089-2025

4 Thời sự - Thứ Tư 23-4-2025 thoisu@phapluattp.vn BẢO PHƯƠNG - HUỲNH THƠ Ngày 22-4, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”. Tọa đàm được tổ chức nhằm lắng nghe những hiến kế mang tính chiến lược và hành động góp phần phát triển TP.HCM nói riêng, Việt Nam (VN) nói chung. Chủ trì tọa đàm có bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về người VN ở nước ngoài TP.HCM; ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM. TP.HCM đang đứng trước thời cơ và vận hội chưa từng có Phát biểu tạ i buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết TP.HCM với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước - đang bước vào giai đoạn mới với nhiều thách thức lẫn kỳ vọng: Từ chuyển đổi số, hạ tầng đô thị, biến đổi khí hậu, môi trường đầu tư đến công nghệ, giáo dục, y tế và thể chế quản trị hiện đại… Nhưng cũng chính TP.HCM là nơi đang mở ra nhiều cơ hội bứt phá để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, xanh và bền vững; trở thành trung tâm tài chính, khoa học, đổi mới sáng tạo của khu vực. “Chúng ta cần nguồn lực trí tuệ; cần những hiến kế sâu sắc, thực tiễn và có tầm nhìn; cần sự trở về, không nhất thiết về địa lý, mà về mặt tri thức, tinh thần và sự kết nối lâu dài. Chúng tôi tin rằng mỗi chuyên gia kiều bào là một hạt nhân lan tỏa tri thức, là nhịp cầu kết nối VN với thế giới. Đây không chỉ là hiến kế cho TP mà còn khơi gợi một kết nối lâu dài giữa chính quyền - chuyên gia - cộng đồng cùng chung tay tạo nên giá trị mới cho TP.HCM và cả nước” - ông Hiển nói. Bà Mai cho biết TP.HCM đang đứng trước thời cơ và vận hội chưa từng có khi hợp nhất với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu tạo thành một siêu đô thị. “Đây cũng là lúc TP.HCM rất cần hiến kế của trí thức kiều bào, đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực, cải trú, thường trú; đề nghị cấp hộ chiếu Việt Nam. Giấy tờ miễn thị thực nhập cảnh, Thẻ tạm trú dài hạn, tăng thời hạn cư trú khi nhập cảnh về Việt Nam lên đến 90 ngày, kiều bào không lo bị phạt vi phạm thời hạn tạm trú như trước đây. Và kiều bào có đủ điều kiện được đứng tên sở hữu nhà, đất, được thừa hưởng di sản của người thân để lại, đăng ký đầu tư, thành lập công ty khởi nghiệp tại Việt Nam… Tuy nhiên, cũng theo Luật sư Quý, sau thời gian dài sinh sống tại nước ngoài, nhiều kiều bào gặp khó khăn khi trở lại Việt Nam do chưa kịp bắt nhịp với cuộc sống, thiếu thông tin và kiến thức về pháp luật, không am hiểu thủ tục hành chính, riêng đối với kiều bào trẻ, gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp bằng tiếng Việt… Cầ n mô hình hiệu quả thu hút nhân tài chất lượng cao Góp ý tại buổi tọa đàm, Theo ông Peter Hồng, việc phát huy sức mạnh cộng đồng người Việt toàn cầu sẽ là một trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và giáo dục VN tại Mỹ, đánh giá dù đã có chính sách thu hút chuyên gia kiều bào, VN vẫn thiếu các phương thức cụ thể phù hợp với từng quốc gia để mời gọi những người VN tài năng ở nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong nước. “Nếu trong 20 năm tới vẫn Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỆT NHI cách hành chính, cải thiện môi trường cho siêu đô thị TP.HCM” - bà Mai gợi mở. Theo bà Mai, TP.HCM đã có các chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học quay về với mức lương hấp dẫn và trong bối cảnh sắp tới, TP cũng mong muốn thu hút kiều bào về đóng góp dài hạn, tư vấn cho các dự án trọng điểm của TP. Luật sư Lâm Quang Quý (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TP.HCM) cũng cho biết kể từ khi được thành lập vào tháng 1-2009 đến nay, trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằ m hỗ trợ mọi điều kiện thuận lợi cho kiều bào trở về quê hương tham quan, du lịch, thăm thân nhân, an cư, an dưỡng tuổi già bên gia đình và đặc biệt là mang những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, về đầu tư kinh doanh lâu dài tại TP.HCM.. Những năm gần đây, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ngày càng mở rộng với nhiều điều kiện thông thoáng, thuận lợi để thu hút kiều bào trở về quê hương an cư, an dưỡng tuổi già và đầu tư kinh doanh… Cụ thể, như mở rộng các quy định cho kiều bào được sở hữu nhà, đất, khắc phục được tình trạng nhờ người thân đứng tên giùm như trước đây, dẫn đến các hệ lụy phát sinh tranh chấp, nhiều bà con kiều bào bị chiếm đoạt nhà, đất, mất hết tài sản, đánh mất tình thân trong gia đình. Giờ đây kiều bào có thể an tâm mua nhà và được đứng tên sở hữu nhà ở. Kiều bào cũng dễ dàng xác nhận nguồn gốc Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, nhằm mục đích đăng ký tạm ông Peter Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp VN ở nước ngoài, đánh giá VN đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao nhờ sự lãnh đạo nhất quán của Đảng. Đây là thời điểm vàng để đất nước định vị lại vị thế trên bản đồ thế giới. Trong kỷ nguyên mới, ông Peter Hồng khẳng định TP.HCM cần thu hút nhiều hơn nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trí thức kiều bào, chuyên gia đầu ngành… “VN không thiếu nhân lực chất lượng cao, hàng ngàn người VN đang làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới. Vấn đề là làm thế nào để thu hút, kết nối và phát huy năng lực của họ phục vụ cho chiến lược phát triển quốc gia. Về địa chính trị, chúng ta đã có vị thế vững chắc. Giờ là lúc cần hoàn thiện cơ chế, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia xung quanh” - ông Peter Hồng chia sẻ. Theo ông Peter Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, việc phát huy sức mạnh cộng đồng người Việt toàn cầu sẽ là một trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Báo Pháp Luật TP.HCM ra mắt chuyên mục “Pháp lý cho kiều bào” Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hiển (PhóTổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM) cho biết báo Pháp Luật TP.HCM là một trong những tờ báo hàng đầu tại VN về các vấn đề pháp lý, chính sách liên quan mật thiết đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Trong nhiều lần lãnh đạo TP.HCM tiếp xúc kiều bào, cũng như những lần đại diện báo Pháp Luật TP.HCM tiếp xúc giới chuyên gia, doanh nghiệp, luật sư đều cho thấy có một lượng lớn kiều bào, doanh nghiệp của kiều bào gặp phải những khó khăn, vướng mắc về pháp lý đa lĩnh vực, từ các vấn đề dân sự, hành chính, hình sự đến các hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại… Từ đó, báo Pháp Luật TP.HCM quyết định xây dựng chuyên mục “Pháp lý cho kiều bào” với các tuyến thông tin uy tín, chất lượng, có chiều sâu nhằm đồng hành, hỗ trợ các vấn đề pháp lý, chính sách dành riêng cho các cá nhân, hội nhóm kiều bào, doanh nghiệp của kiều bào hướng về các hoạt động sinh sống, làm việc, kinh doanh, đầu tư ở VN. Đồng thời, cung cấp các thông tin hữu ích cho các cá nhân, tổ chức ở VN có nhu cầu đầu tư, du học, du lịch, chữa bệnh, định cư… ở nước ngoài. Ngoài ra, chuyên mục“Pháp lý cho kiều bào”còn tạo ra các diễn đàn sau mặt báo nhằm hướng tới việc giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp thiết mà kiều bào, doanh nghiệp kiều bào quan tâm; từ đó chuyển tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tiếng nói của kiều bào đến các cơ quan, ban ngành liên quan. Bên cạnh đó, cung cấp không gian đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ để kiều bào, doanh nghiệp kiều bào có thể truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, phát triển kinh doanh, đầu tư tại VN. Ngày 22-4, báo chính thức giới thiệu và cho ra mắt chuyên mục “Pháp lý cho kiều bào”. Tiêu điểm Tâm huyết của kiều bào vì Tại Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”, kiều bào đã có những góp ý cho TP.HCM để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trí thức kiều bào. Bà Vũ Thị Huỳnh Mai và ông Nguyễn Đức Hiển chủ trì buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỆT NHI

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==