085-2025

7 của các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hiện nay đều có thể giao cho đội ngũ LS hiện tại đảm nhiệm. Nếu Nhà nước muốn thành lập LSC để tham gia bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp nhà nước, các bộ, sở, các cơ quan, ban ngành thì chỉ cần thay đổi các chính sách, chế độ để các LS tham gia bảo vệ cho Nhà nước, cho lợi ích công. Vì vậy, nên tận dụng hơn 20.000 LS hiện nay, tận dụng thành quả đóng góp 80 năm qua, hệ thống pháp luật xây dựng theo hướng này. Phương án này vừa không vi phạm nguyên tắc độc lập của nghề LS, không xây dựng thêm bộ máy mới và không cần sửa luật. Việc đặt ra chế định LSC sẽ thêm cồng kềnh, lãng phí ngân sách nhà nước, pha loãng chất LS của đội ngũ LS Việt Nam… Từ đó, LS Hải đề xuất Bộ Tư pháp thay vì xây dựng chế định LSC thì nên tham mưu ban hành cơ chế, chính sách về các trường hợp nên mời LS tham gia, tạo điều kiện cho các LS tham gia bảo vệ lợi ích công (cho doanh nghiệp nhà nước, các bộ, ngành và địa phương). Đồng tình, LS Phan Thông Anh (Đoàn LS tỉnh Bình Phước) cũng cho rằng không nên thành lập LSC để hình thành LSC và LST. Về mô hình Bộ Tư pháp đưa ra, ông Anh chọn mô hình 2 (thu hút LST tham gia bảo vệ lợi ích công). Nên để LS hoạt động bình thường và Nhà nước có thể hợp tác bằng một hợp đồng, tức khi cần có thể ký hợp đồng với LS để tham gia. Về nội dung, LS tham gia bảo vệ cho Nhà nước trong các phiên tòa hành chính, tư vấn trợ giúp pháp lý, tư vấn các vụ án tranh chấp quốc tế và tư vấn pháp lý cho các dự án ODA. Về quản lý nên đặt dưới sự quản lý của Sở Tư pháp địa phương.• đặc biệt trong công tác khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp pháp lý… Tuy nhiên, bà Ngọc cũng chỉ ra thực tiễn rằng số lượng LS tham gia bảo vệ lợi ích công tại Bình Dương còn chiếm tỉ lệ thấp so với vụ việc phát sinh trên thực tế, chưa huy động tập hợp được hết trí tuệ của LS trong giải quyết vụ việc, chưa có cơ chế đặc thù, nguồn kinh phí chi trả cho LS tham gia vụ việc. Từ đó, bà Ngọc nhận thấy việc xây dựng và phát triển đội ngũ LSC là một hướng đi cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Đội ngũ này không chỉ tham gia bảo vệ lợi ích của Nhà nước trong các vụ việc pháp lý mà còn hỗ trợ xây dựng chính sách, thẩm định văn bản, giải quyết khiếu nại, tố cáo... Đặt ra chế định LSC sẽ thêm cồng kềnh, lãng phí Trong khi đó, LS Hà Hải (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS TP.HCM) không ủng hộ chế định LSC. Theo LS Hải, hiện nay có ba phương án đưa ra là nâng cấp công chức, viên chức làm luật công, tuyển dụng LS làm LSC và sử dụng chính LS của chúng ta cung cấp dịch vụ pháp lý cho Nhà nước. Hiện nay đã có LSC rồi, đó chính là các LS thực hiện trợ giúp pháp lý cho người yếu thế, tham gia án chỉ định, tuyên truyền pháp luật… Tất cả vấn đề đặt ra về nhu cầu hình thành LSC, kể cả nhiệm vụ dám phát biểu ý kiến. Do đó, nên có LSC để đại diện, bảo vệ quyền lợi cho các cơ quan nhà nước. Đồng tình, bà Nguyễn Thị Phương Ngọc (Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương) cho biết hiện nay có rất nhiều vụ án tranh chấp đất đai, đầu tư… mà cơ quan nhà nước phải tham gia. Việc có LSC tham gia sẽ bảo vệ các lợi ích công tốt hơn. Cũng theo bà Ngọc, việc thu hút đội ngũ LS tham gia bảo vệ lợi ích công góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, Ngày 6-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil). Vụ án này, bả y bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trong đó có bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil), Nguyễn Thị Như Phương (phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil), Lê Đức Thọ (cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre), Trần Duy Đông (cựu vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), Hoàng Anh Tuấn (cựu phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Nguyễn Lộc An (cựu phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và Lê Duy Minh (cựu cục trưởng Cục Thuế TP.HCM). Xét xử sơ thẩm hồi tháng 11-2024, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Hạnh 30 năm tù về hai tội là đưa hối lộ; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ một năm sáu tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 28 năm tù. Bị cáo Hạnh phả i nộp lại hơn 1.705 tỉ đồng. Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 8-2016 đến tháng 5-2023, bị cáo Hạnh đã chỉ đạo nhân viên chuyển tiền Quỹ bình ổn giá vào tài khoản cá nhân để sử dụng, không hoàn trả 219 tỉ đồng. Đồng thời, sử dụ ng cá nhân 1.244 tỉ đồng thu hộ cho Nhà nước tiền thuế bảo vệ môi trường. HỮ U ĐĂNG Pháp luật & cuộc sống - Thứ Sáu 18-4-2025 YẾ N CHÂU Ngày 17-4, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo kiến nghị giải pháp thu hút luật sư (LS) tham gia vào việc bảo vệ lợi ích công. Nên có LS công đại diện cho các cơ quan nhà nước Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, bà Phạm Thùy Linh (đại diện Cục Bổ trợ tư pháp) cho rằng hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ về chế định LS công (LSC). Chế định LSC hay LS bảo vệ cho lợi ích công là một khái niệm mới, cần được nghiên cứu. Bà Linh nêu tại hội thảo một số mô hình LSC để các đại biểu cùng thảo luận và có thể đề xuất mô hình khác. Mô hình 1: Thành lập một hệ thống LSC là người làm việc trong nhà nước song song với LS tư (LST) (có chuyển đổi từ đội ngũ pháp chế viên, trợ giúp viên pháp lý không hoặc xây dựng mô hình LSC mới như thế nào). Mô hình 2: Thu hút LST tham gia bảo vệ lợi ích công (cách thức, cơ chế thu hút, chính sách thu hút cụ thể). Mô hình 3: Kết hợp vừa thu hút LST tham gia bảo vệ lợi ích công vừa hình thành văn phòng LSC trực thuộc một cơ quan nhà nước (Chính phủ/ Bộ Tư pháp/ Bộ Công Thương...). LS Lê Hồng Nguyên (Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn LS Việt Nam) cho rằng hiện nay trong các vụ án hành chính, các cơ quan quản lý nhà nước hầu như vắng mặt, tỉ lệ tham gia chỉ hơn 10%. Lãnh đạo các cơ quan thường hay vắng mặt hoặc ủy quyền cho cấp dưới như các chuyên viên tham gia nhưng chuyên viên lại không Bà Phạm Thùy Linh (đại diện Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp) báo cáo đề dẫn tại hội thảo. Ảnh: YC LS Hải đề xuất Bộ Tư pháp thay vì xây dựng chế định LSC thì nên tham mưu ban hành cơ chế, chính sách mời LS tham gia, tạo điều kiện cho các LS tham gia bảo vệ lợi ích công… Bà chủ Xuyên Việt Oil sắp hầu tòa phúc thẩm phapluat@phapluattp.vn Có nên xây dựng chế định luật sư công? Việc luật sư tham gia bảo vệ lợi ích công là điều cần thiết, tuy nhiên có nhiều quan điểm khác nhau về xây dựng chế định luật sư công. Việc thành lập chế định LSC là không cần thiết. Bởi đã là LS, đều có và phải thực hiện chức năng xã hội của LS như quy định tại Điều 3 Luật LS, có nghĩa vụ tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu, có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý... Tức đã là LS thì đều có nghĩa vụ, có quyền tham gia bảo vệ lợi ích công mà không có sự phân biệt là luật công thì mới tham gia bảo vệ lợi ích công. Thực tế nhiều năm qua, LS Việt Nam đã tham gia bảo vệ lợi ích công và mang lại hiệu quả đáng kể cho đất nước. Với 20.000 LS thì LS Việt Nam đã và đang tham gia bảo vệ lợi ích công ngày càng nhiều hơn. Đi kèm đó, chất lượng LS tham gia bảo vệ lợi ích công cũng ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tinh gọn bộ máy nhà nước, việc xây dựng định chế LSC bên cạnh đội ngũ LST, lập đội ngũ này thông qua tuyển dụng họ làm viên chức hoặc thành lập văn phòng LSC trực thuộc cơ quan nhà nước là không phù hợp. Việc thành lập đội ngũ LSC thông qua những hình thức này sẽ khó tránh được những mâu thuẫn, xung đột giữa quy định của Luật LS về một trong những nguyên tắc hành nghề của LS là độc lập với các nguyên tắc, quy định đối với viên chức. Ngoài ra, việc xây dựng định chế LSC khó tránh việc xảy ra nhận thức, ý thức của LSC thì quan trọng hơn, ý nghĩa hơn, cần được bảo vệ hơn, cần được tạo điều kiện hơn LST. Từ đó, có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử, sự không bình đẳng giữa LSC, LST khi hoạt động hành nghề LS. LS NGUYỄN BẢO TRÂM, Đoàn LS TP.HCM Luật sư Nguyễn Bảo Trâm (Đoàn Luật sư TP.HCM) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: YC Không cần thiết xây dựng luật sư công

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==