13 Thượng tá HỒ THỊ LÃNH, Phó Trưởng phòng PC06: Khoảng trống thông tin liệt sĩ Trong hành trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, trở ngại lớn nhất hiện nay chính là sự thiếu hụt thông tin chi tiết. Rất nhiều liệt sĩ hy sinh trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, tài liệu ghi chép ban đầu sơ sài, thậm chí chỉ có một cái tên - đôi khi là bí danh, kèm theo phiên hiệu đơn vị đã thay đổi theo thời gian và một địa danh chung chung về nơi chôn cất ban đầu. Không ít trường hợp giấy báo tử bị thất lạc, đồng đội người còn, người mất, trí nhớ phai nhòa theo năm tháng. Mộ phần có thể đã di chuyển qua nhiều nghĩa trang, địa điểm mà không có sơ đồ hay ghi chép đầy đủ. Việc xác minh, xâu chuỗi những mảnh thông tin rời rạc ấy để tìm ra manh mối chính xác, chẳng khác nào mò kim đáy bể. Một thách thức khác là sự thiếu vắng nguồn thông tin trực tiếp từ thế hệ cha mẹ, anh chị em ruột - những người không chỉ nắm giữ tư liệu quý báu mà còn là nguồn cung cấp mẫu ADN có giá trị nhất trong đối sánh. Tuy nhiên, hầu hết đã lớn tuổi, sức yếu, nhiều người không còn minh mẫn hoặc đã qua đời. Yêu cầu kỹ thuật cần tối thiểu hai người thân cùng dòng mẹ còn sống đôi khi là điều bất khả thi. Đời sống xã hội - Thứ Tư 23-4-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Không còn tồn đọng hồ sơ đủ điều kiện mà chưa được giải quyết Theo bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, tính đến nay, TP không còn tồn đọng hồ sơ đủ điều kiện mà chưa được giải quyết. Hằng năm, sở đều ban hành kế hoạch kiểm tra định kỳ việc thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, hướng dẫn thực hiện và đề xuất tháo gỡ nhằm đảm bảo công tác tri ân, chăm lo cho người có công được thực hiện đầy đủ, hiệu quả và minh bạch. Tiêu điểm HẢI NHI Gần 50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các ngành chức năng vẫn đang miệt mài với công việc xác định danh tính liệt sĩ khi vẫn còn rất nhiều liệt sĩ chưa xác định được danh tính, nhiều hài cốt chưa được quy tập. Năm 2024, Bộ Công an và Bộ LĐ-TB&XH đã chính thức ra mắt Ngân hàng Gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định danh tính và thân nhân. Ngân hàng Gen ra đời trong bối cảnh cả nước còn 300.000 liệt sĩ an táng tại hơn 3.000 nghĩa trang chưa xác định được thông tin; gần 200.000 liệt sĩ chưa được quy tập. Tìm mọi cách đưa các anh về Gia đình ông Hà Minh Tuấn (ngụ TP Thủ Đức) có tám anh chị em. Trong đó, hai người anh đã lên đường nhập ngũ và mãi mãi không trở về. Anh Cả của ông hy sinh năm 1969, phải đến 13 năm sau, nhờ nỗ lực đi khắp các tỉnh và sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình mới đưa được phần mộ anh về quê nhà. Anh thứ hai là một sinh viên, cán bộ Đoàn năng nổ, người từng vẽ sơ đồ chiến thuật, luồn sâu trong lòng địch, đã tình nguyện nhập ngũ năm 1972. “Anh ấy giấu gia đình để được ra chiến trường. Cái lý tưởng thời ấy lớn lắm. Thanh niên ai cũng mang trong mình khát vọng cống hiến” - ông Tuấn nghẹn ngào nói. Vào cuối năm 1973, gia đình ông Tuấn mới nhận được giấy báo tử của anh. Sau đó, gia đình ông dựa vào giấy báo tử, lân la đi hỏi đồng đội 10 năm sau mới biết anh hy sinh ở Quảng Trị. Suốt hàng chục năm với những chuyến đi dọc miền Trung, từ Quảng Trị, Huế, Quảng Bình… ông Tuấn đến cả những bản làng xa xôi để dò hỏi, kết nối với đồng đội cũ, mong tìm được chút manh mối. Có lúc nghe ngóng được thông tin từ đồng đội của anh, ông Tuấn lại tự chạy xe máy một mình tìm kiếm rồi lại thất vọng trở về. “Tôi đi tìm chắc cũng hơn ba chục lần rồi. Lúc thì đi với anh, lúc thì bố rồi có lần bạn bè trong đơn vị cũ cũng đi cùng, mà vẫn không biết mộ nào là của anh mình. Có khi nhìn thấy một ngôi mộ vô danh là tim như muốn nhảy ra ngoài. Có giai đoạn gia đình tôi thậm chí còn tìm đến cả nhà ngoại cảm. Đào bới cả tháng ở vùng đất bom đạn cày xới năm xưa. Nhưng rồi gia đình tôi vẫn phải quay về trong vô vọng…” - ông Tuấn nói. Vài tháng trước, mẹ ông Tuấn qua đời nhưng trước khi nhắm mắt, mẹ ông vẫn luôn tâm niệm rằng sẽ có một ngày hài cốt của anh ông Tuấn được đưa về nhà. Lúc còn sống, không ngày nào bà không nhắc đến các con. “Năm ngoái, Ngân hàng Gen ra đời nhằm mục đích xác minh danh tính liệt sĩ và thân nhân. Hôm gia đình tôi nhận được thông báo lên địa điểm Ngân hàng Gen để lấy mẫu ADN, tôi trăn trở, nôn nao cả đêm, không sao chợp mắt được vì xúc động và hy vọng. Việc ra đời của Ngân hàng Gen quốc gia là một bước ngoặt lớn trong công tác xác định danh tính liệt sĩ” - ông Tuấn trải lòng. Ông Nguyễn Sĩ Sơn (77 tuổi, quận 1) vẫn cẩn thận lưu giữ những kỷ vật từ thời chiến như giấy báo tử của người anh, chứng minh thư của cha mẹ. Đó là con đường duy nhất dẫn lối đưa gia đình tìm mộ người anh là liệt sĩ Nguyễn Sĩ Lĩnh, hy sinh ngày 24-1-1968 khi mới gần 22 tuổi tại MTTQ miền Nam đơn vị C21KB. Sau khi anh trai hy sinh, gia đình ông Sơn vẫn tiếp tục tìm kiếm hài cốt dù đã hỏi thăm đồng đội, những người cùng tiểu đoàn nhưng vẫn không có tung tích. Cách đây vài tháng, mẹ ông Sơn qua đời ở tuổi 102. “Trước khi qua đời, má tôi dặn: “Phải tìm cho bằng được mộ thằng Lĩnh, mang về đây cho má!”” - ông Sơn nghẹn ngào. Mới đây, gia đình ông Sơn cũng đã được thông báo đến làm xét nghiệm ADN tại Ngân hàng Gen. Ngoài những trường hợp như ông Tuấn, ông Sơn, ngày 18-4 vừa qua, Công an TP.HCM cũng đã phối hợp với Sở Nội vụ TP.HCM tổ chức lấy mẫu ADN cho 64 thân nhân họ ngoại của ba liệt sĩ chưa xác định được danh tính. Ngọn lửa hy vọng từ Ngân hàng Gen Thượng tá Hồ Thị Lãnh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM, tâm sự: “Công an TP.HCM Ông Hà Minh Tuấn xem lại giấy tờ của anh mình, mong mỏi tìm được hài cốt của anh. Ảnh: HẢI NHI Công an TP.HCM phối hợp với Sở Nội vụ TP.HCM tổ chức lấy mẫu ADN gia đình thân nhân liệt sĩ. Ảnh: HẢI NHI Tìm thân nhân cho liệt sĩ: Món nợ ân tình TP.HCM đảm bảo giải quyết 100% chế độ, chính sách cho người có công và thân nhân, chăm lo toàn diện cho người có công với cách mạng. vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, xác định danh tính các liệt sĩ. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng mà thế hệ hôm nay không thể thoái thác. Mỗi thông tin được xác minh, mỗi hài cốt được trở về với gia đình là một phần quá khứ, một nỗi đau được xoa dịu góp phần hàn gắn những vết thương lịch sử còn chưa khép lại”. Hành trình quy tập và xác định danh tính liệt sĩ, lực lượng chức năng thường xuyên đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều trường hợp hài cốt được tìm thấy nhưng không còn bất kỳ thông tin nhận dạng nào do thời gian, điều kiện môi trường đã làm phai mờ, các kỷ vật đi kèm không còn hoặc không đủ để xác minh. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ ADN, chỉ cần mẫu hài cốt còn đủ chất lượng và có mẫu ADN của thân nhân trong ngân hàng dữ liệu, việc xác định danh tính hoàn toàn khả thi mà không cần dựa vào thông tin tên tuổi, quê quán hay đơn vị chiến đấu ban đầu. “Hành trình đưa các anh hùng liệt sĩ trở về không hề dễ dàng. Có những cụ bà gần trăm tuổi, mắt đã mờ, chân chậm run nhưng khi nghe tin có đoàn đến khảo sát thông tin liệt sĩ, vẫn gắng gượng đứng dậy, run run đưa ra tấm ảnh thờ ố màu của người con trai duy nhất hy sinh ở tuổi đôi mươi. Chính điều đó trở thành động lực để những người làm công tác tìm kiếm, quy tập và xác minh danh tính liệt sĩ không ngừng nỗ lực. Từng bước cải tiến quy trình, chuẩn hóa thông tin, tăng cường phối hợp với các đơn vị khoa học để tìm giải pháp kỹ thuật mới - tất cả đều hướng tới mục tiêu: Đưa các anh hùng liệt sĩ trở về và không để bất kỳ gia đình nào phải chờ đợi trong vô vọng” - Thượng tá Hồ Thị Lãnh bộc bạch.• Kỳ tới: Họ không chỉ dấn thân trong thời chiến TP.HCM đảm bảo giải quyết 100% chế độ, chính sách cho người có công và thân nhân, không để tồn đọng hồ sơ đủ điều kiện. 50 năm chăm lo cho người có công - Bài 2
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==