085-2025

13 Luật sư Huỳnh Trọng Nghĩa, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo như thông tin ban đầu thì đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả trên đã thu lợi bất chính gần 200 tỉ đồng. Chiếu theo quy định tại Điều 194 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì các đối tượng có thể sẽ phải đối diện với khung hình phạt 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (thu lợi bất chính trên 2 tỉ đồng). Để xác định cá nhân nào phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, trước tiên cần xác định những sản phẩm thuốc đó là thuốc giả. Theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 quy định thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp: (1) Không có dược chất, dược liệu; (2) Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu; (3) Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối; (4) Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ. Về cấu thành tội phạm, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh có cấu thành hình thức, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Tức hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội danh này. Về mặt khách quan, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh có nhiều điểm tương đồng với các tội như sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193) nhưng khác nhau về dấu hiệu định tội và khung hình phạt. “Ở tội danh tại Điều 194 có đối tượng, hàng hóa bị làm giả ở đây là thuốc chữa bệnh, là loại hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Hậu quả gây ra có thể là rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của hàng loạt người dân) nên người phạm tội có thể đối diện với khung hình phạt cao nhất là tử hình” - luật sư Nghĩa cho biết. Về khung hình phạt, mặc dù hậu quả của hành vi phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc ở tội danh này nhưng việc xác định hậu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc định khung hình phạt. Cụ thể, người nào phạm tội mà thu lợi bất chính 2 tỉ đồng trở lên hoặc làm chết hai người trở lên, hoặc gây thiệt hại trên 1,5 tỉ đồng thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung hình phạt nhẹ nhất của tội danh này quy định tại khoản 1 là bị phạt 2-7 năm tù. HỮU ĐĂNG ghi Ngày 17-4, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ VH-TT&DL), thông tin: Cơ quan này đã nhận được văn bản từ Bộ Y tế đề nghị phối hợp kiểm tra, xử lý các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật do người nổi tiếng thực hiện, đặc biệt là những quảng cáo gây nhầm lẫn về chất lượng và công dụng của sản phẩm. Theo bà Huyền, hiện cục đang trong quá trình xác minh, làm rõ thông tin và sẽ thông tin chính thức sau khi có kết quả. Trước đó, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng thường trực Bộ VH-TT&DL Lê Hải Bình cho biết bộ đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo nhằm phù hợp với thực tiễn, khi ngày càng xuất hiện nhiều hình thức quảng cáo mới. Theo ông Lê Hải Bình, bên cạnh luật, các nghị định hướng dẫn thi hành sẽ có điều khoản riêng điều chỉnh hoạt động quảng cáo của nghệ sĩ, người nổi tiếng trên mạng xã hội, đồng thời tăng chế tài xử phạt, bao gồm: Cấm quảng cáo đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng; hạn chế hoạt động nghệ thuật; hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội. Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh những ngày qua, nhiều nghệ sĩ bị công chúng chỉ trích vì quảng cáo một trong hơn 500 nhãn hiệu sữa của một công ty trong đường dây sản xuất sữa giả do Bộ Công an vừa triệt phá. Mới đây, cộng đồng mạng vừa chia sẻ lại video do diễn viên Doãn Quốc Đam quảng cáo một loại sữa dành cho trẻ 1-15 tuổi do Công ty Rance Pharma (một trong những đơn vị vừa bị khởi tố, điều tra liên quan đến đường dây sản xuất hơn 500 loại sữa giả) phân phối. Trước đó một ngày (15-4), biên tập viên Quang Minh cũng đăng bài xin lỗi, nhận trách nhiệm vì từng quảng cáo sữa (không nằm trong nhóm sản phẩm giả). Các nghệ sĩ khác như Vân Hugo, Thanh Hương, Quyền Linh, Hồng Vân... cũng bị cộng đồng mạng “gọi tên”, dù chưa có dấu hiệu vi phạm liên quan đến sữa giả. MC Quyền Linh sau đó liên tiếp đăng bài đính chính, khẳng định không quảng cáo sản phẩm vi phạm. VIẾT THỊNH Đời sống xã hội - Thứ Sáu 18-4-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Các danh mục thuốc tân dược giả thu được gồm 44 hộp thuốc Tetracyclin, 40 hộp thuốc Clorocid, 49 hộp thuốc Pharcoter, 52 hộp thuốc NeoCodion; 1.232 hộp nhức khớp tê bại hoàn; 4.122 hộp Tui Hua Shen Jing Tong (thường gọi là thuốc thoái hóa Singapore). Cảnh sát thu giữ 2.285 hộp Trùng thảo sâm nhung bổ tỳ khai vị đại bổ hoàn; 1.923 hộp Profeessor’s Pill (thường gọi là khớp xanh); 5.172 hộp Mujarhabat Kapsul (thường gọi là khớp xanh); 2.017 hộp thuốc Gai cốt hoàn; 930 hộp thuốc Tọa cốt thiên ma thống phong hoàn; 6.612 hộp thuốc Tuyết liên thiên ma bảo khớp hoàn; 1.014 hộp thuốc Phong tê nhức Bạch Xà Vương; 4.743 hộp thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn; 845 hộp thuốc đa xoang mũi; 4.012 hộp thuốc Viên vai cổ; 2.413 hộp thuốc Yuan Bone; 834 hộp thuốc thoái cốt hoàn plus; 515 hộp thuốc thoái hóa nhức khớp hoàn plus; 657 hộp thuốc thoái hóa tọa cốt đơn. Tiêu điểm buôn lớn Một diễn viên vừa lên tiếng xin lỗi khi xuất hiện trong một clip quảng cáo sữa. Một số loại thuốc giả vừa được Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc. Ảnh: CACC Một quy trình khép kín, lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng, trục lợi người bệnh lại dễ dàng qua mắt cơ quan quản lý. Nên chăng cần một cuộc tổng kiểm tra và xử lý tận gốc về sữa, về tân dược để người tiêu dùng không phải thành nạn nhân bất đắc dĩ. Nhưng đây mới chỉ là việc trước mắt, còn chấn chỉnh và quản lý thế nào để cho thị trường sữa, thuốc tân dược đi vào nền nếp mới là quan trọng. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, để khi xảy ra những câu chuyện “chấn động tâm can”, chỉ một đầu mối chịu trách nhiệm mới là điều quan trọng nhất! CHÂN LUẬN - KHA NHIÊN Thượng tá Nguyễn Thành Long nhận định một trong những phương thức, thủ đoạn của tội phạm trong đường dây này là lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng. Đối với các loại thuốc chữa bệnh về xương khớp, các đối tượng không làm giả các sản phẩm có sẵn đang lưu hành trên thị trường trong và ngoài nước, mà tự đặt ra những tên thuốc cũng như tên công ty có trụ sở ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hong Kong, Malaysia, Singapore… Đường dây sản xuất thuốc tân dược giả có sự móc nối, câu kết chặt chẽ với nhau từ khâu sản xuất đến khâu tìm kiếm, phân phối để đưa hàng giả ra thị trường đến tay người tiêu dùng. Để tuồn các loại thuốc tân dược giả ra thị trường, các đối tượng không có trình độ chuyên môn sử dụng vỏ bọc là nhân viên, dược sĩ của các công ty sản xuất thuốc tiếp cận với nhiều cửa hàng dược, từ đó bán cho người tiêu dùng. Giả là dược sĩ để quảng cáo thuốc Không dừng lại ở đó, nhóm này giả là dược sĩ sử dụng mạng xã hội để quảng cáo có nguồn thuốc kháng sinh của các công ty chính hãng với giá bán rẻ hơn. Riêng đối với những loại thuốc giả mạo dán mác nhiều nước trên thế giới, các đối tượng giới thiệu đây là hàng “xách tay” từ nước ngoài về nên không có hóa đơn, chứng từ kèm theo để lấy lòng tin của người mua hàng. Khi có được số lượng khách hàng ổn định, các đối tượng mua thuốc thật trà trộn vào nguồn thuốc giả do chính các đối tượng sản xuất bán ra thị trường nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Các đối tượng chỉ bán những loại thuốc giả tự sản xuất, đa phần khách hàng hướng tới nhóm dược sĩ kinh doanh thuốc tự do tại các “chợ thuốc”. Theo Thượng tá Nguyễn Thành Long, hiện Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 14 người liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh. Hiện vụ án đang được tiếp tục mở rộng điều tra.• Từng xét xử nhiều đường dây sản xuất thuốc giả Giữa tháng 3-2025, TAND TP.HCM đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Xuân Cường 19 năm tù về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Cường cùng các bị cáo đồng phạm trong đường dây của mình đã sản xuất thuốc giả các nhãn hiệu: Gold 500, Celecod 200, Cephalexin 500; Terpin - Codein viên nang và viên nén… Theo kết quả sao kê tài khoản, Cường đã bán thuốc giả do mình sản xuất với tổng số tiền hơn 7,7 tỉ đồng. Một vụ án trước đây được dư luận đặc biệt quan tâm đó là vụ án xảy ra tại Công ty CP VN Pharma. Trong vụ án này, các bị cáo tại Công ty VN Pharma đã bàn bạc nhập khẩu loại thuốc chữa ung thư H-Capita 500 mg về Việt Nam. Quá trình nhập thuốc, Nguyễn Minh Hùng (cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc VN Pharma) chỉ đạo nhân viên làm giả các giấy tờ trên. Kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500 mg là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xác minh việc nghệ sĩ quảng cáo Vụ thuốc giả: Khung hình phạt cao nhất có thể đến tử hình

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==