11 Kinh tế - Thứ Sáu 18-4-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn AN HIỀN Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình đến Việt Nam (VN) trong hai ngày 14, 15-4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường VN và Tổng cục Hải quan TQ đã ký kết hàng loạt nghị định thư xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến (tổ yến thô và tổ yến sạch), cám gạo sang TQ. Các nghị định thư ký kết không chỉ giúp nông sản VN tiếp cận thị trường khổng lồ của thế giới, mà còn tạo đà phát triển cho các sản phẩm nông sản chất lượng cao của VN trong khu vực. Chanh leo và ớt dự báo góp thêm 200 triệu USD Chanh leo và ớt VN đã được thí điểm xuất khẩu sang TQ theo hình thức nghị định thư từ năm 2022. Ở VN, chanh leo là cây ăn quả mới có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được trồng ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Hiện cả nước có hơn 12.000 ha chanh leo, sản lượng 200.000 tấn/năm. Chanh leo VN đang được xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia, trong đó có nhiều thị trường khó tính với yêu cầu cao. Trong những năm qua, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chanh leo luôn nằm trong top 10 loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu cao. Hiện có 14 loại nông sản Việt đã được xuất khẩu chính ngạch sang TQ. Trong đó, sáu mặt hàng hai bên đã ký nghị định thư xuất khẩu là dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi và khoai lang. Có sáu mặt hàng truyền thống chưa được chuẩn hóa bằng nghị định thư xuất khẩu là thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít. Riêng năm 2024, hai nước đã ký bốn nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, xuất khẩu cá sấu, xuất khẩu khỉ và xuất khẩu dừa tươi. Ớt cũng là mặt hàng nông sản được nông dân ví von là “một vốn 10 lời” vì sinh trưởng ngắn ngày, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể trồng xen nhiều loài cây khác. Năm 2023, xuất khẩu ớt đạt kim ngạch 20 triệu USD, tăng mạnh 107% so với năm trước đó. Còn trong chín tháng năm 2024, số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị VN cho thấy kim ngạch xuất khẩu đạt 22,2 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng 31,8% về kim ngạch so với cùng kỳ. VN là một trong những quốc gia sản xuất ớt lớn trên thế giới. Trao đổi với PV, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN, cho biết việc ký kết nghị định thư về xuất khẩu chanh leo và ớt giữa VN và TQ sẽ giúp nâng cao tăng trưởng của hai mặt hàng này. Tuy nhiên, khả năng mức tăng trưởng sẽ không cao như kỳ vọng. Lý do, theo tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN, bởi chanh leo và ớt đã được trồng phổ biến ở TQ, sản lượng lớn. Ngoài gặp cạnh tranh từ chính thị trường TQ, sản phẩm chanh leo, ớt còn phải cạnh tranh với các nước cũng xuất khẩu vào TQ. “Dự kiến hai mặt hàng này sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả của VN tăng thêm 100-200 triệu USD/năm” - ông Nguyên dự báo. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tổ yến đang chờ cơ hội Với tổ yến, sản phẩm này đã được VN và TQ ký nghị định thư xuất khẩu từ tháng 11-2022. Tròn một năm sau đó, tháng 11-2023, lô sản phẩm tổ yến VN đầu tiên mới được chính thức xuất khẩu sang thị trường TQ. Đến nay, mới có 12 doanh nghiệp (DN) VN được phía TQ cấp mã số để xuất khẩu Sau khi ký nghị định thư, ớt Việt Nam được chính thức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Ảnh: NGUYỄN YÊN Nông sản Việt có thêm “giấy thông hành” vào thị trường Trung Quốc Các nghị định thư được ký kết không chỉ giúp nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường khổng lồ của thế giới, mà còn tạo đà phát triển cho các sản phẩm nông sản chất lượng cao của Việt Nam. sản phẩm tổ yến. Còn rất nhiều DN yến sào khác chưa được cấp mã số vì chưa đáp ứng được các yêu cầu, thủ tục. Do vậy, việc phía TQ tiếp tục ký nghị định thư đồng ý nhập khẩu chính ngạch tổ yến thô và tổ yến sạch từ VN khiến nhiều DN sản xuất yến trong nước rất vui mừng. Chia sẻ với PV, ông Võ Nguyên Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Yến sào Bình Định, cho biết ngay sau khi VN và TQ ký nghị định thư về xuất khẩu tổ yến, sáng 16-4, hiệp hội đã tổ chức cuộc họp để bàn về vấn đề này. “Tại cuộc họp, hiệp hội đã thống nhất những DN nào trong hiệp hội đủ tiềm năng xuất khẩu sẽ cũng liên kết, đẩy mạnh làm việc với đối tác TQ để tìm hiểu và đáp ứng các quy định theo nghị định thư để xuất khẩu tổ yến. Hiệp hội đang làm việc với một DN ở Quảng Đông đang có nhu cầu nhập yến ở Bình Định” - ông Hòa chia sẻ. Ông Tống Xuân Chinh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết hiện sản lượng tổ yến thô của VN chỉ vào khoảng 150 tấn/năm. Để đủ nguyên liệu cho sản xuất, các DN vẫn phải nhập thêm nguyên liệu từ các nước như Indonesia... Khi ký nghị định thư cho phép xuất khẩu cả tổ yến thô, khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, ông Chinh cho rằng các DN vẫn cần chú ý luôn đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ thương hiệu cho sản phẩm yến sào VN. Đồng thời, gia tăng xuất khẩu yến đã qua chế biến sâu, như dưới dạng thực phẩm chức năng, đồ uống, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm… để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Về bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất, ông Chinh nêu giải pháp là ngoài nhập khẩu, cần sử dụng hiệu quả các nhà yến đã được xây dựng. Nếu xây mới phải có khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng để tránh bị lãng phí. Bởi một điều tra vừa qua cho thấy 30%- 40% nhà yến không hiệu quả, không có chim yến về hoặc yến về rất ít. Bên cạnh các mặt hàng trên, TQ đang tích cực triển khai thủ tục cấp phép chính thức cho các mặt hàng nông sản của VN như hoa quả có múi, dược liệu Đông y có nguồn gốc thực vật. • Các nghị định thư ký kết không chỉ giúp nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường khổng lồ của thế giới, mà còn tạo đà phát triển cho các sản phẩm nông sản chất lượng cao. Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn Tin vui được đại diện Hiệp hội Rau quả VN cho biết là những năm qua, việc đa dạng hóa thị trường đang được các DN rau quả thực hiện rất tốt. Hiện rau quả VN đã xuất sang hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. DN nào cũng có các mối hàng 2-3 thị trường trở lên. Do vậy khi thị trường này khó khăn, các DN có thể dễ dàng chuyển hướng sang các thị trường khác. “Việc chuyển hướng nhanh như vậy ngoài yếu tố các DN đã chủ động, linh hoạt, không “bỏ trứng vào một giỏ” từ sớm, còn vì các DN đã và đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất của các thị trường khó khăn” - ông Đặng Phúc Nguyên nói. Giá vàng thế giới ngày 17-4 được đẩy lên mức kỷ lục là 3.355 USD/ounce, tương đương 106 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá vàng cao nhất mọi thời đại tính đến thời điểm này. Người mua vàng từ đầu năm đang lãi lớn, vì vàng đã tăng gần 700 USD/ounce (22 triệu đồng). Nguyên nhân được hỗ trợ bởi thuế quan, kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất và hoạt động mua mạnh của các ngân hàng trung ương. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục thiết lập chuỗi tăng kỷ lục vì căng thẳng thuế quan. Thương chiến Mỹ - Trung Quốc đã vượt quá mức tưởng tượng khiến giới đầu tư phải lao vào vàng tìm nơi trú ẩn an toàn. Đồng thời nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu, đồng USD yếu cũng giúp thổi giá vàng. “Trong bối cảnh này, xuất hiện việc đầu cơ giá nên có thể đẩy giá vàng chạm mức 3.500 USD/ounce, tương đương 110 triệu đồng/lượng. Nhưng nếu diễn biến tích cực trong thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể kích hoạt một đợt bán tháo vàng” - ông Ole Hansen, Giám đốc chiến lược hàng hóa Ngân hàng Saxo Bank, cho biết. Phát biểu tại Câu lạc bộ kinh tế Chicago, ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho biết năm 2024 tăng trưởng kinh tế Mỹ là 2,4%, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp và lạm phát giảm xuống mức khoảng 2,5%. Nhưng hiện chính quyền ông Trump đang thực hiện những thay đổi chính sách về thương mại, khiến các mục tiêu trên ngày càng rời xa. Tỉ lệ thất nghiệp có khả năng tăng lên khi nền kinh tế chậm lại và lạm phát cũng sẽ tăng khi thuế quan được áp dụng. Các thông điệp này của Fed cho thấy chính sách lãi suất sẽ khó dự đoán. Giá vàng cũng sẽ đi trên dây trong xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Nếu Fed giảm lãi suất để hỗ trợ kinh tế Mỹ không rơi vào suy thoái, người mua vàng sẽ chứng kiến giá tiếp tục tăng. Ngược lại, sẽ có cú lao dốc mạnh tác động đến giá trị danh mục đầu tư của người mua vàng. PHƯƠNG MINH Giá vàng lên mức kỷ lục, người mua vàng đang lãi lớn
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==