6 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: QH Thời sự - Thứ Sáu 18-4-2025 8% là rất khó khăn. “Cũng có người hỏi sắp tăng lương, vừa mới tăng năm ngoái, năm nay lấy đâu mà tăng nữa?” - ông Định nói và cho rằng đừng để người dân kỳ vọng sẽ điều chỉnh tăng lương trong thời gian tới. Theo ông Định, trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sáp nhập các đơn vị hành chính hiện nay thì vấn đề này cần được thảo luận thấu đáo. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng phải “tính toán thật thận trọng” vì nếu không khéo thì người dân sẽ hiểu tới đây sẽ điều chỉnh tăng lương nữa. Ông đề nghị báo chí tuyên truyền rõ là “báo cáo của Chính phủ về thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương, đã quyết tăng lương từ ngày 1-7-2024, năm 2025 không còn nguồn ngân sách để bố trí tiếp tục tăng như năm 2024”. Theo Chủ tịch QH, việc sắp xếp tổ chức bộ máy hiện nay còn nhiều vấn đề, từ giảm biên chế đến bố trí kinh phí theo Nghị định 177, Nghị định 178. Những số liệu này cần được làm rõ và báo cáo rõ cho QH. “Tôi thấy cải cách tiền lương là một vấn đề phức tạp và mới chỉ có báo cáo nhưng đòi hỏi phải cân nhắc nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị” - Chủ tịch QH nói. Ông đề nghị khuyến khích trả lương theo hiệu suất công việc, áp dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu suất rõ ràng để thưởng. Bởi các khoản thưởng sẽ làm cho người được thưởng rất phấn khởi vì mang tính động viên. “Giấy khen kèm theo bánh mì, khen thưởng thì khen phải có thưởng” - Chủ tịch QH nói và đề nghị giảm phụ thuộc vào phụ cấp, tăng cường quyền lợi của người lao động để hài hòa lợi ích. “Tôi đi Singapore, tôi hỏi bây giờ tinh gọn bộ máy Singapore dựa vào gì. Người ta nói dựa vào công nghệ số và trả lương cao. Tinh gọn thì mới có tiền để trả lương cao, còn công nghệ số để không phụ thuộc vào con người nhiều” - ông Mẫn kể. Nêu cụ thể hơn, Chủ tịch QH cho hay đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM hết khoảng 130 tỉ USD, đường sắt tốc độ cao là 67 tỉ USD, điện hạt nhân… là những công trình phải huy động nhiều nguồn lực. Quy mô GDP nước ta mới 470 tỉ USD, dự trữ ngoại tệ thì hơn 100 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 4.700 USD. “Còn rất thấp! Không phải như vậy là đã phát triển đâu” - ông Mẫn nói. Lùi một bước và tính toán, báo cáo sau Giải trình, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ đang hướng dẫn các địa phương thực hiện theo tinh thần Nghị định 178 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 67), Nghị định 117. Cơ quan này cũng đang tham mưu để có thêm chính sách đối với đối tượng người hoạt động không chuyên trách nghỉ theo tinh thần chỉ đạo chung của cấp có thẩm quyền. “Gói ghém toàn bộ chính sách này tác động phải nói cũng tương đối lớn” - bà Trà thừa nhận. Theo Bộ trưởng Trà, năm 2026, cả nước sẽ phải tập trung hoàn thiện lại toàn bộ hệ thống thể chế tác động trực tiếp đến việc xây dựng chính quyền địa phương hai cấp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. “Nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng bị tác động trực tiếp này cũng rất lớn nên chúng tôi chưa dám đề xuất điều chỉnh mức lương CHÂN LUẬ N Ngày 17-4, tại phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận báo cáo của Chính phủ về thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội. Sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH Nguyễn Đắc Vinh trình bày thẩm tra sơ bộ, các ủy viên UBTVQH đã cho ý kiến. Tăng lương là thành tựu lớn nhưng phải “tính toán thận trọng” Cơ bản thống nhất với báo cáo, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định đánh giá trong điều kiện đất nước ta còn nghèo và nhiều khó khăn nhưng đợt tăng lương, điều chỉnh lương năm 2024 vừa rồi là một thành tựu rất đáng ghi nhận. Tuy vậy, ông Định cho rằng nhiệm vụ tới đây là “rất nặng nề” vì trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng GDP cơ sở và các đối tượng liên quan vào năm 2026. Việc đó chúng tôi sẽ báo cáo sau. Đến thời điểm này thì chưa có căn cứ, chưa có cơ sở vì còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế năm 2025” - Bộ trưởng Trà nói và cho rằng phải lùi sau một bước và tính toán. Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Thanh cho rằng cần rà soát, cập nhật thông tin, số liệu để đảm bảo tính chính xác và thống nhất. Tiếp tục rà soát, bổ sung những kết quả, bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, làm rõ nguyên nhân và có những đề xuất, kiến nghị, giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Bà yêu cầu cần có dự báo những khó khăn, thách thức trong thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27, nhất là trong bối cảnh sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.• “Tôi thấy cải cách tiền lương là một vấn đề phức tạp và mới chỉ có báo cáo nhưng đòi hỏi phải cân nhắc nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị” - Chủ tịch Quốc hội nói. thoisu@phapluattp.vn Chưa có căn cứ để đề xuất tăng lương cơ sở trong năm 2026 Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, thời điểm này chưa có căn cứ để đề xuất thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2026 vì còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế năm 2025… Chi trả phần tăng thêm sau điều chỉnh lương còn chậm Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH Nguyễn Đắc Vinh cho hay qua tiếp xúc cử tri, khảo sát tại một số địa phương, vẫn có những khó khăn nhất định cần Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, có giải pháp khắc phục. Cụ thể, việc chi trả phần tăng thêm sau khi điều chỉnh mức lương cơ sở (tăng lên 2,34 triệu đồng) ở một số địa phương, cơ quan còn chậm. Kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo Nghị định 77/2024 chưa được cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán năm 2024 kịp thời khiến những đối tượng này tâm tư, phản ánh tại các cuộc tiếp xúc cử tri. Do một số đơn vị chậm thực hiện chi trả theo chế độ tiền lương mới nên việc đóng BHYT, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhất định. Chưa kể một số đối tượng không phải là đối tượng thuộc khu vực công nhưng lại bị tác động bởi chính sách này do ảnh hưởng của việc tăng mức đóng BHYT, BHXH tự nguyện. Tiêu điểm Sáng 17-4, UBTVQH cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi. Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết nghị quyết nhằm xây dựng hành lang pháp lý để huy động nguồn lực đầu tư đảm bảo các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mẫu giáo. Dự thảo nghị quyết tập trung giải quyết các nhóm chính sách: Ưu đãi đối với trẻ mẫu giáo trong độ tuổi thực hiện phổ cập, nâng mức hỗ trợ tiền ăn trưa so với quy định hiện hành cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi. Chính phủ dự kiến cần tổng kinh phí hơn 116,3 ngàn tỉ đồng để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3-5 tuổi (giai đoạn 2026-2030). Trong đó, dự kiến kinh phí thực hiện chính sách đối với trẻ mẫu giáo 1.062 tỉ đồng/năm, bao gồm hỗ trợ chi phí học tập 150.000 đồng/tháng/trẻ trong chín tháng; hỗ trợ ăn trưa 200.000 đồng/tháng/trẻ trong chín tháng, tăng so với mức cũ là 160.000 đồng/tháng… Dự kiến nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH Nguyễn Đắc Vinh cho biết theo tờ trình của Chính phủ, để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn. Cần xác định lộ trình theo từng năm học trong giai đoạn 2026-2030. Lộ trình này cần được quy định trong nghị quyết để có cơ sở lập kế hoạch chuẩn bị các điều kiện bảo đảm như xây dựng trường, lớp; kinh phí thực hiện xây dựng trường, lớp theo đề án hằng năm... Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tập trung đánh giá số lượng giáo viên mầm non, khả năng bố trí biên chế; xác định cụ thể số lượng giáo viên mầm non thiếu cần bổ sung hằng năm phù hợp với lộ trình phát triển trường, lớp, số biên chế giáo viên mầm non cần bổ sung giai đoạn 2026-2030. Rà soát, đánh giá kỹ lưỡng các số liệu; khả năng cân đối ngân sách nhà nước chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo; khả năng cân đối ngân sách của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn… Đề xuất tăng mức hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non lên 200.000 đồng/tháng Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: QH
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==