088-2025

12 Đời sống xã hội - Thứ Ba 22-4-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn DI LINH Những ngày qua, sau phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về “tiến tới miễn viện phí toàn dân” đã khiến nhiều bệnh nhân, người dân phấn khởi xen lẫn hy vọng. Trong khi đó, các bác sĩ nhìn nhận đây là chủ trương nhân văn, tuy nhiên cần tính toán kỹ nguồn lực để triển khai hiệu quả. “Miễn viện phí ai mà không mừng!” Tại khu vực dịch vụ thanh toán BV Ung bướu TP.HCM, chị Trần Thị Hạnh (ngụ Tiền Giang) vừa thanh toán hơn 1 triệu đồng viện phí cho đợt tái khám bệnh tim. Nghe tin sẽ miễn viện phí trong tương lai, chị Hạnh xúc động: “Nếu được miễn viện phí thì đỡ cho tụi tui lắm. Mỗi lần lên TP khám bệnh là tiền xe, tiền ăn, tiền thuốc, chưa kể viện phí. Nhiều người vì nghèo quá, đau cũng ráng chịu”. Cùng tâm trạng, anh Nguyễn Văn Tài (quê Vĩnh Long) đang chăm sóc mẹ bị ung thư. Anh Tài cho biết viện phí hiện nay với anh là cả gánh nặng. “Đóng một đợt xạ trị hơn 3 triệu đồng, đó là chưa tính chi phí đi lại, ăn uống nên nghe tin miễn viện phí ai mà không mừng. Chỉ mong Nhà nước sớm có lộ trình cụ thể để người nghèo như tụi tôi có thêm cơ hội” - anh Tài trần tình. Theo PGS-TS-BS Đỗ Văn phí cho những người thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhất là các trường hợp bệnh lý cấp thiết, chi phí điều trị không quá cao nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. “Điển hình như bệnh tăng huyết áp, nếu được phát hiện và điều trị sớm với chi phí thấp sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ biến chứng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Nếu chưa thể miễn viện phí toàn dân, trước hết nên miễn và bỏ yêu cầu đồng chi trả với người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua hỗ trợ mua BHYT và sử dụng ngân sách chi trả phần còn lại” - BS Dũng nêu. Trước hết, theo BS Dũng, cần xây dựng một danh mục dịch vụ y tế thiết yếu - tương tự như mô hình “best buys” mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị. Tiếp theo là đánh giá khả năng BHYT tại từng khu vực để xác định phạm vi cung cấp các gói dịch vụ thiết yếu này, trong đó có phân nhóm người dân theo khả năng chi trả. Với người nghèo nhất, Nhà nước nên hỗ trợ mua BHYT và miễn viện phí hoàn toàn đồng chi trả. Với nhóm còn khó khăn nhưng vẫn có khả năng đóng góp một phần, có thể hỗ trợ họ mua BHYT và đề nghị cùng chia sẻ chi phí điều trị. Với người có đầu vào ổn định, có khả năng tự mua BHYT và chi trả được thì tạm thời chưa đặt vấn đề miễn viện phí trong giai đoạn này. Trong bối cảnh các BV đang thực hiện tự chủ, đội ngũ y, bác sĩ cũng chỉ hưởng lương như người lao động thông thường, nếu triển khai chính sách miễn viện phí cần có song song các cơ chế đảm bảo nguồn lực, giữ chân nhân lực chất lượng cao và đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng điều trị. Vì vậy, theo BS Dũng, nếu miễn viện phí được thực hiện có lộ trình sẽ không ảnh hưởng tới cán bộ y tế. Đồng thời, khi nền kinh tế phát triển thì thu nhập đầu người cao hơn, tiền đóng phí bảo hiểm cũng cao theo, chắc chắn thu nhập cán bộ y tế cũng tốt dần theo sự phát triển chung.• Tiến tới miễn viện phí toàn dân: Người bệnh, bác sĩ kỳ vọng gì? Các bác sĩ nhìn nhận việc miễn viện phí toàn dân là chủ trương nhân văn nhưng cần tính toán kỹ nguồn lực để triển khai hiệu quả. Việt Nam có lợi thế là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nên việc phân bổ nguồn lực y tế tương đối hợp lý, hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân. Bên cạnh đó, ngành y tế vẫn được người dân tin tưởng, giúp giảm áp lực từ các cuộc tranh chấp hay kiện cáo - vốn là một vấn đề ở nhiều quốc gia khác. Tiêu điểm Khu vực dịch vụ thanh toán BV Ung bướu TP.HCM. Ảnh: DI LINH Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng BV ĐH Y Dược TP.HCM, miễn viện phí toàn dân là chủ trương hết sức tiến bộ, nhân văn, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Khi người dân khỏe mạnh sẽ đóng góp được cho xã hội nhiều hơn và việc điều trị sớm, điều trị phù hợp làm giảm đi Khi người dân khỏe mạnh sẽ đóng góp được cho xã hội nhiều hơn và việc điều trị sớm, điều trị phù hợp làm giảm đi các biến chứng nặng và các chi phí y tế nói chung. các biến chứng nặng và các chi phí y tế nói chung. Việc này không chỉ đem lại công bằng hạnh phúc cho người dân mà còn giúp cho Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về mặt kinh tế - xã hội” - BS Dũng nhấn mạnh. Phát triển từng bước, không ảnh hưởng đến nguồn lực chuyên ngành Cũng theo BS Dũng, việc miễn viện phí toàn dân là mục tiêu cần có thời gian dài để thực hiện, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, chúng ta đã hoàn toàn có thể và nên bắt đầu bằng cách miễn giảm viện Đà Nẵng sẽ đặt tên xã, phường đồng bộ với Quảng Nam Bình Định nêu lý do đặt tên các xã, phường mới theo phương hướng và số thứ tự. Ngày 21-4, trả lời Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho biết đã tiếp thu thêm thông tin từ người dân để có phương án đặt tên xã, phường sau sáp nhập hài hòa nhất. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng vừa quyết nghị thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp là 19 đơn vị hành chính, gồm 15 phường, ba xã và một đặc khu. Đà Nẵng thành lập phường bằng việc thêm số 1, 2, 3 ở phía sau tên gọi địa danh. Ví dụ như: phường Hải Châu 1, phường Hải Châu 2, phường Sơn Trà 1 và phường Sơn Trà 2… Tuy nhiên, nhiều ý kiến của nhân dân và cử tri lại cho rằng cần có phương án đặt tên theo địa danh để người dân dễ hình dung, định vị các phường. Bởi những cái tên địa danh này đã ăn sâu vào nhiều thế hệ, cũng như nó có ý nghĩa lịch sử riêng. Mới đây nhất, tỉnh Quảng Nam cũng có thông báo sẽ thay đổi cách đặt tên xã, phường sau sát nhập và nghiên cứu sử dụng tên các địa danh lịch sử, văn hóa, xã hội theo ý kiến đóng góp của người dân, cử tri. Trao đổi lại với PV về những thông tin trên, ông Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho biết hiện đang nghiên cứu để có phương án đặt tên sau sáp nhập xã, phường sao cho phù hợp nhất, vừa khoa học mà vẫn giữ nguyên được tính văn hóa, lịch sử phát triển. “Kiểu đánh số nó cũng có cái hay của nó và đặt tên xã, phường theo tên địa danh lịch sử cũng có cái đặc biệt riêng. Vì thế nên cần nghiên cứu và tính toán lại sao cho hợp lý nhất và đồng bộ với tỉnh Quảng Nam” - ông Nguyễn Hữu Lợi nói. Hiện UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân từ ngày 19 đến 21-4, trình HĐND TP trong ngày 24-4, hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ trước ngày 1-5. • Ngày 21-4, Sở Nội vụ tỉnh Bình Định cho biết đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri việc sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh với tỉ lệ đồng thuận gần 100%. Trong hai ngày 19 và 20-4, tỉnh Bình Định đã đồng loạt tổ chức lấy ý kiến cử tri về sắp xếp 58 đơn vị hành chính cấp xã và việc sáp nhập tỉnh Gia Lai với tỉnh Bình Định thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai. Kết quả, có hơn 98% cử tri tham gia ý kiến đồng ý và 1% cử tri tham gia không đồng ý (phần lớn cử tri muốn lấy tên của tỉnh mới là tỉnh Bình Định). Nói về cách đặt tên các địa phương kèm số thứ tự, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Định cho biết: Về cách đặt tên khi sáp nhập, tỉnh không áp từ trên xuống dưới mà do tự các địa phương đề xuất. Do đó, tên gọi các địa phương vẫn giữ nguyên phương án, trừ khi các địa phương có ý kiến thay đổi. Cụ thể, các địa phương của tỉnh Bình Định đặt tên các đơn vị theo ưu tiên vị trí trung tâm (ví dụ: Sau sắp xếp, phường trung tâm của TP Quy Nhơn sẽ có tên phường Quy Nhơn và các phường khác đặt tên theo các hướng đông, tây, nam, bắc như phường Quy Nhơn Nam, Quy Nhơn Bắc, Quy Nhơn Tây, Quy Nhơn Đông). Thứ hai là đặt tên theo địa danh, kèm thứ tự tùy địa phương lựa chọn (ví dụ: Thị xã Hoài Nhơn, sau sắp xếp có bảy phường, có tên lần lượt là phường Hoài Nhơn 1 đến phường Hoài Nhơn 7). Về phương án sáp nhập hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, thành lập tỉnh Gia Lai sẽ sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính của tỉnh Gia Lai (diện tích 15.510 km2, dân số hơn 1,7 triệu người) và tỉnh Bình Định (diện tích 6.066 km2, dân số hơn 1,8 triệu người). Tỉnh Gia Lai sau sáp nhập có diện tích 21.576 km2, dân số hơn 3,5 triệu với 135 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 110 xã và 25 phường). Trung tâm chính trị hành chính đặt tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay. LÊ KIẾN Nhân dân mong muốn được sử dụng tên xã, phường theo địa danh lịch sử. Trong ảnh: Lễ hội cầu ngư ở quận Thanh Khê được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: MINH TRƯỜNG

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==