3 Thời sự - Thứ Sáu 18-4-2025 thoisu@phapluattp.vn TRỌNG PHÚ Ngày 17-4, Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội tiếp xúc cử tri ba quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, trước kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. Đến năm 2045 trở thành đất nước có thu nhập cao Tại buổi tiếp xúc, đông đảo cử tri bày tỏ quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước thời gian qua trên mọi mặt trận ngoại giao, kinh tế, đặc biệt là việc sắp xếp các đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả. Chia sẻ với cử tri, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết từ đầu năm 2025, bối cảnh tình hình thế giới rất phức tạp. “Việt Nam đang đối mặt với những thách thức mới từ chính sách thương mại và thuế quan của Mỹ” - Tổng Bí thư nói và nhận định chúng ta phải chủ động ứng phó, nâng cao khả năng phòng vệ thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người lao động Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam. Theo Tổng Bí thư, vừa qua Trung ương, Chính phủ đã có những ứng phó bước đầu, giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm, chắc chắn “cuộc chiến” này còn rất phức tạp nhưng chúng ta có những điều kiện để thích ứng. Ở góc độ khác, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng “trong nguy có cơ” vì trước thách thức ấy, Việt Nam cũng có cơ hội để xem xét lại định hướng, chương trình phát triển, làm sao cho phù hợp để nền kinh tế đủ sức chống chọi với rủi ro. Đặc biệt, Tổng Bí thư lưu ý trong bất cứ tình huống nào cũng không để bị động, bất ngờ và phụ thuộc. Bên cạnh đó, theo Tổng Bí thư, phải duy trì tăng trưởng kinh tế với mục tiêu trước mắt đạt mức 8% trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số vào những năm tiếp theo. Ông cũng đề cập một nội dung lớn khác được Trung ương bàn là việc chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, trong đó có việc hoàn thiện các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng. Cụ thể, Hội nghị Trung ương 11 đã đưa vào nhiều điểm mới trong dự thảo văn kiện như xác lập mô hình tăng trưởng mới, xây dựng nền giáo dục quốc dân hiện đại, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của kinh tế quốc gia, tập trung phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số… Tổng Bí thư đề cập ba nhiệm vụ chiến lược, quan trọng, mà trước hết là duy trì hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, để mọi người dân được sống trong hòa bình, ổn định và hạnh phúc. “Năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, chúng ta hiểu rõ giá trị hòa bình và những khó khăn khi xảy ra xung đột, ta không sợ nhưng phải ngăn chặn, không chỉ hòa bình cho chúng ta mà còn hòa bình cho khu vực và thế giới” - Tổng Bí thư nhấn mạnh. Tổng Bí thư cho rằng nhiệm vụ thứ hai là phát triển đất nước với hai mục tiêu 100 năm, trong đó xác định đến năm 2045 Việt Nam thành nước phát triển, có thu nhập cao. “Vậy định nghĩa thu nhập cao là như thế nào? Là người dân có thu nhập trung bình 20.000-25.000 USD. Chúng ta hiện giờ chưa được 5.000 USD, so với định mức thu nhập cao còn thiếu 15.000-20.000 USD nữa nên ta không thể chậm trễ hơn và không thể lãng phí thời gian” - Tổng Bí thư nhấn mạnh. Tổng Bí thư lưu ý thế giới đang phát triển rất nhanh và không đợi chúng ta, nếu để khoảng cách phát triển quá xa giữa Việt Nam và thế giới, chúng ta sẽ bị tụt hậu. Nhiệm vụ chiến lược thứ ba Tổng Bí thư đề cập là nâng cao đời sống cho nhân dân. “Đất nước hòa bình, ổn định, đời sống nhân dân phải được cải thiện và nâng cao” - ông Tô Lâm nhấn mạnh. Bộ máy tinh gọn giúp giảm chi tiêu, tiết kiệm ngân sách Tổng Bí thư cho biết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII vừa qua đã đưa ra nhiều quyết sách chiến lược, trong đó tập trung hai vấn đề lớn, gồm có chủ trương triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương, chuyển mô hình thụ động sang phục vụ nhân dân, kiến tạo phát triển đất nước. “Việc sắp xếp đơn vị hành chính ở địa phương được xác định trên tinh thần khoa học đột phá, mở rộng không gian phát triển mới cho địa phương và đất nước” - Tổng Bí thư nói và cho rằng việc này tạo dư địa phát triển cho từng địa phương, giúp bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, khi bộ máy tinh gọn sẽ giúp giảm biên chế, giảm chi tiêu, tiết kiệm ngân sách để dành nguồn lực cho nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. “Giai đoạn 1 của việc sắp xếp Trung ương đã gương mẫu làm trước với việc sắp xếp Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội vào sáng 17-4. Ảnh: HNY Tổng Bí thư: Ưu tiên dùng trụ sở dôi dư làm trường học, nơi sinh hoạt cộng đồng Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh nên ưu tiên dùng trụ sở dôi dư sau sắp xếp các đơn vị hành chính để làm trường học, nơi sinh hoạt cộng đồng cho bà con nhân dân, tránh tình trạng lãng phí… tổ chức bộ máy của cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ và các cơ quan Trung ương. Việc này được đánh giá rất tốt, không ảnh hưởng đến hoạt động đối nội, đối ngoại, không ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung của đất nước và người dân, doanh nghiệp nói riêng” - ông nói. Theo Tổng Bí thư, trong giai đoạn 2 với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp phải phân cấp rõ Trung ương làm gì, tỉnh, thành làm gì và cấp xã làm gì. Việc này nhằm khắc phục bất cập trước đây khi có một nhiệm vụ nhưng cả ba cấp cùng làm, không rõ ranh giới và không rõ trách nhiệm đến đâu. “Bây giờ quy định rõ Trung ương phải lo chiến lược, lo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, còn lại phân cấp cho địa phương. Tổ chức lại cấp xã theo hướng đây là cấp chính quyền gần dân nhất, phục vụ mọi yêu cầu của nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân. Tất cả vấn đề của dân xã phải nắm được hết” - Tổng Bí thư nói. Chọn người đủ tầm để phục vụ nhân dân Tổng Bí thư cũng lưu ý việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cần tránh hai khuynh hướng. Một là sáp nhập các xã, phường quá rộng như một “cấp huyện thu nhỏ” dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được nhân dân. Hai là sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả. Đặc biệt, theo Tổng Bí thư, việc giải quyết thủ tục hành chính của dân phải ở cấp xã, phường, người dân không phải lên tỉnh, lên TP. Trước tâm tư của cử tri về việc lựa chọn cán bộ khi sắp xếp bộ máy, Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là vấn đề then chốt của then chốt, phải chọn người đủ tầm, đủ tư duy, đủ trách nhiệm phục vụ nhân dân. “Bộ máy cơ quan nhà nước không phải nơi trú chân an toàn, một người cá nhân chủ nghĩa không có chỗ trong bộ máy đó” - Tổng Bí thư nói. Về tài sản công và trụ sở dôi dư sau sáp nhập, Tổng Bí thư khẳng định sẽ không có sự lãng phí nếu tính toán phương án sử dụng phù hợp. Ông nhấn mạnh cần ưu tiên dùng trụ sở các cơ quan dôi dư sau sáp nhập cho trường học và cơ sở y tế. “Bây giờ làm gì còn đất xây trường cho các cháu đi học. Cơ quan, trụ sở dôi dư có thể ưu tiên cải tạo, mở trường, mở lớp hoặc ưu tiên cho cơ sở y tế để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân” - Tổng Bí thư nói. Ông cũng gợi mở có thể tính toán dùng những cơ sở dôi dư sau sắp xếp này cho hoạt động công cộng phục vụ nhu cầu văn hóa, thể thao của người dân.• “Cơ quan, trụ sở dôi dư có thể ưu tiên cải tạo, mở trường, mở lớp hoặc ưu tiên cho cơ sở y tế để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân” - Tổng Bí thư nói. Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý Hà Nội cần tiếp tục quan tâm sâu sắc đến việc bảo đảm chất lượng dạy và học, chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ em thủ đô. Tổng Bí thư phân tích Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn về việc tổ chức học hai buổi/ ngày đối với học sinh tiểu học và THCS. Theo Tổng Bí thư, tinh thần là không tăng thêm áp lực học tập cho học sinh, không tăng học phí, không làm tăng thêm dạy thêm, học thêm. TheoTổng Bí thư, Hà Nội nên“có chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí tại trường cho học sinh”, nhằm giảm áp lực lên các bậc phụ huynh không phải đưa đón con buổi trưa. Tổng Bí thư phân tích Hà Nội hiện có khoảng 1,2-1,3 triệu học sinh cấp tiểu học và THCS, nếu mỗi bữa ăn miễn phí khoảng 30.000 đồng, mỗi tháng Hà Nội phải chi khoảng 100 tỉ đồng. Một năm học chi phí hết khoảng 900 tỉ đồng. “Hà Nội quý I-2025 thu ngân sách khoảng 250.000 tỉ đồng thì dư sức”-Tổng Bí thư gợi mở. Theo Tổng Bí thư, TP Hà Nội nghiên cứu có thể triển khai từ năm học 2025-2026 đồng thời với việc miễn học phí thì rất tốt, có thể tăng suất ăn học đường để hỗ trợ phát triển thể chất cho các cháu. “Đấy là tôi gợi ý, các đồng chí tính toán việc này nhưng điều này cử tri rất đồng tình” - Tổng Bí thư nêu. Nên có chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm” - Tổng Bí thư Tô Lâm nói, đồng thời nhấn mạnh nếu mất an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thủ đô, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến chất lượng đô thị TP. Tiêu điểm
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==