4 Thời sự - Thứ Sáu 18-4-2025 thoisu@phapluattp.vn ĐỖ THIỆN thực hiện Kể từ năm 1975 đến nay, TP.HCM là nơi tiên phong trong các hoạt động đổi mới, thí điểm nhiều cách làm hay, đột phá, làm mẫu cho cả nước. Tiếp tục phát huy tinh thần ấy trong kỷ nguyên mới, chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, ông Lâm Đình Thắng (ảnh), Thành ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN, nhận định: Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia trở thành một “cú hích” để TP tự tin hướng tới mục tiêu “trở thành TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, kết tinh các giá trị tiên tiến của châu Á và thế giới” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Nghị quyết 57 là “chìa khóa vàng” . Phóng viên: Nghị quyết 57 có ý nghĩa thế nào với TP.HCM, thưa ông? + Ông Lâm Đình Thắng: KHCN, CĐS theo tinh thần Nghị quyết 57. Bên cạnh đó là hai nhiệm vụ khác, bao gồm phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm về giao thông, hạ tầng số, y tế, giáo dục, xã hội, thể thao, hạ tầng cứng, hạ tầng mềm; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và giữ chân nhân tài phục vụ quá trình phát triển nhanh và bền vững của TP.HCM. Những trọng tâm lớn sắp tới . Khi thực hiện Nghị quyết 57, đâu là những định hướng trọng tâm nhất? + TP.HCM hiện đang tập trung phát triển mạnh các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao về KHCN, ĐMST và CĐS, ưu tiên các ngành có tiềm năng xuất khẩu và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong quá trình đó, TP sẽ tiếp tục cải thiện mạnh TP cũng tập trung phát triển thị trường tài chính, khuyến khích, tạo cơ chế thu hút vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng gắn với KHCN, ĐMST, CĐS. Đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP), tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công thông qua hình thức PPP. Xã hội hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấp các dịch vụ này, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ. . Là một trong những địa phương trọng điểm của cả nước thực hiện Nghị quyết 57, TP.HCM đảm nhận trọng trách này ra sao? + Nhìn lại 50 năm thống nhất đất nước, gần 40 năm đổi mới, có thể thấy TP.HCM được chọn là địa phương tiên phong thí điểm, khởi nguồn nhiều cơ chế, chính sách mới, nhất là những chính sách về kinh tế thị trường. Bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng và toàn diện, siêu đô thị hơn 10 triệu dân cũng được đánh giá là đầu tàu về phát triển kinh tế, một trong những trung tâm kinh tế - tài chính năng động bậc nhất đất nước và được các tổ chức quốc tế đánh giá là có tiềm năng lớn vươn ra thế giới. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng là nơi “đất lành” của rất nhiều “đại bàng” trong kinh doanh, đầu tư, KHCN, khởi nghiệp… Đặc biệt, TP còn được tiếp sức Trung ương và TP.HCM đều kỳ vọng TP sẽ phát triển thành TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động. Trong ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, làm việc với Thành ủy TP.HCM, tháng 8-2024. Ảnh: VGP Nhìn nhận được vai trò và tiềm năng của TP.HCM, suốt 50 năm qua, TP luôn là nơi được Trung ương chọn lựa để tiến hành những sáng kiến, cách làm hay trước khi lan tỏa những mô hình tiên tiến cho cả nước. Trong 40 năm từ năm 1982, Bộ Chính trị đã bốn lần ban hành các nghị quyết quan trọng để TP thụ hưởng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo ra những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Giống như truyền thuyết Thánh Gióng, khi triều đình ban “giáp sắt”, “ngựa sắt”, “roi sắt”, còn dân làng thì góp vải may áo, góp gạo nấu cơm để Gióng vươn mình, TP.HCM hiện cũng được Trung ương và các tỉnh, TP khác trong cả nước cung cấp nhiều điều kiện, không gian đặc biệt để vươn tầm trong kỷ nguyên giàu mạnh. Cụ thể, Trung ương đã thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù như Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 98 của Quốc hội, mở đường cho TP dám nghĩ những việc chưa từng nghĩ, dám làm những việc chưa từng làm, mang lại hiệu quả vượt trội chưa từng có. Trong khi đó, các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh sắp sáp nhập, hợp nhất với TP.HCM như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương cũng góp phần lớn vào tăng trưởng GRDP của TP ở mức cao; chia sẻ các áp lực về hạ tầng, giao thông, công nghiệp, dịch vụ; đóng góp vào chuỗi giá trị cung ứng mà TP đã và đang xây dựng cho đất nước, khu vực… Đó là lý do vì sao khi Trung ương quyết định sáp nhập, đúng hơn là hợp nhất hai địa phương trên với TP, không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà giới quan sát cũng rất kỳ vọng: TP.HCM có thể trở thành một siêu đô thị (megacity) hay thậm chí là một vùng đô thị (metropolitan area) trong tương lai không xa, đúng nghĩa là “TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, kết tinh các giá trị tiên tiến của châu Á và thế giới” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Những nền tảng và tiềm năng hiện có, nếu song hành cùng tư duy đột phá cùng chiến lược phát triển mạch lạc, chúng ta có quyền kỳ vọng và sẽ tự hào về một siêu đô thị TP.HCM có thể sớm sánh vai cùng Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia) hoặc thậm chí trong tương lai xa sẽ vươn lên không thua gì Thượng Hải của Trung Quốc, không kém gì Seoul của Hàn Quốc hay Dubai của Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Muốn như vậy, TP.HCM trong kỷ nguyên mới cần tận dụng được yếu tố “hội tụ đa tầng” giữa không gian đất, biển, hạ tầng sau khi hợp nhất. Xây dựng TP cần dựa vào tư duy đột phá về quy hoạch không gian kinh tế lẫn không gian Cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, TP.HCM đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế số lớn nhất cả nước với các chỉ tiêu cụ thể nhưng cũng đầy thách thức, như nằm trong nhóm 100 TP có hệ sinh thái khởi nghiệp và ĐMST năng động nhất toàn cầu vào năm 2030 và top 50 vào năm 2045; nằm trong nhóm ba tỉnh, TP dẫn đầu về ĐMST, CĐS… Để đạt được những mục tiêu này, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, TP cũng cần sự đồng hành, hỗ trợ từ Trung ương bằng những cơ chế, chính sách tạo điều kiện để TP thực hiện. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị có thể xem như một “chìa khóa vàng” khơi thông các điểm nghẽn, tạo thêm cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa nguồn lực, thu hút đầu tư, phát triển, tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp sức để TP đạt được các mục tiêu chiến lược. Ngay sau khi Nghị quyết 57 được ban hành, TP.HCM đã triển khai thực hiện một cách khẩn trương, nghiêm túc nhằm nhanh chóng đưa các cơ chế, chính sách vào đời sống. Đặc biệt, Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2024, đã xác định một trong ba nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để TP hướng đến những mục tiêu lớn và quan trọng chính là đẩy mạnh ĐMST, mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Lãnh đạo TP cũng nhiều lần khẳng định đặc biệt chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp cũng như phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực chất lượng cao; có các chính sách đãi ngộ cạnh tranh và môi trường làm việc chuyên nghiệp cho lực lượng này. Bên cạnh đó, TP.HCM chủ động thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, trong đó ưu tiên các dự án đầu tư công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng lớn và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Tăng cường hợp tác với các TP lớn, các tổ chức quốc tế và các quốc gia có nền kinh tế phát triển để học hỏi kinh nghiệm, thu hút nguồn lực tài chính, công nghệ và tri thức. Cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, TP.HCM đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế số lớn nhất cả nước. 50 năm TP.HCM tạo cảm hứng, tiên phong tiến vào kỷ nguyên mới - Định vị siêu đô thị toàn Ngẫm về đích đến của “siêu đô thị” TP.HCM (Tiếp theo trang 1) Với những nền tảng sau 50 năm phát triển cùng “cú hích” từ các động lực khoa học công nghệ, TP.HCM đang hướng đến “siêu đô thị” định vị toàn cầu.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==