13 HẢI NHI 50 năm qua, TP.HCM đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như tìm kiếm mộ liệt sĩ, hoàn thiện hồ sơ chính sách; xây nhà, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo người có công luôn được quan tâm, chăm sóc suốt đời. Đây là sự tri ân sâu sắc và cam kết bền vững của TP đối với những đóng góp của các thế hệ đi trước. Những mái ấm nghĩa tình Ngồi trên chiếc ghế gỗ của căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, ông Nguyễn Văn Lũy (sinh năm 1941, ngụ phường 2, quận 3) chậm rãi kể lại hành trình một đời binh nghiệp. Những vết thương chiến tranh trên cơ thể vẫn theo ông đến giờ nhưng ánh mắt ông ánh lên niềm hạnh phúc khi nhắc đến căn nhà khang trang mới được sửa chữa nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Với ông, đó không chỉ là nơi che mưa che nắng, mà còn là tấm lòng tri ân, là niềm an ủi để ông yên tâm an dưỡng tuổi già. Ngày 17-5-1961, ông Lũy lên đường nhập ngũ khi vừa ngoài 20 tuổi. Sau đó, ông được điều chuyển về An Giang, rồi Tân Châu - Hồng Ngự, hoạt động trong vùng sông nước đầy gian khó. “Hồi đó, tôi cứ tưởng là tiêu rồi vì chiến tranh lúc đó rất khốc liệt. Tôi đã hai lần bị thương. Lần đầu, tôi bị gãy hai xương sườn. Lần thứ hai là một mảnh bom găm vào tay tôi, để lại vết sẹo hằn sâu cho đến tận hôm nay. Giờ mảnh bom vẫn còn, không lấy ra được nên ngón tay này của tôi cử động khó khăn. Giờ thì tôi chỉ xem đó là dấu tích chiến tranh, khép lại quá khứ để vui sống” - ông Lũy chỉ vào ngón tay và nói. Hòa bình lập lại, ông Lũy tiếp tục phục vụ trong ngành công an tại quận 3 cho đến khi nghỉ hưu. Hiện tại, căn nhà nơi ông và gia đình sinh sống là do vợ ông mua từ lâu. Qua thời gian, nhà xuống cấp trầm trọng, gác gỗ bị mối mọt đục khoét, các cánh cửa hư hỏng, nhà bếp ẩm mốc, gạch bong tróc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày. “Cầu thang cũ mục hết, phải dời vị trí làm lại. Không sửa là nó sập mất. May mắn, địa phương lại thường xuyên thăm hỏi nên đã hỗ trợ sửa nhà cho tôi. Nhà khang trang như vầy cũng là địa phương, quận và Hội Cựu chiến binh đã hỗ trợ hết trăm mấy chục triệu. Giờ làm xong nhà, tôi mừng và biết ơn lắm!” - ông Lũy nói và cho biết cha của ông hy sinh trên chiến trường. Vợ ông từng được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba cũng đã qua đời. Bà Phạm Thị Hoài An, Phó Chủ tịch UBND phường 2, quận 3, cho biết ông Lũy là thương binh với tỉ lệ thương tật 50% và chỉ sống dựa vào lương hưu. Căn nhà của ông xuống cấp, UBND phường đề xuất cải tạo căn nhà với tổng kinh phí 110,3 triệu đồng. “Chúng tôi luôn trân trọng những cống hiến của các gia đình như ông Lũy. Việc sửa chữa nhà không chỉ giúp cải thiện điều kiện sống mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của địa phương đối với ông Lũy và gia đình” - bà An nói. Theo bà An, công tác đền ơn đáp nghĩa và chăm lo cho người có công với cách mạng là trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của cả hệ thống chính trị. Đảm bảo cho người có công được chăm sóc suốt đời. “Ngay từ đầu năm, UBND phường đã phối hợp với Ủy ban MTTQ phường tiến hành khảo sát nhu cầu của các gia đình người có công nhằm xây dựng kế hoạch chăm lo thiết thực, hiệu quả. Trên cơ sở đó, nhiều sáng kiến đã được triển khai như sửa chữa nhà tình nghĩa, tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà vào dịp lễ, Tết; phối hợp với trạm y tế tổ chức thăm khám tại nhà... Bên cạnh nguồn lực từ Nhà nước, phường còn vận động các ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở hoặc tạo điều kiện vay vốn ưu đãi giúp người có công phát triển kinh tế gia đình. Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp được khuyến khích tạo cơ hội việc làm, dạy nghề cho con em gia đình chính sách” - bà An cho hay. “Đau đáu làm sao để cô chú được chăm sóc suốt đời” Giữa con hẻm nhỏ ở cư xá Đô Thành, căn nhà của ông Võ Văn Kiệt (sinh năm 1964, ngụ phường 4, quận 3) là nơi sinh sống của tám thành viên trong gia đình. Dù bề ngoài đơn sơ, bên trong chật hẹp, căn nhà chứa đựng cả hành trình dài của một thương binh từng chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam. “Tôi nhập ngũ năm 1984, khi mới 20 tuổi. Hồi đó, tôi được đưa sang Campuchia, tham gia chiến đấu ở chiến trường bên đó. Đến năm 1986, tôi bị trúng đạn, mất luôn một chân, là thương binh 2/4 với tỉ lệ thương tật 65%” - ông Kiệt tâm sự. Sau đó, ông Kiệt được đưa về bệnh viện chăm sóc rồi về nhà mẹ để sinh sống. “Nhà xuống cấp dữ quá, đây không chỉ là lần đầu tôi được địa phương hỗ trợ sửa nhà. Nhà này địa phương đã hỗ trợ tôi sửa vào năm 2002, 2014 và mới đây là năm 2025. Tôi có nói không nhận vì tôi thấy sống như vầy là được rồi. Lúc đó, cửa gỗ mục quá nên tôi mới đồng ý sửa” - ông Kiệt nói. Thường xuyên thăm hỏi gia đình ông Kiệt, ông Trần Đăng UBND phường 2, quận 3 tổ chức lễ bàn giao nhà cho ông Nguyễn Văn Lũy vào ngày 26-3-2025. Ảnh: TL Bà Phạm Thị Hoài An, Phó Chủ tịch UBND phường 2, quận 3, thăm hỏi ông Lũy. Ảnh: HẢI NHI Bà PHANKIỀUTHANHHƯƠNG, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM: Tổ chức nhiều hoạt động tri ân Công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công ở TP.HCM luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, TP.HCM đang tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Những hoạt động này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và truyền thống nghĩa tình sâu đậm của Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân TP. Mới đây, TP cũng đã ra mắt website số hóa chân dung 3.000 mẹ Việt Nam anh hùng ở địa chỉ: https://chandungme. vn. Công tác chỉnh trang các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, đền thờ và nhà bia ghi tên liệt sĩ trên địa bàn được đẩy mạnh, đảm bảo không gian trang nghiêm, xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng. Tiêu điểm Từ cuối năm 2023 đến nay, TP đã hoàn thành hỗ trợ xây dựng, sửa chữa tổng cộng 343 căn nhà. Trong đó có chín căn được xây mới hoàn toàn và 334 căn được sửa chữa, với tổng kinh phí thực hiện hơn 18,3 tỉ đồng. Đời sống xã hội - Thứ Ba 22-4-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Đảm bảo người có công được quan tâm suốt đời Khoa, Phó Chủ tịch phường 4 (quận 3), cho biết căn nhà không chỉ là nơi che mưa nắng cho gia đình tám người mà còn là nơi thể hiện sự tri ân, những nỗ lực từ chính quyền địa phương để mang lại mái ấm cho người có công. “Ngôi nhà của ông Kiệt từng xuống cấp trầm trọng nên lãnh đạo UBND phường 4 đã đề xuất sửa chữa nhà, với tổng kinh phí 40 triệu đồng. Trong đó, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa quận hỗ trợ 30 triệu đồng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa phường đóng góp 10 triệu đồng” - ông Khoa tâm sự. Ông Khoa cho hay với phương châm “Tri ân bằng hành động thiết thực”, UBND phường 4 đã triển khai phong trào xây dựng nhà tình nghĩa. Từ năm 2020 đến 2023, phường đã sửa chữa và xây mới 11 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí trên 300 triệu đồng. Cụ thể, năm 2020 sửa chữa hai căn nhà tình thương và hai căn nhà tình nghĩa; năm 2021 sửa chữa ba căn nhà; năm 2023 sửa chữa một căn nhà tình thương và ba căn nhà khác. “Những ngôi nhà xuống cấp không chỉ là nỗi lo của các gia đình mà còn là trăn trở của chính quyền địa phương. Chúng tôi đau đáu làm sao để các cô chú có được nơi ở khang trang, được chăm sóc suốt đời” - ông Khoa tâm sự. “Trong quá trình thi công, phường ưu tiên sử dụng vật liệu bền vững, phù hợp với điều kiện sống của người cao tuổi, đồng thời đảm bảo tiến độ nhanh chóng để gia đình sớm ổn định. Sau khi bàn giao nhà, phường còn tổ chức các đoàn thường xuyên thăm hỏi, động viên, lắng nghe tâm tư của các gia đình, giúp họ yên tâm sinh sống. “Xây nhà xong không phải là hết. Chúng tôi muốn các cô chú cảm nhận được sự quan tâm liên tục, để họ biết rằng xã hội không bao giờ quên những hy sinh của họ” - ông Khoa nói.• Kỳ tới: Tìm thân nhân cho liệt sĩ: Món nợ ân tình TP.HCM triển khai các hoạt động thiết thực, từ xây nhà đến chăm sóc sức khỏe và nhiều chính sách khác; đảm bảo người có công luôn được quan tâm, chăm sóc suốt đời. 50 năm chăm lo cho người có công - Bài 1 LTS: Trong suốt 50 năm qua kể từ ngày đất nước thống nhất, TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đã triển khai nhiều chính sách thiết thực để tri ân và chăm lo cho những người có công với cách mạng, những liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công và thân nhân của họ. Đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” - một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==