088-2025

9 kinhtedothi@phapluattp.vn Giao cho TP.HCM chủ trì đầu tư dự án Trước đó, Bộ Xây dựng đề xuất để TP.HCM tiếp nhận toàn bộ hồ sơ nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành để thực hiện tiếp các bước chuẩn bị đầu tư. Bộ Xây dựng nhận định để bảo đảm tổ chức khai thác kết nối thẳng giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, các dự án này đòi hỏi phải đầu tư hoàn thành đồng thời cùng công nghệ và tổ chức vận hành khai thác phải được giao cho một chủ thể duy nhất để tổ chức chạy tàu thuận lợi, hiệu quả, điều hành tập trung, đồng bộ. Do đó, để sớm triển khai tuyến đường sắt kết nối giữa sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành bảo đảm tính thống nhất, Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng giao cho TP.HCM chủ trì đầu tư dự án. với CHKQT Long Thành, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về việc khẩn trương nghiên cứu phương án giao thông kết nối bằng đường sắt hoặc tàu điện ngầm theo hướng tuyến ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất. UBND TP.HCM cho biết theo các quy hoạch đang được quản lý hiện nay, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành được xác định là đường sắt quốc gia và đi qua địa phận hai địa phương TP.HCM và tỉnh Đồng Nai. Căn cứ quy định của Luật Đường sắt năm 2017, tuyến đường sắt này thuộc trách nhiệm đầu tư của Bộ Xây dựng; địa phương có trách nhiệm tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác đường sắt đô thị trên địa bàn quản lý. Do đó, TP đề nghị Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xem xét điều chỉnh loại hình tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương triển khai dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành theo quy định của pháp luật về đầu tư công. TP.HCM nhận thấy để triển khai nhanh, hiệu quả thì việc triển khai dự án theo hình thức đầu tư công là phù hợp. Điều này phù hợp với quan điểm, mục tiêu được xác định trong đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP.HCM. Hiện nay, UBND TP đang tập trung nguồn lực đầu tư hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị theo danh mục dự án kèm theo Nghị quyết 188 của Quốc hội. Trường hợp triển khai dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành (sơ bộ tổng mức đầu tư gần 3,4 tỉ USD) theo hình thức đầu tư công, đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ĐÀO TRANG Mới đây, UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng về quy hoạch các tuyến đường sắt kết nối giữa Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất và CHKQT Long Thành. Trong đó có tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Bốn tuyến đường sắt kết nối hai sân bay T​ heo quy hoạch có bốn tuyến đường sắt phục vụ kết nối CHKQT Tân Sơn Nhất và CHKQT Long Thành gồm: Ba tuyến đường sắt đô thị số 2, số 4 và số 6 và tuyến đường sắt quốc gia Thủ Thiêm - Long Thành. UBND TP.HCM cho biết theo quy hoạch, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành được xác định là đường sắt quốc gia. Hiện nay, TP.HCM đang nghiên cứu, ưu tiên chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 2, số 4 và số 6 theo cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 188. Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Bến Thành - Tham Lương), TP.HCM đang phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận dừng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài và chuyển qua hình thức đầu tư công, phấn đấu khởi công vào tháng 12-2025. Đoạn Bến Thành - Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương - Củ Chi đang nghiên cứu chuẩn bị đầu tư, đến năm 2035 sẽ hoàn thành. Tuyến đường sắt đô thị số 4 và số 6 thuộc dự án ưu tiên đầu tư, đến năm 2035 sẽ hoàn thành. Xem xét điều chỉnh đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành Liên quan đến việc nghiên cứu triển khai các dự án kết nối TP.HCM Đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành sẽ được đầu tư công chấp thuận đầu tư dự án bằng nguồn vốn ngân sách trung ương. Về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai dự án, UBND TP.HCM sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội ban hành tại Nghị quyết 188. Từ đó, đề xuất điều chỉnh, bổ sung để thuận lợi trong quá trình triển khai dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP. TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND TP.HCM báo cáo Chính phủ xem xét chấp thuận bổ sung tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết 188 của Quốc hội. Đồng thời, sớm xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phối hợp với UBND TP.HCM, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Đồng Nai. UBND TP kiến nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo về các nội dung: Hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư dự án theo hướng đầu tư công, sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương. Bên cạnh đó là tổ chức bàn giao toàn bộ kết quả nghiên cứu hiện có của dự án tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành cho UBND TP.HCM để triển khai các bước tiếp theo ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định giao UBND TP là cơ quan chủ quản thực hiện dự án.• Trường hợp triển khai dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành theo hình thức đầu tư công, UBND TP.HCM đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư dự án bằng nguồn vốn ngân sách trung ương. TP.HCM nhận thấy để triển khai nhanh, hiệu quả thì việc triển khai dự án theo hình thức đầu tư công là phù hợp. Dự kiến tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành với tổng mức đầu tư 3,4 tỉ USD sẽ được đầu tư công. Ảnh: VIẾT LONG Đồng Nai kiến nghị TP.HCM kéo dài tuyến metro số 1 Ngày 21-4, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi chủ tịch UBND TP.HCM về việc triển khai các dự án kết nối giao thông giữa tỉnh Đồng Nai và TP.HCM. Cụ thể, đối với dự án kéo dài tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị UBND TP.HCM hỗ trợ trong việc kết nối công nghệ, hạ tầng giữa tuyến metro kéo dài đến tỉnh Đồng Nai, Bình Dương với tuyến metro số 1 hiện hữu. Dự án kéo dài tuyến metro số 1 đến hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương có chiều dài gần 21 km, kết nối từ sau ga Bến xe Suối Tiên đến địa điểm dự kiến thuộc xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom). Dự án này được chia làm hai đoạn. Đoạn tuyến từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga S0 (tại khu vực phường Bình Thắng, TP Dĩ An, Bình Dương) sẽ có một nhánh kéo dài về TP mới Bình Dương và một nhánh kéo dài về tỉnh Đồng Nai. Đoạn tuyến này có chiều dài khoảng 1,8 km, dự kiến tỉnh Bình Dương sẽ chủ trì nghiên cứu đầu tư. Đoạn từ ga S0 kết nối đến tỉnh Đồng Nai có chiều dài gần 19 km gồm 12 ga và một depot có diện tích khoảng 23,4 ha. Dự kiến depot đặt tại xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom). Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài hơn 1 km, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài gần 18 km. Đoạn này dự kiến tỉnh Đồng Nai chủ trì nghiên cứu đầu tư với tổng mức đầu tư gần 35.000 tỉ đồng. Dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn hỗn hợp gồm vốn Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh, vốn BOT và nguồn khai thác quỹ đất. Việc kéo dài tuyến metro giúp kết nối thuận lợi các khu công nghiệp và khu dân cư đông đúc tại Đồng Nai, tạo điều kiện phát triển kinh tế, giảm áp lực giao thông đường bộ. Hiện nay, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai đang chuẩn bị một số thủ tục để tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. VŨ HỘI UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị UBND TP.HCM hỗ trợ trong việc kết nối công nghệ, hạ tầng giữa tuyến metro kéo dài đến tỉnh Đồng Nai. Ảnh: NT

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==