085-2025

5 an ninh, trong đó không gian kinh tế là vùng hoạt động, còn không gian an ninh là vùng bảo vệ. Hai không gian này như “răng” với “môi”, “môi hở thì răng lạnh”. Đặt trong tư duy phát triển đó, siêu đô thị TP.HCM tương lai phải vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế mạnh, vừa đảm bảo sự an tâm, khó bị tổn thương trước các tác động nội sinh hoặc ngoại sinh. Ví dụ, khi các nước lớn gia tăng rào cản thuế quan, xuất hiện xung đột, chiến tranh, thiên tai địch họa, hay các biến động khác thì người dân, doanh nghiệp (DN) ở TP có thể nhanh chóng thích ứng với mức tổn thương tối thiểu. Như vậy, đích đến cuối cùng của TP.HCM không đơn thuần là tăng trưởng hai con số, hay việc chạy đua trên các bảng xếp hạng quốc tế về TP thông minh, trung tâm tài chính quốc tế... mà là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống; mở rộng và hiện đại hóa không gian sinh sống, học tập, làm việc, vui chơi giải trí… của người dân cùng với cơ hội phát triển của DN. Nói cách khác, TP.HCM trong kỷ nguyên mới hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN. PGS-TS PHẠM THỊ THANH XUÂN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nghệ ngân hàng thuộc Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) rất lớn từ các nghị quyết của Trung ương, như Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị với các định hướng trọng tâm xoay quanh sự phát triển kinh tế - xã hội, KHCN… Từ sự ủng hộ mạnh mẽ này, TP có đủ động lực, nguồn lực và nền tảng để tiếp tục thí điểm những cái mới, đột phá trong lĩnh vực KHCN. Hướng đến trung tâm đổi mới sáng tạo quốc tế… . Nghị quyết 57 chia mục tiêu thành hai giai đoạn, một là đến năm 2030 và sau đó là tầm nhìn đến năm 2045. TP.HCM ưu tiên những hành động nào ở mỗi giai đoạn? + Ngay sau khi Nghị quyết 57 được ban hành, TP.HCM đã triển khai khẩn trương, nghiêm túc với những công việc trọng tâm. Trong đó, Thành ủy TP.HCM đã ban hành chương trình hành động cụ thể, tạo tiền đề để UBND TP triển khai các công việc, phân nhiệm, lộ trình đầy đủ. Từ đầu năm 2025, lãnh đạo TP đã trực tiếp lắng nghe, đồng thời thông qua nhiều báo cáo của các sở, ngành, trường, viện, các chuyên gia và cộng đồng DN góp ý triển khai Nghị quyết 57 một cách thực tiễn, hiệu quả nhất. Đó cũng là cách TP xác định các trọng tâm, trọng điểm trong thúc đẩy KHCN, ĐMST gắn với đời sống dân sinh, hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh. Giai đoạn từ nay đến năm 2030, TP tập trung triển khai những nhiệm vụ nền tảng: Xây dựng khung pháp lý, các cơ chế khuyến khích, tạo sự thông thoáng cho hệ sinh thái KHCN, ĐMST phát triển; hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ bản và hạ tầng nâng cao; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo ra mạng lưới hợp tác quốc tế kết nối các DN công nghệ nước ngoài với trong nước… Sau khi chúng ta tích lũy đủ hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, bước vào giai đoạn 2030-2045, TP nỗ lực vươn mình trở thành một trong những trung tâm ĐMST lớn của khu vực và thế giới, là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, xuất khẩu nhiều sản phẩm có giá trị cao. Điều quan trọng nhất, theo tôi, thước đo hiệu quả thực hiện Nghị quyết 57 biểu hiện ở mức độ tiện ích, hài lòng, thu nhập của người dân; là hiệu quả an sinh xã hội; là sức hấp dẫn của hệ sinh thái DN… Bằng chiến lược tổng thể, toàn diện . Thực hiện Nghị quyết 57, TP.HCM đã trù liệu những khó khăn, thử thách nào và giải pháp là gì? + Đứng trước những cuộc cải cách lớn hay những chương trình có tính đột phá, hệ trọng như tinh thần và mục tiêu của Nghị quyết 57, TP nhìn thấy được những cơ hội và thách thức đan xen. Trong đó, bên cạnh những có hội đã rõ, còn có những vướng mắc về thể chế, nguồn lực, hạ tầng, khả năng hấp thụ công nghệ của DN, sự phối hợp của các sở, ngành… Để vượt qua những khó khăn, thách thức này, TP.HCM đang thực hiện một chiến lược tổng thể, toàn diện, tầm nhìn dài hạn, sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của cộng đồng. TP.HCM đã thành lập các ban chỉ đạo, tổ công tác liên ngành để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các đơn vị và thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác truyền thông. Đồng thời, nhanh chóng cụ thể hóa Nghị quyết 57 thành các kế hoạch, chương trình, đề án chi tiết với các quy định, cơ chế rõ ràng, dễ thực hiện. Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và thay đổi tư duy cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là về KHCN, ĐMST và CĐS. Cùng với đó, xây dựng và phát huy hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng... hấp dẫn các nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, ĐMST và CĐS. Đặc biệt, TP.HCM đang xây dựng trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đẩy mạnh phát triển, mở rộng xây dựng hệ sinh thái các khu công nghệ cao, trung tâm ĐMST với trang thiết bị hiện đại, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số song song với hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị. Trong đó, chú trọng xây dựng mạng lưới băng thông rộng, an toàn, phủ sóng toàn TP, phát triển các nền tảng số dùng chung, cơ sở dữ liệu lớn… Tôi tin tưởng việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, các định hướng trên sẽ giúp TP.HCM huy động tối đa nguồn lực, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 57, từ đó đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước. . Xin cảm ơn ông.• Thời sự - Thứ Sáu 18-4-2025 thoisu@phapluattp.vn Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần. Ảnh: HOÀNG GIANG Bài cuối cầu vì chất lượng sống người dân Thước đo hiệu quả thực hiện Nghị quyết 57 biểu hiện ở mức độ tiện ích, hài lòng, thu nhập của người dân; là hiệu quả an sinh xã hội; là sức hấp dẫn của hệ sinh thái doanh nghiệp. Ý kiến TS TRẦN DU LỊCH, Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98: Chuyển đổi kép và khát vọng vươn tầm thế giới Để đạt khát vọng TP.HCM trở thành TP toàn cầu trong kỷ nguyên mới, cần tập trung phát triển theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó phải đặt trọng tâm phát triển vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết 24 và định hướng theo Nghị quyết 31. Trong 15 năm tới, TP phải đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số, vẫn giữ được bản sắc của một đô thị xanh, một đô thị sáng tạo, đặt phát triển văn hóa - thể thao song song với phát triển kinh tế - xã hội của TP. Nhất quyết TP.HCM phải thực hiện chuyển đổi kép là chuyển đổi xanh và CĐS. Về chuyển đổi xanh, trọng tâm là bắt đầu từ vấn đề giao thông. TP phải làm xong 355 km đường sắt đô thị trong 10 năm tới, dần chuyển từ giao thông cá nhân sang giao thông công cộng, làm nền tảng để giảm khí thải giao thông. Về CĐS, TP.HCM phải đi đầu trong việc triển khai Nghị quyết 57; xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; hoàn thiện các tuyến đường kết nối giao thông đồng bộ; sớm xây dựng hệ thống hạ tầng số, các trung tâm big data… phục vụ CĐS. GS-TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI, nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM: TP.HCM thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới Tăng trưởng từ 8% và tiệm cận hai con số trở lên là điều hoàn toàn có thể đối với TP.HCM trong giai đoạn 2025-2030. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, TP cần có thêm những động lực tăng trưởng mới, bao gồm nhiều yếu tố quan trọng làm tăng tổng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Thứ nhất, ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghệ, ĐMST, liên kết vùng, mở rộng không gian phát triển (ngầm/không gian cao). Ví dụ, TP đã có đề án chuyển đổi công nghiệp định hướng chuyển từ thâm dụng lao động sang ưu tiên tận dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường; hay đề án phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ lớn hiện đại có giá trị gia tăng cao của cả nước. Hay như việc TP đã chủ động thúc đẩy các dự án tạo vành đai công nghiệp/vành đai logistics vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ qua việc tham gia chủ động và sáng tạo thúc đẩy các dự án đường vành đai 3, vành đai 4, mở rộng không gian giao thông kết nối phía đông và phía tây nhằm giảm chi phí cho DN. Hiện tại TP đã và đang từng bước hình thành hệ sinh thái công nghiệp - dịch vụ mô hình 4-5-6, tiếp tục nâng cấp bốn ngành công nghiệp truyền thống, đầu tư phát triển năm ngành công nghiệp mới theo xu thế toàn cầu và sáu ngành dịch vụ tiềm năng. Thứ hai, ưu tiên các động lực tăng trưởng mới như siêu cảng Cần Giờ kết nối đông tây và kết nối quốc tế, ưu tiên hình thành tổ chức tài chính quốc tế (IFC) để huy động dòng tài chính quốc tế thúc đẩy đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi kép, thúc đẩy thu hút tài năng và thu hút công nghệ. Song song đó, cần giải quyết các điểm nghẽn về môi trường, nâng cao chỉ số TP thông minh. Từ đó mới biến các khát vọng thu hút tài năng, thu hút tập đoàn công nghệ, tập đoàn tài chính, nhà đầu tư chiến lược sinh sống và làm việc ở TP.HCM. THANH TUYỀN ghi Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là hướng đi trọng tâm của TP trong kỷ nguyên mới. Trong ảnh: Hoạt động nghiên cứu lĩnh vực vi mạch bán dẫn tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: HOÀNG QUÂN

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==