16 THẢ O VY Hôm nay (ngày 19-4), phái đoàn Mỹ và Iran sẽ có cuộc đàm phán tại thủ đô Rome (Ý) về chương trình hạt nhân của Tehran. Cuộc đối thoại diễn ra đúng một tuần sau vòng đàm phán đầu tiên của phái đoàn hai nước tại Oman. Lập trường hai bên trước vòng đàm phán thứ hai Vòng đàm phán thứ nhất giữa phái đoàn Mỹ và Iran diễn ra vào ngày 12-4, đánh dấu lần gặp đầu tiên giữa Iran và chính quyền Tổng thống Donald Trump, tính cả nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Cuộc đàm phán có sự tham gia của đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff, Đại sứ Mỹ tại Oman Ana Escrogima và Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi. Sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Araghchi cho biết cuộc đàm phán diễn ra 2 tiếng rưỡi trong “bầu không khí hiệu quả, bình tĩnh và tích cực”. Nhà Trắng cũng ra thông cáo gọi cuộc đàm phán là “rất tích cực và mang tính xây dựng”. Hai bên đến nay vẫn giữ bí mật về nội dung của vòng đàm phán đầu tiên. Tuy nhiên, một nguồn tin từ Oman nói với Reuters rằng trọng tâm hiện tại của cuộc đàm phán là giảm căng thẳng khu vực, trao đổi tù nhân và các thỏa thuận giới hạn nhằm giảm nhẹ lệnh trừng phạt đối với Iran để đổi lấy việc kiểm soát chương trình hạt nhân của Tehran. Ngày 16-4, Bộ Ngoại giao Iran ra tuyên bố xác nhận Ngoại trưởng Araghchi và đặc phái viên của Witkoff sẽ có vòng đàm phán thứ hai tờ Euronews. Người đứng đầu IAEA cho biết cơ quan này đang liên lạc với nhà đàm phán phía Mỹ để xem xét khả năng IAEA có thể “đóng vai trò cầu nối giữa Iran và Mỹ, cũng như hỗ trợ để đạt được một kết quả tích cực”. Cũng theo ông Grossi, Iran “không còn xa” ngưỡng có thể sản xuất vũ khí hạt nhân. Theo giới quan sát, một tiền đề để Mỹ có thể dễ dàng đàm phán hơn với Iran là vị thế của Tehran đã suy yếu đáng kể trong thời gian qua. “Iran chắc chắn đang ở trong tình hình khác so với năm 2016 hoặc thậm chí là năm 2023” - bà Aniseh Bassiri Tabrizi, nhà nghiên cứu tại chương trình Trung Đông và Bắc Phi của Viện Chatham House (Anh), nói với đài NBC News. Bà Tabrizi lưu ý rằng “rất nhiều điều đã xảy ra chỉ riêng trong năm rưỡi qua” với sự suy yếu của các lực lượng ủy nhiệm của Tehran. Những năm gần đây, Iran đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nước này bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 và các lệnh trừng phạt từ phương Tây cũng như khủng hoảng kinh tế. Cùng lúc đó, chiến sự giữa Israel với nhóm vũ trang Hamas (Dải Gaza) và Hezbollah (Lebanon) đã làm suy yếu nghiêm trọng hai đồng minh quan trọng nhất của Iran trong khu vực. Mỹ cũng đang không kích nhóm vũ trang Houthis (Yemen) - một đồng minh khác của Tehran. Thêm vào đó, nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump đang gây thêm áp lực lên Tehran, lần này thông qua cuộc chính sách thuế quan áp dụng trên toàn cầu. Chính sách thuế quan của Mỹ đã khiến thị trường thế giới rơi vào tình trạng khó lường, kéo giá dầu sụt giảm. “Nền kinh tế Iran đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng và lạm phát vẫn tiếp tục tăng. Đồng tiền của Iran đã rớt giá kể từ tháng 11-2024, cơ sở hạ tầng thì xuống cấp nghiêm trọng và giờ họ lại sắp hứng thêm cú sốc giá dầu giảm vì cuộc phiêu lưu thuế quan của ông Trump” - Euronews dẫn lời ông Scott Lucas, GS quan hệ quốc tế tại ĐH Dublin (Ireland). Bối cảnh trên đã khiến Iran chủ động hơn trong các cuộc đàm phán dù trước đó lãnh đạo tối cao Iran - ông Ali Khamenei từng tuyên bố công khai rằng “sẽ không đàm phán với kẻ bắt nạt”. “Điều Iran muốn rất rõ ràng: Dỡ bỏ trừng phạt. Họ muốn được giao thương, được kết nối lại với hệ thống quốc tế” - GS Lucas nói thêm. Do đó, các chuyên gia cho rằng kết quả của đàm phán sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ yêu cầu gì và Iran sẵn sàng nhượng bộ đến mức nào.• Quốc tế - Thứ Bảy 19-4-2025 tại Rome và Oman tiếp tục là bên trung gian cho cuộc gặp. Trước thềm vòng đàm phán thứ hai, đã có những tuyên bố mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Mỹ về việc chính xác thì Washington đang đòi hỏi gì ở Iran trong các cuộc đàm phán, theo tờ The New York Times. Trong khi Tổng thống Trump từng nói rằng ông không muốn Tehran phát triển chương trình hạt nhân thành vũ khí và sở hữu bom nguyên tử, thì cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Waltz đã đưa ra lập luận cứng rắn hơn là Iran phải dỡ bỏ chương trình làm giàu hạt nhân nếu muốn đi đến thỏa thuận. Hôm 14-4, đặc phái viên Witkoff nói với đài Fox News rằng Iran có thể làm giàu uranium ở mức tối đa 3,6% - tương tự giới hạn được đưa ra trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và một số cường quốc. Tuy nhiên, một ngày sau đó, ông Witkoff đã rút lại phát biểu này, nói rằng mục tiêu của Mỹ là dỡ bỏ chương trình hạt nhân Iran. “Bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào cũng phải thiết lập khuôn khổ cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Trung Đông, nghĩa là Iran phải dừng và loại bỏ chương trình làm giàu và vũ khí hạt nhân. Điều cấp thiết đối với thế giới là chúng ta phải tạo ra một thỏa thuận cứng rắn, công bằng và có thể tồn tại lâu dài và đó là điều mà Tổng thống Trump đã yêu cầu tôi làm” - ông Witkoff viết trên mạng xã hội X hôm 15-4. Đáp lại, Ngoại trưởng Iran Araghchi ngày 16-4 nói rằng những thông điệp thay đổi từ Washington trong những ngày gần đây là “không có ích lợi gì” nhưng ông sẽ “chờ để biết rõ lập trường thật sự Mỹ trong các cuộc đàm phán”. “Chúng tôi sẽ tham gia đàm phán một cách bình tĩnh, không để bất kỳ phe phái nào ảnh hưởng. Chúng tôi sẵn sàng tạo dựng lòng tin để giải tỏa những lo ngại có thể phát sinh nhưng riêng vấn đề làm giàu uranium thì không thể đưa ra đàm phán” - ông Araghchi nói, lưu ý rằng việc Iran làm giàu uranium nhằm sản xuất năng lượng dân sự là hợp pháp. Nhận diện quân bài quyết định kết quả đàm phán Ngày 17-4, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã cảnh báo rằng thời gian cho Iran và Mỹ trong nỗ lực đạt được một thỏa thuận hạt nhân “đang cạn dần” - theo Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff (trái) và Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi. Ảnh: AFP Chính phủ Ukraine hôm 17-4 thông báo nước này đã ký với Mỹ một bản ghi nhớ nhằm hướng tới việc đạt thỏa thuận khoáng sản, mở đường cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kim loại chiến lược, đài France24 đưa tin. Viết trên mạng xã hội X, Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine - bà Yulia Svyrydenko “vui mừng thông báo về việc ký kết biên bản ghi nhớ với các đối tác Mỹ, mở đường cho Hiệp định đối tác kinh tế và thành lập Quỹ Đầu tư tái thiết Ukraine”. Theo hình ảnh mà bà Svyrydenko chia sẻ, bản ghi nhớ được ký trong một cuộc họp trực tuyến giữa bà với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent. Bà Svyrydenko không chia sẻ thông tin chi tiết về bản ghi nhớ nhưng lưu ý rằng Ukraine và Mỹ vẫn đang tiếp tục các nỗ lực hướng tới thỏa thuận sau cùng. “Vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng tốc độ hiện tại và tiến độ đáng kể cho thấy có lý do để hy vọng rằng văn bản này sẽ rất có lợi cho cả hai nước” - bà Svyrydenko viết. Trước đó chỉ một ngày, bà Svyrydenko tiết lộ Ukraine “đã có tiến triển đáng kể” trong việc đàm phán thỏa thuận khoáng sản với Mỹ. Ngày 17-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên rằng Ukraine và Mỹ có thể ký một thỏa thuận khoáng sản vào ngày 24-4. HOÀ N ĐỨ C Lãnh tụ tối cao Iran gửi thư cho ông Putin Ngày 17-4, lãnh tụ tối cao Iran Khamenei đã cử Ngoại trưởng Araghchi đến Moscow, mang theo một bức thư gửi Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm trao đổi về tiến trình đàm phán hạt nhân với phương Tây cũng như về các vấn đề song phương và khu vực. Tổng thống Putin đã tiếp ông Araghchi tại điện Kremlin, theo hãng thông tấn TASS. “Về vấn đề hạt nhân, chúng tôi luôn có tham vấn chặt chẽ với các đối tác như Trung Quốc và Nga. Hiện là thời điểm thích hợp để trao đổi với giới chức Nga”- ông Araghchi nói. Hiện Mỹ chưa lên tiếng về thông tin trên. DƯƠNG KHANG Bộ Tài chính Mỹ ngày 15-4 ban hành các lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran - động thái được cho là nhằm gây sức ép cho Tehran trước thềm các cuộc đàm phán tiếp theo, theo Reuters. Tiêu điểm Theo giới quan sát, một tiền đề để Mỹ có thể dễ dàng đàm phán hơn với Iran là vị thế của Tehran đã suy yếu đáng kể trong thời gian qua. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent (trái) và Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine Yulia Svyrydenko ký bản ghi nhớ về Hiệp định đối tác kinh tế và Quỹ Đầu tư tái thiết Ukraine. Ảnh: X quocte@phapluattp.vn Nhân tố quyết định kết quả đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran Mỹ và Iran chuẩn bị cho vòng 2 của cuộc đàm phán hạt nhân, một tuần sau vòng đàm phán đầu tiên mà hai bên đều đánh giá tích cực. Mỹ, Ukraine ký văn kiện đầu tiên về thỏa thuận khoáng sản
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==