4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Ba 22-4-2025 50 năm qua, nhiều kiều bào đã trở về và mang theo khát vọng được cống hiến, chung tay xây dựng TP.HCM phát triển hơn nữa trong kỷ nguyên mới. Trong dịp đặc biệt này, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đã có cuộc trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về vai trò của kiều bào, đồng thời kêu gọi sự chung tay của đồng bào xa xứ trong hành trình phát triển mới của TP. Hành trình 50 năm của kiều bào với TP.HCM . Phóng viên: 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước là một hành trình đầy thăng trầm với nhiều đổi thay của TP.HCM. Trong chặng đường đó, kiều bào có vai trò, đóng góp như thế nào, thưa ông? + Ông Võ Văn Hoan: Ngay sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, TP.HCM bước vào giai đoạn mới với rất nhiều khó khăn. Lúc bấy giờ, dù đất nước còn bị bao vây cấm vận nhưng kiều bào đã vượt qua nhiều rào cản để quay về, mang theo kiến thức, kinh nghiệm giúp TP.HCM chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường sau năm 1986. Họ đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các chính sách, cơ chế cởi mở, tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp. Ngoài ra, với tấm lòng luôn hướng về quê hương, kiều bào cũng tìm nhiều cách thức để gửi về quê hương những món quà, bưu kiện, vật phẩm thiết yếu, đặc biệt là ngoại tệ - đặt nền móng đầu tiên cho dòng kiều hối. Không chỉ hỗ trợ người thân, họ còn góp phần làm “ấm” nền kinh tế TP.HCM trong giai đoạn hậu chiến đầy khó khăn. Đến cuối thập niên 1990, khi Việt Nam chính thức gia nhập các tổ chức quốc tế và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, kiều bào tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình hội nhập của đất nước. Kiều bào chính là những cầu nối quan trọng, những đại sứ ngoại giao nhân dân kết nối đưa các doanh nghiệp, các đối tác quốc tế đến với TP.HCM. Lượng kiều hối là một trong những đóng góp rõ rệt trong giai đoạn này. Kiều hối gửi về TP.HCM mỗi năm chiếm 40%-50% tổng lượng kiều hối cả nước, góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống người dân, thẩm thấu vào nền kinh tế thông qua tiêu dùng, đầu tư, sản xuất, kinh doanh… Bước vào giai đoạn hội nhập, đặc biệt là sau Đại hội Đảng lần thứ XII và XIII, Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới. Lúc này, kiều bào là cầu nối khơi thông dòng chảy chuyển giao khoa học công Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan (phải) trò chuyện cùng kiều bào nhân dịp chương trình Xuân quê hương 2024. Ảnh: NGUYỆT NHI Lãnh đạo TP.HCM lắng nghe kiều bào góp ý về Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030”. Ảnh: BẢO PHƯƠNG nghệ và chất xám. Trong bối cảnh TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính quốc tế và đổi mới sáng tạo, kiều bào, với khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến và hiểu biết về thị trường quốc tế, đóng vai trò không nhỏ. Kiều bào đã tham gia vào các dự án công nghệ cao, đầu tư vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, công nghiệp 4.0… Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, dự án khoa học và công trình lớn của TP.HCM cũng có dấu ấn đóng góp của kiều bào. Một trong những dự án nổi bật là Khu công nghệ cao TP.HCM, nơi có sự tham gia của nhiều kiều bào trong vai trò các nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn công nghệ, tạo ra môi trường sáng tạo và thuận lợi cho các dự án đầu tư quốc tế. Nhiều doanh nhân kiều bào cũng đã quay về TP.HCM lập nghiệp, thành lập công ty, xây dựng nhà máy phát triển sản xuất, kinh doanh và giải quyết lao động cho địa phương và đóng góp vào làm cầu nối đưa hàng hóa của TP sang các thị trường có đông người Việt sinh sống. Một trong những nguồn lực mà kiều bào đóng góp không mệt mỏi là chất xám, tri thức thông qua các hoạt động như tham gia hiến kế về chính sách, cơ chế, giải pháp để TP.HCM cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp nước ngoài. TP luôn lắng nghe và coi trọng ý kiến từ kiều bào, đặc biệt là những chuyên gia, nhà khoa học kiều bào trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách như góp ý cho đồ án quy hoạch chung TP, chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, Nghị quyết 98… Cơ hội cho kiều bào trong kỷ nguyên vươn mình . TP đã và sẽ làm gì để tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào tiếp tục quay về cống hiến, thưa ông? + Trước tiên phải khẳng định rằng chính quyền TP.HCM luôn đặc biệt coi trọng tiếng nói và sự đóng góp của cộng đồng kiều bào. Trong quá trình xây dựng các cơ chế, chính sách lớn, đặc biệt là khi chuẩn bị và triển khai Nghị quyết 98, TP.HCM đã chủ động tổ chức hàng loạt hội thảo, tọa đàm mời các chuyên gia, trí thức kiều bào tham gia góp ý. TP cũng chủ động theo dõi, tiếp nhận ý kiến của kiều bào thông qua các tọa đàm, hội thảo do các cơ quan báo chí, trường ĐH… tổ chức. Đồng thời, tiên phong ứng dụng công nghệ để lắng nghe kiều bào qua các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội. Cụ thể, TP đã triển khai phần mềm “Lắng nghe mạng xã hội” để người dân, trong đó có cả kiều bào, phản ánh, góp ý, kiến nghị đến chính quyền một cách thuận tiện và minh bạch. Tất cả góp ý, hiến kế từ kiều bào luôn được chính quyền TP.HCM tiếp cận với tinh thần cầu thị, sẵn sàng lắng nghe, có phản hồi và quyết liệt triển khai. Qua đó, TP cũng đã ghi nhận và có nhiều hình thức biểu dương, khen thưởng, vinh danh những đóng góp quý báu của cộng đồng kiều bào ta ở các nước đối với TP. Nhiều năm qua, TP cũng đã triển khai hàng loạt chính sách để thu hút kiều bào quay về đầu tư và cống hiến. Trước hết là cải cách hành chính sâu rộng, nhằm rút gọn thủ tục, giảm phiền hà, nâng cao chất lượng dịch vụ công và tăng tính minh bạch. Song song đó là đẩy mạnh thu hút FDI và đầu tư kiều bào vào các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP.HCM VÕ VĂN HOAN: “TP.HCM trân trọng, lắng nghe TP.HCM đang bước vào những ngày lịch sử, khi toàn TP cùng cả nước hân hoan chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. TP luôn lắng nghe và coi trọng ý kiến từ kiều bào, đặc biệt là những chuyên gia, nhà khoa học kiều bào trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách... BẢO PHƯƠNG thực hiện Vào lúc 8 giờ hôm nay (22-4), báo Pháp Luật TP.HCM sẽ tổ chức Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM” nhằm lắng nghe góp ý của kiều bào giúp TP.HCM bước vào kỷ nguyên mới. Suốt hành trình phát triển của đất nước, kiều bào ta là một phần máu thịt không thể tách rời của dân tộc Việt Nam và đã có những đóng góp tích cực, thúc đẩy sự phát triển của TP.HCM. Tại TP.HCM đang có khoảng 500 chuyên gia, trí thức người Việt Nam từ nhiều quốc gia trở về hợp tác, làm việc dài hạn. Hơn 3.000 doanh nghiệp do kiều bào đầu tư đang hoạt động với tổng số vốn vượt 45.000 tỉ đồng. Từ năm 2012 đến 2024, kiều hối chuyển về TP.HCM qua các kênh chính thức đạt hơn 77 tỉ USD. Riêng năm 2024, con số này là 10,03 tỉ USD (tương đương khoảng 260.000 tỉ đồng). Thực tế cho thấy cộng đồng kiều bào không chỉ đóng góp về tài chính, đầu tư, chuyên môn… mà còn là nguồn lực quý giá với nhiều sáng kiến, kinh nghiệm thực tiễn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của TP.HCM. TP.HCM - với vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước, đang bước vào giai đoạn phát triển mới, cũng đang hướng đến phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng xanh, bền vững, nhằm trở thành trung tâm tài chính, khoa học và đổi mới sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Đáng chú ý, theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước, cùng với kỳ vọng của nhân dân, TP.HCM đang mở rộng không gian phát triển, kết nối với Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong tiến trình này, vai trò và đóng góp, hiến kế của kiều bào sẽ càng trở nên thiết yếu. Từ nhu cầu thực tiễn đó, Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức sẽ là dịp để lắng nghe những hiến kế mang tính chiến lược và hành động từ các chuyên gia kiều bào. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong dịp này, báo Pháp Luật TP.HCM sẽ ra mắt chuyên mục mới“Pháp lý cho kiều bào”nhằm giúp giải đáp các thắc mắc pháp luật của kiều bào đối với các vấn đề về kinh doanh, hành chính, tư pháp, hộ tịch, dân sự, hình sự… Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM” sẽ được tổ chức tại trụ sở báo Pháp Luật TP.HCM, số 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM. HUỲNH THƠ Hôm nay, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==