10 batdongsan@phapluattp.vn khiến lợi nhuận dự kiến bị co hẹp đáng kể, thậm chí có nguy cơ lỗ. “Chính yếu tố thời gian chờ đợi kéo dài, gây phát sinh chi phí và gia tăng rủi ro mới là điều khiến các dự án NƠXH trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Chỉ cần dự án chậm tiến độ một năm thôi, chi phí có thể tăng thêm ít nhất 10%” - đại diện một chủ đầu tư chia sẻ. Dưới góc độ chuyên gia, TS Huỳnh Phước Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Kinh tế, luật và quản lý (ĐH Kinh tế TP.HCM), cho rằng song song với việc điều chỉnh lợi nhuận định mức, cần phải đặt trọng tâm vào việc cải cách, tái cấu trúc toàn diện quy trình, thủ tục đầu tư phát triển NƠXH. “Chúng ta không thể áp dụng máy móc quy trình đầu tư phức tạp của nhà ở thương mại cho NƠXH. Cần phải có những quy định đặc thù, tinh gọn hơn, rút ngắn tối đa các khâu không cần thiết” - TS Nghĩa nói. Theo vị chuyên gia này, phải có cơ chế cấp phép nhanh, giao đất sạch nhanh, phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế cơ sở gọn lẹ để giảm thiểu chi phí cơ hội và chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, trách nhiệm và quyết liệt từ nhiều sở, ngành, địa phương.• QUANG HUY Đề xuất nâng biên lợi nhuận định mức cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội (NƠXH) từ 10% lên tối đa 13% của Bộ Xây dựng đang tạo hiệu ứng tích cực bước đầu. Giới doanh nghiệp và chuyên gia bất động sản nhìn nhận đây là điều chỉnh cần thiết để tăng tính hấp dẫn cho phân khúc nhà ở thiết yếu này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cảnh báo nếu không giải quyết đồng bộ và triệt để các vướng mắc về thủ tục pháp lý, quy trình đầu tư và chính sách tín dụng hỗ trợ người mua thì mục tiêu tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ vẫn khó được như kỳ vọng. Cần thiết nhưng chưa đủ sức hút Đề xuất nâng mức lợi nhuận định mức tối đa cho chủ đầu tư NƠXH từ 10% lên 13% tổng chi phí đầu tư xây dựng (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tiền sử dụng đất), nằm trong dự thảo nghị quyết của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển NƠXH. Ngay khi được đưa ra, đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều doanh nghiệp và hiệp hội trong ngành bất động sản. Lý do là mức lợi nhuận 10% hiện hành được xem là quá thấp, không đủ bù đắp rủi ro và chi phí thực tế khiến doanh nghiệp không mặn mà tham gia vào lĩnh vực vốn được xem là khó nhằn này. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH TM-XD Lê Thành, một đơn vị có kinh nghiệm phát triển NƠXH tại TP.HCM, thẳng thắn chia sẻ con số 10% lợi nhuận thực chất chỉ tồn tại “trên giấy”. Ông phân tích: “Khi triển khai thực tế, hàng loạt chi phí phát sinh không lường trước được, từ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng có thể kéo dài và đội giá, giá vật liệu xây dựng biến động liên tục, đến thời gian hoàn tất thủ tục pháp lý có thể mất vài năm. Tất cả yếu tố này bào mòn lợi nhuận dự kiến khiến mức lãi thực tế mà doanh nghiệp thu về thường chỉ dao động quanh 6%-7%”. Ông Nghĩa đặt bài toán so sánh đơn giản: Với mức lợi nhuận thực tế thấp như vậy, lại phải đối mặt với quy trình phức tạp, rủi ro cao thì việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư vào các phân khúc bất động sản khác rõ ràng hấp dẫn hơn nhiều. Doanh nghiệp khó có động lực để dồn tâm sức vào NƠXH. Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động Một dự án nhà ở xã hội ở TP.HCM. Ảnh: QH sản TP.HCM (HoREA), cho rằng việc nâng mức lợi nhuận lên 13% là một bước đi hợp lý và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nó thể hiện sự lắng nghe của cơ quan quản lý trước những khó khăn của doanh nghiệp và tạo ra lực hấp dẫn ban đầu, khuyến khích các nhà đầu tư cân nhắc quay lại hoặc tham gia mới vào phân khúc NƠXH. Hiện nay, suất đầu tư xây dựng NƠXH đang bị khống chế so với nhà ở thương mại cùng cấp công trình và chất lượng tương đương. Trong khi đó, các yêu cầu về thủ tục đầu tư, tiêu chuẩn thiết kế, nghiệm thu... gần như không khác biệt nhiều. Nếu không có cơ chế ưu đãi rõ ràng hơn về lợi nhuận, cộng thêm các hỗ trợ khác, doanh nghiệp sẽ không thể có động lực để tham gia một cách bền vững. Tuy nhiên, cả ông Nghĩa và ông Châu đều nhấn mạnh rằng chỉ riêng việc tăng biên độ lợi nhuận là chưa đủ để tạo ra một cú hích thực sự cho thị trường NƠXH. Ông Châu chỉ ra: “Chúng ta có thể nâng lợi nhuận lên 15%, thậm chí cao hơn nữa nhưng nếu thủ tục, các quy định còn chồng chéo, thời gian phê duyệt dự án kéo dài thì cũng sẽ không có nhiều doanh nghiệp dám mạnh dạn đổ hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng vào lĩnh vực này”. Nút thắt thủ tục: Rào cản chính cần được tháo gỡ Thực tế cho thấy đằng sau mỗi dự án NƠXH là sự phức tạp và kéo dài của quy trình hành chính. Đây mới là điểm nghẽn lớn nhất khiến nguồn cung NƠXH luôn khan hiếm so với nhu cầu khổng lồ. Các doanh nghiệp cho biết mất nhiều thời gian chỉ để hoàn tất các bước thủ tục pháp lý cho một dự án NƠXH quy mô vừa. Trong suốt thời gian chờ đợi đó, giá nguyên vật liệu xây dựng leo thang không ngừng, lãi suất vay vốn ngân hàng cũng tăng theo thị trường. Thế nhưng khung giá bán NƠXH lại gần như bị cố định, không thể điều chỉnh tương ứng. Điều này dẫn đến tình trạng chi phí đầu vào đội lên rất cao trong khi giá bán đầu ra không đổi, điều này Đằng sau mỗi dự án nhà ở xã hội là sự phức tạp và kéo dài của quy trình hành chính. Đây mới là điểm nghẽn lớn nhất khiến nguồn cung nhà ở xã hội luôn khan hiếm. Lãi suất ưu đãi cho người vay mua NƠXH phải ổn định 25-30 năm Bên cạnh thủ tục, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, đặc biệt nhấn mạnh vai trò then chốt của chính sách tín dụng ưu đãi dành cho cả chủ đầu tư và người mua NƠXH. Ông nhắc lại bài học thành công từ gói tín dụng 30.000 tỉ đồng giai đoạn 2013-2016: “Gói tín dụng đó đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa rất tích cực, giúp hàng chục ngàn hộ gia đình thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà ở. Nếu một người trẻ, một cặp vợ chồng mới cưới có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất ổn định trong thời gian dài, khoảng 2025 năm, mỗi tháng trả góp chỉ 5-7 triệu đồng thì giấc mơ an cư tại các đô thị lớn hoàn toàn có thể thành hiện thực”. Đây là giải pháp mang tính thực tế cao, vừa hỗ trợ trực tiếp cho người dân (kích cầu), vừa tạo đầu ra ổn định cho doanh nghiệp (kích cung). Ông Châu đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nên nghiên cứu xây dựng các gói tín dụng ưu đãi mới, quy mô lớn hơn với cơ chế lãi suất ổn định theo chu kỳ dài hạn, giúp cả người dân và doanh nghiệp yên tâm lập kế hoạch tài chính dài hạn. Đề xuất của Bộ Xây dựng tăng lợi nhuận nhà ở xã hội lên 13% được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia phân khúc này hơn. Ngày 18-4, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị về ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ. Theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, sở đã tổ chức cuộc thi tuyển “Ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ tại phường An Bình, TP Biên Hòa”. Trong cuộc thi, liên danh Công ty CP Tư vấn quốc tế ENCITY và PT Studio Rancang Urban Selaras (URBAN+) đoạt giải nhất. Theo dự kiến khu trung tâm chính trị - hành chính tỉnh có quy mô diện tích khoảng 105 ha, gồm có ba khối tòa nhà hành chính, trung tâm hội nghị, quảng trường; các khu dịch vụ đô thị… tổng mức đầu tư khoảng 8.600 tỉ đồng. Dự kiến hạ tầng khu trung tâm chính trị - hành chính sẽ được khởi công vào cuối năm 2026, xây dựng các công trình từ giữa năm 2027 và hoàn thành vào cuối năm 2029. Tại hội nghị, Sở Xây dựng cũng kiến nghị tỉnh xem xét cho chủ trương thống nhất về quy mô và phạm vi ranh giới khu trung tâm chính trị - hành chính tỉnh. Từ đó làm cơ sở để cập nhật vào quy hoạch chung TP Biên Hòa trình Bộ Xây dựng; đồng thời, cập nhật điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu. Ngoài ra, trung tâm hành chính mới có sự gắn kết tổng thể đô thị dịch vụ Biên Hòa 1, tạo điều kiện thuận lợi điều hành sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu phục vụ người dân hiệu quả. VŨ HỘI Dự kiến xây khu Trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai rộng hơn 100 ha Nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận, vẫn lo vướng thủ tục Quảng cáo Công ty Luật TNHH Một thành viên GETWIN xin lỗi Công ty Luật TNHH Winco về việc đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “WINLAW”, “LAWWIN” của Công ty Luật TNHH Winco. Phối cảnh khu trung tâm chính trị - hành chính tỉnh theo phương án đoạt giải nhất cuộc thi. Ảnh: PV Bất động sản - Thứ Bảy 19-4-2025
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==