8 Đô thị - Thứ Bảy 19-4-2025 dụng vốn ngân sách trong nước. Trước mắt là công tác tuyển chọn tư vấn, bao gồm: Tư vấn lập điều chỉnh dự án - thiết kế FEED và đấu thầu và tư vấn thẩm tra điều chỉnh dự án - thiết kế FEED. Ngoài ra, hội nghị cũng sẽ tiến hành khảo sát, thu thập số liệu, lắng nghe kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước về thực hiện các công việc tư vấn quan trọng. Đơn cử như khảo sát xây dựng, thiết kế, lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu EPC, tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát cho các tuyến ĐSĐT trong thời gian tới. “Phát triển mạng lưới ĐSĐT không chỉ kết nối giao thông hiện đại trong đô thị, mà còn là kết nối những ước mơ, khát vọng của người dân TP về một cuộc sống tiện nghi và hiện đại, là mở rộng không gian đô thị. Hành trình phía trước còn rất dài, mục tiêu là rất lớn và đầy thử thách nhưng sẽ mang lại rất nhiều cơ hội. Tôi tin rằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ hệ thống ĐSĐT trong thời gian tới. Từ đó, góp phần xây dựng hai TP ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới và vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn ĐÀO TRANG Sáng 18-4, tại TP.HCM đã tổ chức road show - Hội nghị quốc tế thông tin về công tác tư vấn thực hiện các dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) tại TP.HCM và TP Hà Nội. Tại hội nghị, phía TP Hà Nội cho biết trong năm 2025, Hà Nội sẽ khởi công tuyến ĐSĐT, phía TP.HCM sẽ khởi công tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Làm đường sắt đô thị đầy cơ hội, thách thức Ông Phan Công Bằng, Trưởng Ban quản lý (BQL) ĐSĐT TP.HCM (MAUR), cho biết mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 188 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới ĐSĐT tại TP Hà Nội, TP.HCM. Có thể nói đây là thời điểm lịch sử để TP Hà Nội, TP.HCM đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống ĐSĐT, góp phần giải quyết vấn đề giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả hai TP. Tại hội nghị này, MAUR đã giới thiệu về quy hoạch và kế hoạch triển khai Nghị quyết 188 của Quốc hội gắn với định hướng của TP. Bên cạnh đó, MAUR cũng thông tin cập nhật về kế hoạch triển khai dự kiến của dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) trong bối cảnh TP đã quyết định chuyển từ nguồn vốn vay ODA sang sử đơn vị tư vấn, nhà đầu tư. BQL ĐSĐT cũng lập ra một số yêu cầu, danh mục một cách cụ thể hóa để tạo thành cơ sở dữ liệu chung cho Hà Nội và TP.HCM để lựa chọn nhà thầu, tư vấn một cách minh bạch, rõ ràng. BQL ĐSĐT TP.HCM cho biết từ nay tới 2045, TP.HCM xác định làm 10 tuyến metro với tổng chiều dài 510 km. TP.HCM chia làm hai phân kỳ đầu tư, trong đó giai đoạn từ nay tới 2035, TP.HCM sẽ làm bảy tuyến với chiều dài 355 km, tổng mức đầu tư khoảng 40,2 tỉ USD, đảm bảo 40%-50% nhu cầu đi lại cho người dân. Giai đoạn 2035-2045: TP.HCM sẽ làm ba tuyến với chiều dài 155 km, tổng mức đầu tư 17,9 tỉ USD, sử dụng khoảng 377 ha, đáp ứng 50%- 60% nhu cầu đi lại cho người dân.• mình của dân tộc Việt Nam” - ông Bằng nhấn mạnh. Lập lộ trình hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị Đại diện BQL ĐSĐT Hà Nội cho biết với quy hoạch mới, TP Hà Nội có 15 tuyến ĐSĐT với khoảng 600 km. Để làm được 600 km, TP Hà Nội chia làm ba phân kỳ triển khai. Dự kiến giai đoạn 2026-2030 sẽ làm khoảng 116 km, khoảng bảy tuyến với khoảng 15,8 tỉ USD. Giai đoạn này, TP Hà Nội cũng thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư với tám tuyến cho giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2030-2035 khoảng 397 km (chín tuyến) với hơn 21,3 tỉ USD. Song song đó, ban cũng chuẩn bị đầu tư cho bảy tuyến còn lại cho giai đoạn 2035-2045. Giai đoạn 2035-2045 sẽ thực hiện đầu tư toàn bộ hệ thống ĐSĐT với khoảng 18,2 tỉ USD. Lúc này sẽ hoàn thiện tổng thể 600 km ĐSĐT. BQL dự kiến khởi công hai tuyến vào năm 2025 gồm: Tuyến metro số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Hòa Lạc) và tuyến metro số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo). Cuối giai đoạn 2026-2030 sẽ thực hiện các đoạn tuyến còn lại của tuyến số 2 và tuyến số 3. Ông Vũ Văn Vịnh, Giám đốc BQL dự án 2 - dự án xây dựng metro 2, cho biết tuyến metro số 2 sẽ kết nối với hai đô thị lớn là Thủ Thiêm và Tây Bắc (huyện Củ Chi) trong tương lai. Dự án có tổng mức đầu tư gần 48.000 tỉ đồng với chiều dài 11 km, dự kiến sẽ sử dụng vốn ngân sách TP làm metro số 2. Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ khởi công vào năm 2025, đến năm 2030 sẽ hoàn thành tuyến metro số 2. Nghị quyết 188 có nhiều cơ chế thí điểm, đặc thù với mục tiêu hoàn thành dự án. Vì vậy, chúng tôi chia tuyến metro số 2 thành bốn giai đoạn chính. Bao gồm: Tư vấn FS điều chỉnh, tư vấn thiết kế và tư vấn đấu thầu; tư vấn thẩm tra, báo cáo FS, điều chỉnh thiết kế, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh dự án, thiết kế; tổ chức đấu thầu gói thầu xây dựng. Các dự án lớn này cho phép được thực hiện chỉ định thầu đối với các UBND TP Hải Phòng vừa có công văn hỏa tốc gửi đến Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Tài chính, UBND huyện Cát Hải, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp Hải Phòng. Theo nội dung công văn nêu, ngày 14-4-2025, Pháp Luật TP.HCM đăng tải bài viết “Hồ nước ngọt lớn nhất đảo Cát Bà sạt lở bờ kè, ảnh hưởng kết cấu giao thông”. Từ phản ánh đó, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Thọ giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, cùng các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh nội dung báo chí phản ánh, đề xuất các nội dung chỉ đạo (nếu có), báo cáo UBND TP trước ngày 22-4-2025. Theo phản ánh, hồ Trân Châu, thuộc xã Trân Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng là hồ nước ngọt lớn nhất đảo Cát Bà. Với dung tích 298.000 m3, hồ đóng vai trò quan trọng cung ứng nước sinh hoạt cho người dân trên đảo cũng như du khách đến thăm. Xung quanh bờ kè của hồ nước ngọt lớn nhất đảo Cát Bà hiện nay xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Việc này không chỉ ảnh hưởng khả năng chứa nước mà còn gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của một nơi được ví là “đảo ngọc Cát Bà”, bởi hồ này nằm ngay sát tuyến đường chính từ bến phà vào trung tâm Khu du lịch Cát Bà. Tình trạng sạt lở này xuất hiện từ sau cơn bão số 3 năm 2024. Theo biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (ngày 20-9-2024), phần lan can bờ hồ (phía đường giao thông) bị sụt lún, hư hỏng phía đường khoảng 35 m. 22 vị trí mái hồ trượt sạt, chiều dài sạt mái hồ khoảng 480,5 m, diện tích sạt khoảng 4.800 m2. Vỉa hè phía đường giao thông bị sụt dài khoảng 9 m. NGỌC SƠN Bờ kè hồ nước ngọt Trân Châu dài hàng trăm mét bị sạt lở. Ảnh: NS Ưu tiên các đơn vị tư vấn trong nước Ông Vũ Văn Vịnh, Giám đốc BQL dự án 2, cho biết bên tư vấn sẽ tiến hành rà soát, tích hợp hệ thống tuyến metro số 2 với metro số 1. Ví dụ như tích hợp tiêu chuẩn thông số chung sao cho phù hợp nhất. Hai tuyến metro số 1 và metro số 2 sẽ kết nối hành khách tại nhà ga trung tâm Bến Thành, các vấn đề tích hợp sâu sẽ tiếp tục được nghiên cứu, lưu ý. Đối với việc chỉ định thầu các gói thầu ĐSĐT, trong đó có tuyến metro số 2, MAUR cũng đã có văn bản xin UBND TP.HCM được chỉ định thầu một số gói thầu cấp bách. Công việc nào tư vấn trong nước làm được sẽ ưu tiên, giao cho tư vấn trong nước; trường hợp tư vấn trong nước không làm được sẽ giao cho tư vấn nước ngoài. Tương tự, TP Hà Nội cũng có nhiều tuyến ĐSĐT với công nghệ khác nhau. Theo đó, Sở Xây dựng TP Hà Nội được giao nghiên cứu phương án tích hợp hệ thống, nghiên cứu điều chỉnh trong quy hoạch, đồng bộ hệ thống sau khi hoàn thiện mạng lưới ĐSĐT. TP.HCM và TP Hà Nội lên lộ trình làm mạng lưới đường sắt đô thị. Ảnh: ĐT Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết từ nay tới 2045, TP.HCM xác định làm 10 tuyến metro với tổng chiều dài 510 km. Hà Nội, TP.HCM sẽ khởi công các tuyến metro cuối năm nay TP Hà Nội và TP.HCM sẽ vận dụng các cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 188 của Quốc hội để khởi công hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và tuyến metro số 2 tại TP.HCM. Hải Phòng: Xác minh thông tin hồ lớn nhất đảo Cát Bà bị sạt lở bờ kè
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==