bên cạnh những có hội đã rõ, còn có những vướng mắc về thể chế, nguồn lực, hạ tầng, khả năng hấp thụ công nghệ của DN, sự phối hợp của các sở, ngành… Để vượt qua những khó khăn, thách thức này, TP.HCM đang thực hiện một chiến lược tổng thể, toàn diện, tầm nhìn dài hạn, sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của cộng đồng. TP.HCM đã thành lập các ban chỉ đạo, tổ công tác liên ngành để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các đơn vị và thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác truyền thông. Đồng thời, nhanh chóng cụ thể hóa Nghị quyết 57 thành các kế hoạch, chương trình, đề án chi tiết với các quy định, cơ chế rõ ràng, dễ thực hiện. Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và thay đổi tư duy cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là về KHCN, ĐMST và CĐS. Cùng với đó, xây dựng và phát huy hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng... hấp dẫn các nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, ĐMST và CĐS. Đặc biệt, TP.HCM đang xây dựng trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đẩy mạnh phát triển, mở rộng xây dựng hệ sinh thái các khu công nghệ cao, trung tâm ĐMST với trang thiết bị hiện đại, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số song song với hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị. Trong đó, chú trọng xây dựng mạng lưới băng thông rộng, an toàn, phủ sóng toàn TP, phát triển các nền tảng số dùng chung, cơ sở dữ liệu lớn… Tôi tin tưởng việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, các định hướng trên sẽ giúp TP.HCM huy động tối đa nguồn lực, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 57, từ đó đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước. . Xin cảm ơn ông.• Thời sự - Thứ Sáu 18-4-2025 thoisu@phapluattp.vn Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần. Ảnh: HOÀNG GIANG Bài cuối cầu vì chất lượng sống người dân Thước đo hiệu quả thực hiện Nghị quyết 57 biểu hiện ở mức độ tiện ích, hài lòng, thu nhập của người dân; là hiệu quả an sinh xã hội; là sức hấp dẫn của hệ sinh thái doanh nghiệp. Ý kiến TS TRẦN DU LỊCH, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98: Chuyển đổi kép và khát vọng vươn tầm thế giới Để đạt khát vọng TP.HCM trở thành TP toàn cầu trong kỷ nguyên mới, cần tập trung phát triển theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó phải đặt trọng tâm phát triển vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết 24 và định hướng theo Nghị quyết 31. Trong 15 năm tới, TP phải đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số, vẫn giữ được bản sắc của một đô thị xanh, một đô thị sáng tạo, đặt phát triển văn hóa - thể thao song song với phát triển kinh tế - xã hội của TP. Nhất quyết TP.HCM phải thực hiện chuyển đổi kép là chuyển đổi xanh và CĐS. Về chuyển đổi xanh, trọng tâm là bắt đầu từ vấn đề giao thông. TP phải làm xong 355 km đường sắt đô thị trong 10 năm tới, dần chuyển từ giao thông cá nhân sang giao thông công cộng, làm nền tảng để giảm khí thải giao thông. Về CĐS, TP.HCM phải đi đầu trong việc triển khai Nghị quyết 57; xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; hoàn thiện các tuyến đường kết nối giao thông đồng bộ; sớm xây dựng hệ thống hạ tầng số, các trung tâm big data… phục vụ CĐS. GS-TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI, nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM: TP.HCM thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới Tăng trưởng từ 8% và tiệm cận hai con số trở lên là điều hoàn toàn có thể đối với TP.HCM trong giai đoạn 2025-2030. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, TP cần có thêm những động lực tăng trưởng mới, bao gồm nhiều yếu tố quan trọng làm tăng tổng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Thứ nhất, ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ, ĐMST, liên kết vùng, mở rộng không gian phát triển (ngầm/không gian cao). Ví dụ, TP đã có đề án chuyển đổi công nghiệp định hướng chuyển từ thâm dụng lao động sang ưu tiên tận dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường; hay đề án phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ lớn hiện đại có giá trị gia tăng cao của cả nước. Hay như việc TP đã chủ động thúc đẩy các dự án tạo vành đai công nghiệp/vành đai logistics vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ qua việc tham gia chủ động và sáng tạo thúc đẩy các dự án đường vành đai 3, vành đai 4, mở rộng không gian giao thông kết nối phía đông và phía tây nhằm giảm chi phí cho DN. Hiện tại TP đã và đang từng bước hình thành hệ sinh thái công nghiệp - dịch vụ mô hình 4-5-6, tiếp tục nâng cấp bốn ngành công nghiệp truyền thống, đầu tư phát triển năm ngành công nghiệp mới theo xu thế toàn cầu và sáu ngành dịch vụ tiềm năng. Thứ hai, ưu tiên các động lực tăng trưởng mới như siêu cảng Cần Giờ kết nối đông tây và kết nối quốc tế, ưu tiên hình thành tổ chức tài chính quốc tế (IFC) để huy động dòng tài chính quốc tế thúc đẩy đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi kép, thúc đẩy thu hút tài năng và thu hút công nghệ. Song song đó, cần giải quyết các điểm nghẽn về môi trường, nâng cao chỉ số TP thông minh. Từ đó mới biến các khát vọng thu hút tài năng, thu hút tập đoàn công nghệ, tập đoàn tài chính, nhà đầu tư chiến lược sinh sống và làm việc ở TP.HCM. THANH TUYỀN ghi Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là hướng đi trọng tâm của TP trong kỷ nguyên mới. Trong ảnh: Hoạt động nghiên cứu lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: HOÀNG QUÂN
6 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: QH Thời sự - Thứ Sáu 18-4-2025 8% là rất khó khăn. “Cũng có người hỏi sắp tăng lương, vừa mới tăng năm ngoái, năm nay lấy đâu mà tăng nữa?” - ông Định nói và cho rằng đừng để người dân kỳ vọng sẽ điều chỉnh tăng lương trong thời gian tới. Theo ông Định, trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sáp nhập các đơn vị hành chính hiện nay thì vấn đề này cần được thảo luận thấu đáo. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng phải “tính toán thật thận trọng” vì nếu không khéo thì người dân sẽ hiểu tới đây sẽ điều chỉnh tăng lương nữa. Ông đề nghị báo chí tuyên truyền rõ là “báo cáo của Chính phủ về thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương, đã quyết tăng lương từ ngày 1-7-2024, năm 2025 không còn nguồn ngân sách để bố trí tiếp tục tăng như năm 2024”. Theo Chủ tịch QH, việc sắp xếp tổ chức bộ máy hiện nay còn nhiều vấn đề, từ giảm biên chế đến bố trí kinh phí theo Nghị định 177, Nghị định 178. Những số liệu này cần được làm rõ và báo cáo rõ cho QH. “Tôi thấy cải cách tiền lương là một vấn đề phức tạp và mới chỉ có báo cáo nhưng đòi hỏi phải cân nhắc nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị” - Chủ tịch QH nói. Ông đề nghị khuyến khích trả lương theo hiệu suất công việc, áp dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu suất rõ ràng để thưởng. Bởi các khoản thưởng sẽ làm cho người được thưởng rất phấn khởi vì mang tính động viên. “Giấy khen kèm theo bánh mì, khen thưởng thì khen phải có thưởng” - Chủ tịch QH nói và đề nghị giảm phụ thuộc vào phụ cấp, tăng cường quyền lợi của người lao động để hài hòa lợi ích. “Tôi đi Singapore, tôi hỏi bây giờ tinh gọn bộ máy Singapore dựa vào gì. Người ta nói dựa vào công nghệ số và trả lương cao. Tinh gọn thì mới có tiền để trả lương cao, còn công nghệ số để không phụ thuộc vào con người nhiều” - ông Mẫn kể. Nêu cụ thể hơn, Chủ tịch QH cho hay đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM hết khoảng 130 tỉ USD, đường sắt tốc độ cao là 67 tỉ USD, điện hạt nhân… là những công trình phải huy động nhiều nguồn lực. Quy mô GDP nước ta mới 470 tỉ USD, dự trữ ngoại tệ thì hơn 100 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 4.700 USD. “Còn rất thấp! Không phải như vậy là đã phát triển đâu” - ông Mẫn nói. Lùi một bước và tính toán, báo cáo sau Giải trình, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ đang hướng dẫn các địa phương thực hiện theo tinh thần Nghị định 178 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 67), Nghị định 117. Cơ quan này cũng đang tham mưu để có thêm chính sách đối với đối tượng người hoạt động không chuyên trách nghỉ theo tinh thần chỉ đạo chung của cấp có thẩm quyền. “Gói ghém toàn bộ chính sách này tác động phải nói cũng tương đối lớn” - bà Trà thừa nhận. Theo Bộ trưởng Trà, năm 2026, cả nước sẽ phải tập trung hoàn thiện lại toàn bộ hệ thống thể chế tác động trực tiếp đến việc xây dựng chính quyền địa phương hai cấp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. “Nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng bị tác động trực tiếp này cũng rất lớn nên chúng tôi chưa dám đề xuất điều chỉnh mức lương CHÂN LUẬ N Ngày 17-4, tại phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận báo cáo của Chính phủ về thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội. Sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH Nguyễn Đắc Vinh trình bày thẩm tra sơ bộ, các ủy viên UBTVQH đã cho ý kiến. Tăng lương là thành tựu lớn nhưng phải “tính toán thận trọng” Cơ bản thống nhất với báo cáo, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định đánh giá trong điều kiện đất nước ta còn nghèo và nhiều khó khăn nhưng đợt tăng lương, điều chỉnh lương năm 2024 vừa rồi là một thành tựu rất đáng ghi nhận. Tuy vậy, ông Định cho rằng nhiệm vụ tới đây là “rất nặng nề” vì trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng GDP cơ sở và các đối tượng liên quan vào năm 2026. Việc đó chúng tôi sẽ báo cáo sau. Đến thời điểm này thì chưa có căn cứ, chưa có cơ sở vì còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế năm 2025” - Bộ trưởng Trà nói và cho rằng phải lùi sau một bước và tính toán. Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Thanh cho rằng cần rà soát, cập nhật thông tin, số liệu để đảm bảo tính chính xác và thống nhất. Tiếp tục rà soát, bổ sung những kết quả, bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, làm rõ nguyên nhân và có những đề xuất, kiến nghị, giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Bà yêu cầu cần có dự báo những khó khăn, thách thức trong thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27, nhất là trong bối cảnh sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.• “Tôi thấy cải cách tiền lương là một vấn đề phức tạp và mới chỉ có báo cáo nhưng đòi hỏi phải cân nhắc nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị” - Chủ tịch Quốc hội nói. thoisu@phapluattp.vn Chưa có căn cứ để đề xuất tăng lương cơ sở trong năm 2026 Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, thời điểm này chưa có căn cứ để đề xuất thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2026 vì còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế năm 2025… Chi trả phần tăng thêm sau điều chỉnh lương còn chậm Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH Nguyễn Đắc Vinh cho hay qua tiếp xúc cử tri, khảo sát tại một số địa phương, vẫn có những khó khăn nhất định cần Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, có giải pháp khắc phục. Cụ thể, việc chi trả phần tăng thêm sau khi điều chỉnh mức lương cơ sở (tăng lên 2,34 triệu đồng) ở một số địa phương, cơ quan còn chậm. Kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo Nghị định 77/2024 chưa được cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán năm 2024 kịp thời khiến những đối tượng này tâm tư, phản ánh tại các cuộc tiếp xúc cử tri. Do một số đơn vị chậm thực hiện chi trả theo chế độ tiền lương mới nên việc đóng BHYT, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhất định. Chưa kể một số đối tượng không phải là đối tượng thuộc khu vực công nhưng lại bị tác động bởi chính sách này do ảnh hưởng của việc tăng mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện. Tiêu điểm Sáng 17-4, UBTVQH cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi. Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết nghị quyết nhằm xây dựng hành lang pháp lý để huy động nguồn lực đầu tư đảm bảo các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo. Dự thảo nghị quyết tập trung giải quyết các nhóm chính sách: Ưu đãi đối với trẻ mẫu giáo trong độ tuổi thực hiện phổ cập, nâng mức hỗ trợ tiền ăn trưa so với quy định hiện hành cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi. Chính phủ dự kiến cần tổng kinh phí hơn 116,3 ngàn tỉ đồng để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3-5 tuổi (giai đoạn 2026-2030). Trong đó, dự kiến kinh phí thực hiện chính sách đối với trẻ mẫu giáo 1.062 tỉ đồng/năm, bao gồm hỗ trợ chi phí học tập 150.000 đồng/tháng/trẻ trong chín tháng; hỗ trợ ăn trưa 200.000 đồng/tháng/trẻ trong chín tháng, tăng so với mức cũ là 160.000 đồng/tháng… Dự kiến nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH Nguyễn Đắc Vinh cho biết theo tờ trình của Chính phủ, để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn. Cần xác định lộ trình theo từng năm học trong giai đoạn 2026-2030. Lộ trình này cần được quy định trong nghị quyết để có cơ sở lập kế hoạch chuẩn bị các điều kiện bảo đảm như xây dựng trường, lớp; kinh phí thực hiện xây dựng trường, lớp theo đề án hằng năm... Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tập trung đánh giá số lượng giáo viên mầm non, khả năng bố trí biên chế; xác định cụ thể số lượng giáo viên mầm non thiếu cần bổ sung hằng năm phù hợp với lộ trình phát triển trường, lớp, số biên chế giáo viên mầm non cần bổ sung giai đoạn 2026-2030. Rà soát, đánh giá kỹ lưỡng các số liệu; khả năng cân đối ngân sách nhà nước chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo; khả năng cân đối ngân sách của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn… Đề xuất tăng mức hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non lên 200.000 đồng/tháng Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: QH
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==