086-2025

2 HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 vào sáng 18-4 đã bế mạc, thông qua 17 nghị quyết. Ảnh: NGUYỆT NHI TP.HCM mới sau sắp xếp, hợp nhất có diện tích 6.772 km2 (đạt 135,43% so với tiêu chuẩn), dân số hơn 13,7 triệu người (đạt 979,04% so với tiêu chuẩn), có 168 phường, xã, đặc khu. Các ĐVHC cùng cấp liền kề là Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bình Thuận. Về lộ trình, các địa phương sẽ xây dựng đề án sắp xếp, sáp nhập ĐVHC tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP.HCM gắn với thành lập các cơ quan hành chính và hệ thống tổ chức Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trước ngày 25-4. Sau đó, lấy ý kiến cử tri, tổ chức kỳ họp HĐND TP để thông qua đề án và trình Chính phủ trước ngày 1-5. Sau khi đề án được thông Thời sự - Thứ Bảy 19-4-2025 THANH TUYỀN - LÊ THOA Ngày 18-4, tại kỳ họp thứ 22, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của TP còn 102 phường, xã. HĐND TP cũng thống nhất việc đặt tên phường mới sau sắp xếp, trong đó có những cái tên mang dấu ấn văn hóa của vùng đất giàu lịch sử. Quận 1 sẽ có phường Sài Gòn, quận Bình Thạnh có phường Gia Định và quận 5 có phường Chợ Lớn… Đặt tên phường mới để định hình đô thị tương lai Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TP dành thời gian để nêu ý kiến về cách đặt tên sau sắp xếp. Đa số đều cho rằng các tên gọi này rất thân thương, gần gũi với người dân. Đại biểu Trần Quang Thắng nói việc sáp nhập, sắp xếp phường, xã sẽ giúp việc quy hoạch, quản lý mang tầm từ tổng thể đến chi tiết, đảm bảo về mặt dân số và diện tích, quy hoạch cơ sở hạ tầng; hướng đến sự chia sẻ về cả văn hóa cộng đồng. Hơn nữa, việc lấy lại tên một số địa phương thân thuộc cũng sẽ tạo ra được tính liên kết cộng đồng. Từ đó, tạo động lực cho vấn đề phát triển các dự án thu hút đầu tư phát huy sức mạnh công nghệ số… Đại biểu Vương Đức Hoàng Quân chia sẻ là người con của Sài Gòn - TP.HCM, bản thân ông nhận thấy có những địa danh mà trong thời gian qua không còn được sử dụng một cách chính thống trên các văn bản như Chợ Lớn, Sài Gòn nhưng lại phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, trong cuộc nói chuyện bình thường của người dân như “đi thăm người thân ở Chợ Lớn”, hay “đi Sài Gòn chơi”… “TP chọn đưa các tên này một cách chính danh vào văn bản chính thống là điều cần thiết và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số bà con TP.HCM, làm sống của TP.HCM. “Đây là cơ hội để ngành du lịch làm mới bản đồ du lịch với những địa danh gắn liền bản sắc gần gũi, thân thuộc, ấn tượng dễ nhớ dễ định hướng với du khách. Các địa danh nhất là Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn đã trở thành phạm xem xét, quyết định. TP.HCM mới là TP trực thuộc Trung ương trên cơ sở sáp nhập ba ĐVHC cấp tỉnh gồm TP.HCM, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên cơ sở thực hiện song hành hai nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, sắp xếp ĐVHC cấp cơ sở. Bảo đảm sau sắp xếp TP.HCM mới tổ chức thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền hai cấp phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); phát huy tiềm năng và lợi thế của ba tỉnh, thành về diện tích đất đai, quy mô dân số, các kết quả tăng trưởng kinh tế, phấn đấu là một cực tăng trưởng mới của cả nước và vùng Đông Nam Bộ trong thời gian sắp tới. Tại kỳ họp, HĐND TP.HCM thông qua chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM. Theo đó, TP sẽ chi gần 12.000 tỉ đồng từ ngân sách để làm đoạn đường vành đai 4 dài hơn 20 km đi qua địa bàn nhằm hình thành tuyến đường lớn nhất phía Nam. HĐND TP thông qua danh mục 10 công trình, dự án phải thu hồi đất đề phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, các đại biểu cũng thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh). Dự án có tổng mức đầu tư 6.285 tỉ đồng, vốn đầu tư từ ngân sách TP. Thời gian thực hiện dự kiến 2025-2028. HĐND TP.HCM thống nhất bãi bỏ Nghị quyết 01/2025 của HĐND TP.HCM. Nghị quyết này quy định về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp ĐVHC các cấp của hệ thống chính trị; trường hợp phụ trách công tác Đảng tại tổng công ty, công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị tác động khi thực hiện sắp xếp tổ chức Đảng; trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trên địa bàn TP.HCM. Các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách hỗ trợ thêm theo Nghị quyết 01 trước ngày 15-3 thì vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ thêm theo nghị quyết này. HĐND TP.HCM biểu quyết thông qua quy định chi đặc thù cho các hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với sáu nội dung, trong đó có chi quà tặng tri ân cho các cá nhân tiêu biểu, chi công tác hậu cần… Tổng kinh phí dự kiến chi là hơn 193,6 tỉ đồng. lại những ký ức, nét văn hóa của người dân” - ông Quân chia sẻ. Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê nêu ý kiến việc sáp nhập là bước ngoặt về không gian địa lý để TP vươn cao. Ông Khuê chia sẻ cái tên mang tính lịch sử nếu được giữ lại là đáng quý. Còn với tên mang tính tích hợp cũng không có nghĩa là phủ định hay phủ quyết chiều dày lịch sử của TP này mà là sự khái quát cao hơn, thể hiện khát vọng của mọi công dân. “Chúng ta có thể chọn lọc thêm các tên gọi mang dấu ấn đối với người dân TP. Ví dụ khi nói đến quận 1, chúng ta luôn nhắc đến rạch Bến Nghé. Những cái tên trước đây như Bà Điểm, Hóc Môn, Củ Chi cũng gợi lại nhiều kỷ niệm đối với mỗi người dân. Việc sắp xếp lại, chọn tên gọi, địa danh đó không phải là từ bỏ những gì tốt đẹp của dĩ vãng, của lịch sử mà là sự kết nối, kế thừa và được hun đúc thêm trong bối cảnh phát triển mới của TP.HCM. Còn là để bạn bè năm châu khi nghe đến cái tên đó họ sẽ cùng biết đến giá trị lịch sử từ hào hùng trong kháng chiến, trong thời kỳ đấu tranh đô thị cho đến chặng đường phát triển sau này” - ông Khuê nói. Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Ánh Hoa thông tin Sở Du lịch TP đã khảo sát một số doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Kết quả, họ đều ủng hộ và bày tỏ sự đồng tình rất cao với phương án trù văn hóa với du khách trong nước và quốc tế, được biết đến qua thơ ca nhạc họa, cho họ có thêm cảm xúc để đến với TP.HCM khi chính thức đặt tên cho các ĐVHC” - bà Nguyễn Thị Ánh Hoa nói. Tán thành sáp nhập TP.HCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu HĐND TP.HCM đã biểu quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM, lấy tên TP.HCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại 86 Lê Thánh Tôn, TP.HCM hiện nay. HĐND TP.HCM giao UBND TP.HCM phối hợp UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền “TP chọn đưa các tên này một cách chính danh vào văn bản chính thống là điều cần thiết và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số bà con TP.HCM, làm sống lại những ký ức, nét văn hóa của người dân” - ông Quân chia sẻ. thoisu@phapluattp.vn Đặt tên phường ở TP.HCM: xưa - nay, kế thừa văn hóa TP.HCM chi gần 12.000 tỉ đồng từ ngân sách để làm đoạn đường vành đai 4 Việc chọn đặt tên phường mới sau sắp xếp là sự kết nối, kế thừa và được hun đúc thêm trong bối cảnh phát triển mới của TP.HCM.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==