085-2025

14 Bạn đọc - Thứ Sáu 18-4-2025 bandoc@phapluattp.vn Hộp thư Vừa qua, báo Pháp Luật TP.HCM có nhận được đơn, thư của các bạn đọc: Nguyễn Thị Liễu (huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông) phản ánh về việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc; Trần Thị Sáu (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) phản ánh về việc con bị trù dập khi đi thử việc; Mã Hoàng Nhân (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) phản ánh về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Nguyễn Sơn Hải (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) phản ánh về việc vi phạm trong tố tụng; Ngô Đình Sơn (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) phản ánh về việc bị xử phạt hành chính quá cao; Nguyễn Thị Là (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) phản ánh về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Nguyễn Văn Mừng (huyện Vũng Liêm; tỉnh Vĩnh Long) phản ánh việc làm sai lệch hồ sơ vụ án; Trần Thị Luyến (TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) phản ánh về quyết định hành chính sai quy định; Nguyễn Thị Tâm (huyện Thuận Nam , tỉnh Ninh Thuận) phản ánh về việc giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản; Tạ Thị Xuyến (quận Phú Nhuận, TP HCM) phản ánh về việc không đồng ý với phán quyết của tòa trong vụ án tranh chấp tài sản chung, đòi nhà cho thuê và tranh chấp quyền sở hữu tài sản; Lê Anh Tú (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) phản ánh về các sai phạm của một nha khoa; Nguyễn Văn Nguyên (huyện Hóc Môn, TP.HCM) phản ánh về việc bị tháo dỡ nhà để giao cho người khác; Phạm Thân (TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về việc bị sa thải trái pháp luật; Đào Thị Hà Ly (quận 1, TP.HCM) phản ánh về việc giả mạo chữ ký; Trần Thị Ơi (TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về việc không đồng ý với phán quyết của tòa; Đào Thị Huệ (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) phản ánh về sai sót trong quá trình khám chữa bệnh… Mới đây, BHXH TP.HCM thông báo lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5-2025 trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, căn cứ Thông báo 6150 ngày 3-12-2024 của Bộ LĐ-TB&XH (nay là Bộ Nội vụ), dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được nghỉ năm ngày liên tục, từ thứ Tư (30-4) đến hết Chủ nhật (4-5) (làm bù vào thứ Bảy, 26-4). Theo đó, đối với hình thức chi trả qua tài khoản cá nhân: BHXH TP.HCM sẽ chuyển tiền vào tài khoản người hưởng từ ngày 5-5. Đối với hình thức tiền mặt: Bưu điện TP.HCM tổ chức chi trả từ ngày 7 đến 10-5 tại tất cả điểm chi trả; từ ngày 11 đến hết 25-5 tại các bưu cục của bưu điện trung tâm/huyện. Như vậy, lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5-2025 sẽ chậm hơn so với các tháng bình thường trước đó, do có các ngày nghỉ lễ như trên. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tránh mất thời gian đi lại và giúp người dân nhận lương hưu nhanh chóng, thuận tiện hơn, BHXH TP.HCM đề nghị người hưởng mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Đăng ký nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, nước ta hiện có hơn 3,3 triệu người đang nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng. Riêng tại TP.HCM có khoảng 260.000 người thụ hưởng các chế độ này, trong đó có gần 80% nhận qua tài khoản ngân hàng. TRẦN MINH và khách quốc tế dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt, việc lựa chọn tên cần phải đảm bảo tính kế thừa, tránh đứt gãy ký ức đô thị, không thay thế hoàn toàn những tên gọi đã ăn sâu trong đời sống cộng đồng. Cuối cùng, tính pháp lý - hành chính cũng rất quan trọng, tránh tình trạng trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các địa danh đã có. Theo TS Thiện, việc đặt tên phường mới có những địa danh như Gia Định, Chợ Lớn hoàn toàn có thể được coi là một hình thức “ôn cố tri tân” - nhắc lại chuyện xưa để hiểu chuyện nay. Việc phục dựng hoặc duy trì các địa danh cũ không chỉ là hoài niệm, mà còn là cách nối dài ký ức đô thị, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của vùng đất. Trong bối cảnh đô thị hiện đại hóa nhanh chóng, những địa danh cổ là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp nhắc nhở con người về căn tính văn hóa, đồng thời tạo điểm nhấn cho không gian đô thị, mang lại chiều sâu văn hóa cho TP. TS Thiện chia sẻ việc đặt lại tên phường theo địa danh cũ chắc chắn sẽ tạo kết nối lịch sử liên tục cho người dân, đặc biệt là giới trẻ. Đối với những người lớn tuổi, các địa danh như Gia Định, Chợ Lớn gợi lại ký ức, gắn kết với quá khứ và tạo cảm giác thân thuộc. Đối với thế hệ trẻ, nếu kết hợp với các hoạt động giáo dục, truyền thông và nghệ thuật như bảo tàng cộng đồng, ứng dụng bản đồ lịch sử hay bảng tên đường giải thích về nguồn gốc thì những địa danh cũ sẽ không còn là điều xa lạ THẢO HIỀN TP.HCM vừa chính thức thông qua phương án sắp xếp 273 phường, xã, thị trấn hiện hữu thành 102 đơn vị hành chính cấp xã mới. Đây là bước điều chỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, phù hợp với tình hình phát triển đô thị. Đáng chú ý, trong phương án này, nhiều địa danh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của TP sẽ trở lại bản đồ hành chính. Cụ thể, quận 1 dự kiến sẽ có phường Sài Gòn, quận Bình Thạnh có phường Gia Định và quận 5 có phường Chợ Lớn. Trao đổi với PV, TS Huỳnh Đức Thiện, khoa Việt Nam học Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng khi đặt tên mới cho các đơn vị hành chính, cần đảm bảo tính hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị. Trước hết, tên gọi phải có tính lịch sử - văn hóa, ưu tiên những địa danh truyền thống có giá trị văn hóa sâu sắc và gắn liền với ký ức cộng đồng. Đồng thời, tên gọi cũng cần phản ánh đặc điểm địa lý và nhân văn của khu vực, thể hiện tính đại diện vùng miền. Ngoài ra, tên cần đơn giản, dễ nhận biết và dễ đọc để người dân Việc đặt tên phường mới có những địa danh như Gia Định, Chợ Lớn hoàn toàn có thể được coi là một hình thức “ôn cố tri tân” - nhắc lại chuyện xưa để hiểu chuyện nay. Dự kiến quận 1 sẽ có phường Sài Gòn, quận Bình Thạnh có phường Gia Định và quận 5 có phường Chợ Lớn. Ảnh: THUẬN VĂN TÊN PHƯỜNG, Xà MỚI Ở TP.HCM: Gắn kết giữa truyền thống và hiện đại Việc đặt tên phường, xã mới ở TP.HCM như Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn sẽ gắn kết cộng đồng, gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, tạo niềm tự hào về bản sắc văn hóa đặc trưng. mà trở thành điểm khởi đầu để khám phá văn hóa và lịch sử nơi mình sống. “Điều này giúp tạo ra mối dây liên kết xuyên suốt thời gian, khiến cư dân không chỉ “ở” trong đô thị mà còn “thuộc về” đô thị đó một cách sâu sắc” - TS Thiện nhấn mạnh.• Sài Gòn đã tồn tại trước khi người Hoa và người Pháp đặt chân đến vùng đất này.Tuy nhiên, từ“Sài Gòn”không phải là tên gọi của một địa phương cụ thể mà là tên của một khu vực địa lý. Từ thế kỷ 18, Sài Gòn đã dần trở thành trung tâm kinh tế, giao thương lớn nhất miền Nam nhờ vào vị trí chiến lược gần cảng biển và các tuyến giao thông thủy, bộ. Dưới thời Pháp thuộc, Sài Gòn được quy hoạch hiện đại, trở thành“Hòn ngọc Viễn Đông”với các công trình văn hóa - hành chính có giá trị. Gia Định là địa danh hành chính, đã xuất hiện từ năm 1698. Đến năm 1800, Gia Định được đổi thành trấn Gia Định và đến năm 1808, trấn Gia Định lại được đổi thành “thành Gia Định”. “Gia Định thành” trong “Gia Định thành thông chí”củaTrịnh Hoài Đức chính là cụm từ để chỉ khu vực này. Chợ Lớn ban đầu là một khu vực của làng Minh Hương, nơi cư trú của những người Hoa di cư. Người Hoa đã lập nên các chợ để trao đổi hàng hóa. Chợ Lớn được gọi như vậy vì quy mô lớn hơn nhiều so với các chợ của người Việt. Từ đó, tên gọi Chợ Lớn không chỉ để chỉ một khu chợ mà còn gắn liền với vùng đất nơi nó tọa lạc. Chợ Lớn nổi bật với đặc trưng kinh tế - thương mại sôi động và là trung tâm buôn bán lớn nhất Đông Dương một thời. Năm 1862, sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã phân định lại địa giới và chính thức đặt tên TP Sài Gòn, tách ra khỏi tỉnh Gia Định của nhà Nguyễn. Từ đó, Sài Gòn trở thành chính danh của một đô thị. Vào đầu thế kỷ 20, chính quyền thực dân Pháp thành lập tỉnh Gia Định và TP Chợ Lớn, tạo thành cụm “Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định” trên bản đồ hành chính Nam Kỳ thuộc địa cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945. TS HUỲNH ĐỨC THIỆN, khoa Việt Nam học Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM Nhìn lại lịch sử các địa danh Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5: Có thay đổi về thời gian

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==