3 Thời sự - Thứ Ba 22-4-2025 thoisu@phapluattp.vn Tổng Bí thư khẳng định TP.HCM mới sẽ thành công nếu cả vùng cùng phát triển và cả vùng sẽ thăng hoa khi có TP.HCM dẫn dắt, hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tiến về phía trước. THANH TUYỀN - LÊ THOA Sáng 21-4, tại TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng nhiều lãnh đạo Trung ương đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025). Mục tiêu sáp nhập là mang lại ấm no cho người dân Tại đây, Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin với các đại biểu tham dự về tình hình đất nước hiện nay với nhiều mục tiêu cần tập trung. Về chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Tổng Bí thư cho biết đây là chủ trương xuất phát từ tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển đất nước lâu dài. “Mục tiêu bao trùm của chủ trương này là làm sao nhanh chóng mang lại cuộc sống thật sự ấm no, đất nước Việt Nam ngày càng tham gia mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế, chính trị trên toàn thế giới” - Tổng Bí thư nói. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã đánh giá rất kỹ, cân nhắc nhiều mặt, thống nhất cao để thực hiện chủ trương này, nhân dân cả nước cơ bản đồng tình. Sau sắp xếp, sáp nhập, các tỉnh Nam Bộ từ Bình Thuận trở vào, tính cả Lâm Đồng và Đắk Nông, từ 22 tỉnh, TP giảm xuống còn 9 tỉnh. “Điều này sẽ tạo không gian phát triển đa dạng, cả về tự nhiên, kinh tế, văn hóa. Đặc biệt là tận dụng tối đa hình thái không gian biển để kích hoạt miền núi - đồng bằng - biển đảo nhằm bổ sung, tương tác hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đồng thời giúp giữ gìn được sẽ nhân lên nhiều lần” - theo Tổng Bí thư Tô Lâm. Cũng theo Tổng Bí thư Tô Lâm, nhân dân các tỉnh Bình Dương, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang mới sẽ trở thành người dân có biển, có núi, có rừng; Tây Ninh có cửa sông lớn nối ra biển, vùng cao Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Tháp… cũng trở thành tỉnh có biển. Tất cả điều đó đều được tính toán kỹ lưỡng. TP.HCM sẽ dẫn dắt cả vùng Đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm nói TP đã giải phóng tròn 50 năm, TP đã nở 50 mùa hoa và có những thành tựu rất đáng ghi nhận. Bộ mặt TP có nhiều thay đổi tích cực, hiện đại hơn, văn minh hơn, giàu mạnh hơn nhưng để TP.HCM rực rỡ tên vàng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, nhanh hơn nữa, quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa. Tổng Bí thư dành nhiều thời gian khi nói về quy mô của TP.HCM sau khi sáp nhập Tổng Bí thư Tô Lâm nói về sứ mệnh dẫn dắt của TP.HCM sau sáp nhập bản sắc văn hóa vùng miền, địa phương, tạo động lực mới để một số tỉnh có thể trở thành TP trực thuộc Trung ương, hình thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước trong tương lai gần” - Tổng Bí thư thông tin. “Việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển chứ không chỉ đơn giản là ở con số 2+2 = 4... Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng - Bến Tre - Trà Vinh - Vĩnh Long trở thành hai tỉnh, TP mới là TP Cần Thơ và Vĩnh Long sẽ có thế kiềng ba chân, vững vàng bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng, giàu có. Sức mạnh mới chắc chắn với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. “Tôi từng trao đổi với lãnh đạo TP là cần thống nhất cao hơn nữa, quyết tâm chính trị cao hơn nữa, năng động, sáng tạo hơn nữa, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, giữ vững ổn định chính trị xã hội, xây dựng phát triển TP.HCM nhanh và bền vững, chất lượng với tốc độ cao hơn so với cả nước. TP.HCM luôn là động lực tăng trưởng của cả nước và khu vực, luôn là trung tâm đổi mới sáng tạo nhất của các nước” - Tổng Bí thư chia sẻ. Cũng theo Tổng Bí thư Tô Lâm, nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng đều xuất phát từ TP.HCM nên cần giữ vững vai trò này, trở thành động lực phát triển chính của vùng và của cả nước, trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo. “Không ai có lợi thế hơn TP.HCM để làm việc này” - Tổng Bí thư khẳng định và nêu rõ TP cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng; xây dựng TP.HCM văn minh, Tiếp tục rà soát Đề án về tổ chức quân sự địa phương Chiều 21-4, tại cuộc gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, điệp báo, Biệt động Sài Gòn, du kích, cựu Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chia sẻ một số nét chính về định hướng lớn của Đảng, Quân đội thời gian tới. Trong đó, Tổng Bí thư nói nhiệm vụ giữ vững hòa bình, ổn định, an ninh trật tự cho phát triển cũng là vấn đề chiến lược. Quân đội nhân dân được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, là lực lượng nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”; có đối sách, giải pháp phù hợp, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Tổng Bí thư cũng thông tin hiện các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đang tiếp tục rà soát Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm nói sứ mệnh của TP.HCM mới không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện giữa TP và cả vùng. Tổng Bí thư Tô Lâm với các đại biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: THUẬN VĂN Nhiều đại biểu là cán bộ lão thành cách mạng, người có công về tham dự buổi gặp mặt. Ảnh: THUẬN VĂN Ký ức về ngày Giải phóng Côn Đảo hiện đại với vai trò là đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn hơn cho khu vực và cả nước. TP.HCM sẽ mở rộng, không chỉ TP.HCM hiện nay mà còn Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đồng thời, gắn bó sâu sắc hơn với toàn bộ tỉnh, TP Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long… nhằm huy động tối đa lợi thế riêng biệt của từng địa phương để tái thiết kế chiến lược phát triển vùng, tạo tổng thể mới vượt trội hơn. “Sứ mệnh mới cho TP.HCM không chỉ là trở thành một siêu đô thị quốc tế, dẫn dắt khu vực mà còn là trung tâm liên kết, phát triển toàn diện giữa TP và cả vùng. Trong đó, các tỉnh phía Nam không chỉ đồng hành mà còn chủ động, đóng vai trò là đối tác chiến lược, kiến tạo không gian phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung” - theo Tổng Bí thư. Tổng Bí thư khẳng định TP.HCM mới sẽ thành công nếu cả vùng cùng phát triển và cả vùng sẽ thăng hoa khi có TP.HCM dẫn dắt, hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tiến về phía trước. TP.HCM mở rộng sẽ là trung tâm tài chính thương mại, logistics, công nghiệp công nghệ cao và du lịch biển có quy mô khu vực, đóng vai trò then chốt trong mạng lưới kinh tế, sáng tạo quốc gia và khu vực. Định hướng phát triển công nghệ số dựa trên nền tảng kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy phát triển bền vững về môi trường, xây dựng xã hội hài hòa, gắn kết, văn minh, tích hợp, kết tinh những giá trị tinh hoa nhất của châu Á và thế giới. “TP.HCM mở rộng sẽ đóng vai trò hạt nhân, động lực lan tỏa cho sự phát triển toàn diện vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và rộng hơn là Tây Nguyên, Trung Nam Bộ, Nam Trung Bộ… Sự phát triển của TP.HCM tương hỗ và gắn liền với sự phát triển trong vùng, vừa dẫn dắt vừa giúp liên kết chặt chẽ, khai thác tối đa lợi thế bổ sung lẫn nhau tạo ra không gian kinh tế văn hóa liên vùng, tạo thành cực tăng trưởng mới mang tầm quốc tế” - Tổng Bí thư cho hay.• Ngày 21-4, tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu, ký ức về những ngày Giải phóng Côn Đảo như được làm sống dậy qua lời kể của các cựu tù chính trị. Ông Trần Nhật Nghĩa (đại biểu tỉnh Bình Thuận), nguyên giảng viên chính Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận, còn nhớ như in giữa đêm 30-4-1975, không gian chuồng cọp trại 7 như cô đặc, tĩnh mịch lạ thường, bỗng chốc vang dậy những tiếng hô mỗi lúc thêm giục giã: “TP Sài Gòn đã hoàn toàn giải phóng”. “Trong sự dồn nén ngột ngạt, tại xà lim số 30/khu E, ba anh em chúng tôi lòng như rộng mở, đồng thanh hưởng ứng lặp lại khẩu hiệu, vừa nhảy kiễng chân nhìn ra lỗ gió với sức mạnh không sao diễn tả” - ông Nghĩa nhớ lại. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Thị Ánh Tuyết (đại biểu TP.HCM), nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ, Quân khu 7, xúc động cho biết những ngày cuối tháng 4-1975, tại nhà tù Côn Đảo, kẻ thù đã đào hố, đặt mìn nhằm chôn sống các tù nhân chính trị. Thời điểm này, ở đất liền, quân dân ta tiến công vào sào huyệt của Mỹ - Ngụy ở Sài Gòn, làm cho kẻ thù nhanh chóng thất thủ. “Trong thời khắc ấy, dù kẻ thù tìm mọi cách bưng bít thông tin về cuộc tổng tiến công của ta nhưng những người tù chính trị vẫn cảm nhận được có gì đó khác thường nên đã hợp sức cùng nhau tự phá ngục, giải phóng cho chính mình” - bà Tuyết kể và cho biết ngày 1-5-1975, lực lượng tù chính trị đã làm chủ hoàn toàn Côn Đảo, ba ngày sau đó được Hải quân đưa về Sài Gòn. “Bước lên tàu, từ Côn Đảo - địa ngục trần gian, chúng tôi được tự do thật rồi. Tôi không ngờ mình còn được sống, được trở về trong đoàn quân chiến thắng, cùng toàn dân hát khúc khải hoàn đại thắng mùa xuân 1975” - bà Tuyết xúc động.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==