SỐ 089 (7362) - Thứ Tư 23-4-2025 TP.HCM khánh thành cụm 3 trường học đạt chuẩn quốc gia CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn Tâm huyết của kiều bào vì một TP.HCM phát triển Các đại biểu tham gia góp ý tại Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức vào sáng 22-4. Ảnh: NGUYỆT NHI Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Mỹ cân bằng, bền vững Luật sư Trương Thị Hòa:Trái timkhông mệt mỏi vì công lý Hơn 3,3 triệu người nhận tin vui về lương hưu, trợ cấp 50 NĂM CHĂM LO CHO NGƯỜI CÓ CÔNG - BÀI 2 Tìm thân nhân cho liệt sĩ: Món nợ ân tình Hạ tầng giao thông TP.HCM đột phá với hàng loạt công trình trọng điểm trong so nay trang 4+5 trang 14 trang 8 + 9 trang 13 trang 11 trang 6 trang 2
2 Thời sự - Thứ Tư 23-4-2025 thoisu@phapluattp.vn Lãnh đạo TP.HCM tri ân gia đình các cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho TP Ngày 22-4, đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM do ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM, làm trưởng đoàn đã đến thăm, tri ân các gia đình cá nhân tiêu biểu có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển TP.HCM, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại quận 7, đoàn đến thăm gia đình Anh hùng lao động Nguyễn Vĩnh Nghiệp (1930-2007), nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM. Ông Hải đã thắp hương tưởng nhớ, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc trước những đóng góp to lớn của Anh hùng lao động Nguyễn Vĩnh Nghiệp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng TP.HCM sau ngày đất nước thống nhất. Thay mặt lãnh đạo TP, ông Hải đã ân cần gửi lời thăm hỏi, chúc sức khỏe đến gia đình. Đoàn cũng đến thăm gia đình cố Đại sứ Vũ Hắc Bồng (1927-2022), nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM. Đoàn đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ, bày tỏ sự trân trọng với những đóng góp đặc biệt của ông trên mặt trận ngoại giao. HỒNG THẮM • Xử lý người bình luận xúc phạm thiếu tá công an hy sinh. Ngày 22-4, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) Công an tỉnh Hậu Giang đã làm việc và củng cố hồ sơ xử lý một chủ tài khoản Facebook đã bình luận phản cảm, xúc phạm về sự hy sinh của Thiếu tá Nguyễn Văn Kha, cán bộ Công an xã Vĩnh Tường (huyện Vị Thủy). C.ANH • Thông tin bé trai bị bắt cóc là sai sự thật. Ngày 224, mạng xã hội lan truyền hình ảnh kèm thông tin bé trai bốn tuổi nghi bị bắt cóc trước một cổng trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM. Trên thực tế, đây là vụ một người đàn ông lạc mất con trai bốn tuổi và đã được lực lượng chức năng hỗ trợ tìm thấy cháu bé. N.TÂN Ngày 22-4, UBND quận Tân Bình tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại phường 6. Dự án cụm được khởi công vào ngày 12-12-2023 và bao gồm bốn dự án thành phần. Cụ thể: Trường Mầm non Sơn Ca, quy mô 1 trệt, 3 lầu, 20 phòng học, các phòng chức năng và bếp ăn. Tổng mức đầu tư hơn 122 tỉ đồng. Trường Tiểu học Hùng Vương, quy mô 1 trệt, 3 lầu, 30 phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn, nhà thi đấu đa năng; tổng mức đầu tư hơn 147 tỉ đồng. Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, quy mô 1 trệt, 3 lầu, 45 phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn và hồ bơi. Tổng mức đầu tư gần 200 tỉ đồng. Bên cạnh đó tại khu vực này còn được đầu tư công viên cây xanh và hạ tầng kỹ thuật. Bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh việc khánh thành cụm ba trường học đạt chuẩn quốc gia là một sự kiện đặc biệt. “Mục tiêu của chính quyền và nhân dân TP là nâng cao chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia cũng như nâng tầm quốc tế để TP.HCM trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của cả nước. Do đó, những phòng học đạt chuẩn quốc gia ngày hôm nay được đưa vào sử dụng là minh chứng cho mục tiêu mà TP đang cố gắng xây dựng. TP không chỉ cung cấp môi trường học tập hiện đại thân thiện mà còn tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Tôi tin rằng với cơ sở hiện đại cùng đội ngũ giáo viên yêu nghề, giỏi nghề, nhiệt huyết năng động sẽ đưa ngành giáo dục Tân Bình đạt được nhiều thành tích mới, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của TP” - bà Thúy nhấn mạnh. NGUYỄN QUYÊN Ngày 22-4, tại Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo quốc gia 2025, do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp với Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân Việt Nam (VPCA) tổ chức, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC, cho biết trong năm 2024 các quỹ đầu tư, đối tác ngoại đã thực hiện 141 thương vụ đầu tư vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Tổng giá trị giải ngân vốn của 141 thương vụ này khoảng 2,3 tỉ USD từ các quỹ đầu tư của Singapore, Nhật Bản và quỹ đầu tư trong nước. Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm khẳng định thời gian qua, Việt Nam là điểm sáng về đổi mới sáng tạo khi hợp tác, thu hút được các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đầu tư, kinh doanh và chuyển giao công nghệ như NVIDIA, Marvell, Google, Meta, Cadence, Qualcomm, Siemen... Việt Nam thuộc top 15 quốc gia hấp dẫn FDI nhất toàn cầu; chỉ số đổi mới sáng tạo liên tục tăng và được xếp hạng 44/132 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại diễn đàn, NIC và VPCA đã ký biên bản ghi nhớ với Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc, Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm và tư nhân Singapore, Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm và tư nhân Hong Kong để thúc đẩy cơ hội đầu tư giữa các thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và luân chuyển nhân tài, tăng cường đào tạo và đối thoại chính sách. M.TRÚC Học sinh Trường THCS Mạc Đĩnh Chi vui mừng chào đón các đại biểu đến tham quan ngôi trường mới. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN Bến Tre khởi động dự án bảo tồn, tôn tạo di tích đường Hồ Chí Minh trên biển Ngày 22-4, trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), tại xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khởi động dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển (giai đoạn 2). Dự án giai đoạn 2 được xây dựng tại xã Thạnh Phong và Thạnh Hải của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Dự án tôn tạo và xây mới các hạng mục gồm: Nhà trưng bày; cải tạo đài tưởng niệm trung tâm; phù điêu; điểm dừng chân; cổng hướng biển; hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn khu; cổng tường rào… Xây dựng mới nhà bia; cải tạo đài tưởng niệm; cải tạo cổng tường rào… Tổng mức đầu tư của dự án là 110 tỉ đồng, từ nguồn vốn hỗ trợ của UBND TP Hà Nội 100 tỉ đồng, phần còn lại là ngân sách địa phương. ĐÔNG HÀ Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân sẽ là tên phường, xã ở Đà Nẵng Ngày 22-4, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng (khóa XXII) tổ chức Hội nghị cho ý kiến việc điều chỉnh, hoàn thiện dự thảo đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn; dự thảo đề án hợp nhất tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Tại hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng thống nhất thông qua Nghị quyết 26-NQ/TU về điều chỉnh tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp tại Nghị quyết 25-NQ/TU ngày 15-4-2025. Theo đó, Đà Nẵng điều chỉnh đặt tên phường, xã mới bằng địa danh. Đồng thời, tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân, đảm bảo trình HĐND TP vào ngày 24-4; hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ trước ngày 1-5. Nghị quyết cũng xác định dùng tên địa danh để đặt tên phường, xã mà không dùng số thứ tự 1, 2, 3 như dự kiến trước đây, trong đó Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân sẽ là tên phường, xã ở Đà Nẵng. MINH TRƯỜNG Đồng Nai tổ chức Festival khinh khí cầu lớn nhất Việt Nam Ngày 22-4, Sở VH-TT&DL tỉnh Đồng Nai đã thông tin về Festival gốm - khinh khí cầu Đồng Nai năm 2025. Festival khinh khí cầu Đồng Nai dự kiến bắt đầu từ ngày 27 đến hết 30-4 tại Khu du lịch sinh thái Sơn Tiên (phường An Hòa, TP Biên Hòa). Theo ban tổ chức, đây là lễ hội khinh khí cầu quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Du khách đến với festival sẽ được vào cổng tự do, tham gia các hoạt động bay trải nghiệm ở độ cao gần 50 m, tham quan lòng khinh khí cầu. Trong khi đó, Festival gốm Đồng Nai 2025 sẽ khai mạc từ tối 27-4. VŨ HỘI TP.HCM cấm luồng đường thủy trên sông Sài Gòn Theo Phòng CSGT Công an TP.HCM, Chi cục Hàng hải và đường thủy phía Nam thông báo về việc hạn chế giao thông đường thủy nội địa trên sông Sài Gòn vào dịp lễ 30-4. Khu vực hạn chế trên sông Sài Gòn (đoạn từ ngã ba rạch Bến Nghé đến cầu Sài Gòn) phía bờ phải thuộc phường Bến Nghé, quận 1 và phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM; phía bờ trái thuộc phường An Khánh và phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức. Cụ thể như sau: Ngày 22-4 và ngày 25-4 cấm luồng từ 19 đến 21 giờ. Ngày 26-4 cấm luồng từ 19 đến 22 giờ. Ngày 27-4 cấm luồng từ 6 đến 9 giờ. Ngày 29-4 cấm luồng từ 19 đến 22 giờ. Ngày 30-4 cấm luồng từ 6 đến 9 giờ và từ 18 đến 22 giờ. Đ.TRANG ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 TP.HCM: Khánh thành cụm 3 trường học đạt chuẩn quốc gia Hàng tỉ USD đầu tư vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo của Việt Nam Ngày 22-4, Sở VH-TT&DL tỉnh Tây Ninh tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và giải phóng tỉnh Tây Ninh. Theo đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch bắn pháo hoa tầm thấp với thời lượng 15 phút, gồm 90 giàn pháo. Việc khảo sát và chuẩn bị dự kiến hoàn tất trước ngày 25-4. Cùng với các hoạt động chính, tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội chợ công nghiệp - thương mại, sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền năm 2025. Ngoài ra còn có không gian trưng bày và trình diễn chín di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu… N.TIẾN Tây Ninh bắn pháo hoa mừng 50 năm thống nhất đất nước Tin vắ n
3 Thời sự - Thứ Tư 23-4-2025 thoisu@phapluattp.vn LÊ THOA - THANH TUYỀN Ngày 22-4, tại huyện Củ Chi, TP.HCM, Chủ tịch nước Lương Cường cùng tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị 10 gồm Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ và Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM Phan Văn Xựng đã tiếp xúc cử tri hai huyện Củ Chi và Hóc Môn trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri hai huyện bày tỏ quan tâm đến việc sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Cần quan tâm đến người không chuyên trách Về việc kết thúc sử dụng người hoạt động không chuyên trách, cử tri Nguyễn Thị Thanh Thảo (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) nhìn nhận thời gian qua những cán bộ này cũng đã đóng góp trực tiếp vào nhiệm vụ chung của địa phương, là người gần dân, sát dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. “Khối lượng công việc của người hoạt động không chuyên trách gần tương đương cán bộ, công chức” - bà Thảo bộc bạch và cho biết có nhiều người còn trẻ, có tâm huyết, cống hiến nhiều năm, đảm bảo chuyên môn nghiệp vụ nhưng chế độ chưa đảm bảo. Theo cử tri Thảo, chế độ hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách khi nghỉ việc chưa được nhắc nhiều đến trong các quy định. Bà mong đại biểu Quốc hội, lãnh đạo TP.HCM có quan tâm đến việc này để họ an tâm tinh giản khi sắp xếp bộ máy. Cử tri Lê Văn Khuyên (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) bày tỏ đồng tình với việc sắp xếp bộ máy. “Đây là việc cần thiết vì mục tiêu trước mắt, lâu dài của quốc gia, dân tộc” - ông Khuyên nói. Tuy nhiên, cử tri Khuyên cho rằng trong số những người hoạt động không chuyên trách, có nhiều người là đảng viên, có trình độ, năng lực, tâm huyết, nhiệt tình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Theo ông Khuyên, chủ trương tinh giản là chuyện lớn, phải chấp hành nhưng nhiều người cũng suy nghĩ khi đã cống hiến nhiều năm, thậm chí có nhiều người xác định cống hiến suốt đời. “Tôi kiến nghị cơ quan chính quyền có tính toán hỗ trợ đối tượng này sau khi tinh giản” - ông Khuyên nêu ý kiến. Cử tri Phạm Huy Khánh (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn) nói chủ trương sắp xếp bộ máy trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” là việc lớn, cần làm gấp rút, không thể do dự mới đáp ứng kịp thời thực tiễn. “Tôi tin Quốc hội sẽ sớm thống nhất, có nghị quyết thỏa đáng, hợp lòng dân” - ông Khánh chia sẻ. Dù vậy, theo ông Khánh, vẫn còn nhiều ý kiến trăn trở về việc sắp xếp nhân sự, trụ sở dôi dư, tên gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã… “Tôi đề nghị chính quyền tiếp tục giải thích cho bà con rõ hơn về chủ trương, định hướng trong thời gian tới và tiếp tục lấy ý kiến của nhân dân để có phương án tối ưu” - ông Khánh nói. Cử tri Minh Xuân (xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn) đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm chính sách hỗ trợ cán bộ thuộc diện tinh gọn khi sắp xếp bộ máy, giúp họ có điều kiện ổn định cuộc sống. Đồng thời, bố trí người có năng lực, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, tư duy đổi mới sáng tạo vào vị trí công tác phù hợp; thu hút nhân tài phục vụ đất nước, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và nhân dân. “Thời gian gấp, yêu cầu cao” Trao đổi với cử tri, Chủ tịch nước Lương Cường chia sẻ đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc cử tri ở TP.HCM, đúng vào dịp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang sôi nổi, hào hứng chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng là dịp để tri ân các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc, tự do của nhân dân. Đối với việc sắp xếp bộ máy, Chủ tịch nước khẳng định trong quý II, III-2025 phải tập trung sắp xếp đảm bảo tinh gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân và đáp ứng yêu cầu quản trị hiện đại, triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với thực tiễn. Chủ tịch nước Lương Cường cùng tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị 10 tiếp xúc cử tri hai huyện Củ Chi, Hóc Môn. Ảnh: HOÀNG GIANG Chủ tịch nước Lương Cường: Phải phát huy vai trò tiên phong của TP.HCM Chủ tịch nước Lương Cường cho biết Trung ương đã có nhiều chủ trương, quyết sách để phát triển TP.HCM. Do đó, TP.HCM cần nắm chắc thời cơ, đánh giá đúng tình hình để phát huy vai trò tiên phong, đi trước... Theo Chủ tịch nước, trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tới đây, phải giải quyết khối lượng công việc rất đồ sộ. Trong đó, liên quan đến sắp xếp bộ máy, Quốc hội sẽ phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Dự kiến trong kỳ họp này, Quốc hội cho ý kiến, thông qua khoảng 50 luật, nghị quyết, chưa kể nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã… Theo báo cáo của Chính phủ, ngoài sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, phải sửa hơn 19.200 văn bản liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, người có thẩm quyền của Trung ương, địa phương ban hành. Trong đó có gần 1.200 văn bản thuộc Quốc hội và các cơ quan trung ương; hơn 18.000 văn bản của địa phương. Tính về số lượng công việc có liên quan thì có đến 121 nhóm công việc, gồm 29 nhóm việc của Chính phủ và 40 nhóm việc của tỉnh, thành ủy. “Thời gian gấp, yêu cầu cao, nhiệm vụ quan trọng, phải làm việc rất chặt chẽ và coi trọng chất lượng, sự đồng thuận cao trong Đảng và trong hệ thống chính trị” - Chủ tịch nước Lương Cường nói. Đối với đội ngũ cán bộ rời đi do sắp xếp bộ máy, Chủ tịch nước đề nghị phải làm tốt công tác tư tưởng, tạo điều kiện để họ ổn định đời sống gia đình. Ông Lương Cường cho rằng dù người làm trong nhà nước hay ngoài nhà nước, khu vực tư hay khu vực công đều phải bình thường như nhau. Không để tồn tại suy nghĩ “ông này làm ú ớ trong Nhà nước nên cho ra”. Từ đó, phải sắp xếp cán bộ hài hòa, trên tinh thần tự nguyện. Phát huy vai trò tiên phong của TP.HCM Nói về TP.HCM trong bối cảnh sáp nhập với hai tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh 168 phường, xã của “TP.HCM mới” phải đáp ứng yêu cầu tinh gọn, mạnh, gần dân, sát dân. Từ vị thế, vai trò, bài học kinh nghiệm được rút ra từ công cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc đến khi xây dựng và phát triển, Chủ tịch nước đánh giá TP.HCM là một cực tăng trưởng của cả nước. Theo Chủ tịch nước, Trung ương đã có nhiều chủ trương, quyết sách để phát triển TP.HCM. Do đó, TP.HCM cần nắm chắc thời cơ, đánh giá đúng tình hình để phát huy vai trò tiên phong, đi trước, đi đầu trong thực hiện các chính sách, chiến lược mang tính cách mạng, lịch sử của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới.• Từ vị thế, vai trò, bài học kinh nghiệm được rút ra từ công cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc đến khi xây dựng và phát triển, Chủ tịch nước đánh giá TP.HCM là một cực tăng trưởng của cả nước. Cũng tại buổi tiếp xúc, thông tin với cử tri về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, Chủ tịch nước Lương Cường cho biết có năm vấn đề nổi bật. Trong đó, dù xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng thế giới đang định hình một trật tự mới theo hướng đa cực, đa trung tâm, đặc trưng là tính bất ổn, bất định. Trước diễn biến gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, Chủ tịch nước nói Việt Nam cũng đã có đối sách, phương án trên tinh thần không chủ quan. Theo ông, tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, bấp bênh, không vững chắc và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân là do căng thẳng địa chính trị gia tăng, nợ công, lạm phát và đặc biệt là sự tác động của chính sách thuế quan từ Mỹ có thể dẫn đến chiến tranh thương mại toàn cầu. Chủ tịch nước đánh giá tình hình này có tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam bởi nước ta có độ mở kinh tế rất lớn. Điều này cũng đặt ra những thời cơ, thách thức, thuận lợi, khó khăn mới cho tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ đó, đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt thực hiện tốt phương châm “dĩ bất biết ứng vạn biến”. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Nhà nước sẽ có chính sách, bước đi phù hợp để tận dụng tối đa thời cơ, hóa giải và vượt qua khó khăn để tiếp tục đi lên. Tận dụng thời cơ, hóa giải thách thức “TP.HCM làm tốt thì góp phần cho cả nước cùng làm tốt. TP.HCM tăng 1% bằng các tỉnh, TP khác tăng trưởng hàng chục phần trăm” - Chủ tịch nước nhấn mạnh và cho rằng TP.HCM phải góp phần quan trọng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển, giàu mạnh và thịnh vượng. Tiêu điểm
4 Thời sự - Thứ Tư 23-4-2025 thoisu@phapluattp.vn BẢO PHƯƠNG - HUỲNH THƠ Ngày 22-4, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”. Tọa đàm được tổ chức nhằm lắng nghe những hiến kế mang tính chiến lược và hành động góp phần phát triển TP.HCM nói riêng, Việt Nam (VN) nói chung. Chủ trì tọa đàm có bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về người VN ở nước ngoài TP.HCM; ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM. TP.HCM đang đứng trước thời cơ và vận hội chưa từng có Phát biểu tạ i buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết TP.HCM với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước - đang bước vào giai đoạn mới với nhiều thách thức lẫn kỳ vọng: Từ chuyển đổi số, hạ tầng đô thị, biến đổi khí hậu, môi trường đầu tư đến công nghệ, giáo dục, y tế và thể chế quản trị hiện đại… Nhưng cũng chính TP.HCM là nơi đang mở ra nhiều cơ hội bứt phá để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, xanh và bền vững; trở thành trung tâm tài chính, khoa học, đổi mới sáng tạo của khu vực. “Chúng ta cần nguồn lực trí tuệ; cần những hiến kế sâu sắc, thực tiễn và có tầm nhìn; cần sự trở về, không nhất thiết về địa lý, mà về mặt tri thức, tinh thần và sự kết nối lâu dài. Chúng tôi tin rằng mỗi chuyên gia kiều bào là một hạt nhân lan tỏa tri thức, là nhịp cầu kết nối VN với thế giới. Đây không chỉ là hiến kế cho TP mà còn khơi gợi một kết nối lâu dài giữa chính quyền - chuyên gia - cộng đồng cùng chung tay tạo nên giá trị mới cho TP.HCM và cả nước” - ông Hiển nói. Bà Mai cho biết TP.HCM đang đứng trước thời cơ và vận hội chưa từng có khi hợp nhất với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu tạo thành một siêu đô thị. “Đây cũng là lúc TP.HCM rất cần hiến kế của trí thức kiều bào, đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực, cải trú, thường trú; đề nghị cấp hộ chiếu Việt Nam. Giấy tờ miễn thị thực nhập cảnh, Thẻ tạm trú dài hạn, tăng thời hạn cư trú khi nhập cảnh về Việt Nam lên đến 90 ngày, kiều bào không lo bị phạt vi phạm thời hạn tạm trú như trước đây. Và kiều bào có đủ điều kiện được đứng tên sở hữu nhà, đất, được thừa hưởng di sản của người thân để lại, đăng ký đầu tư, thành lập công ty khởi nghiệp tại Việt Nam… Tuy nhiên, cũng theo Luật sư Quý, sau thời gian dài sinh sống tại nước ngoài, nhiều kiều bào gặp khó khăn khi trở lại Việt Nam do chưa kịp bắt nhịp với cuộc sống, thiếu thông tin và kiến thức về pháp luật, không am hiểu thủ tục hành chính, riêng đối với kiều bào trẻ, gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp bằng tiếng Việt… Cầ n mô hình hiệu quả thu hút nhân tài chất lượng cao Góp ý tại buổi tọa đàm, Theo ông Peter Hồng, việc phát huy sức mạnh cộng đồng người Việt toàn cầu sẽ là một trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và giáo dục VN tại Mỹ, đánh giá dù đã có chính sách thu hút chuyên gia kiều bào, VN vẫn thiếu các phương thức cụ thể phù hợp với từng quốc gia để mời gọi những người VN tài năng ở nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong nước. “Nếu trong 20 năm tới vẫn Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỆT NHI cách hành chính, cải thiện môi trường cho siêu đô thị TP.HCM” - bà Mai gợi mở. Theo bà Mai, TP.HCM đã có các chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học quay về với mức lương hấp dẫn và trong bối cảnh sắp tới, TP cũng mong muốn thu hút kiều bào về đóng góp dài hạn, tư vấn cho các dự án trọng điểm của TP. Luật sư Lâm Quang Quý (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kiều bào TP.HCM) cũng cho biết kể từ khi được thành lập vào tháng 1-2009 đến nay, trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằ m hỗ trợ mọi điều kiện thuận lợi cho kiều bào trở về quê hương tham quan, du lịch, thăm thân nhân, an cư, an dưỡng tuổi già bên gia đình và đặc biệt là mang những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, về đầu tư kinh doanh lâu dài tại TP.HCM.. Những năm gần đây, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ngày càng mở rộng với nhiều điều kiện thông thoáng, thuận lợi để thu hút kiều bào trở về quê hương an cư, an dưỡng tuổi già và đầu tư kinh doanh… Cụ thể, như mở rộng các quy định cho kiều bào được sở hữu nhà, đất, khắc phục được tình trạng nhờ người thân đứng tên giùm như trước đây, dẫn đến các hệ lụy phát sinh tranh chấp, nhiều bà con kiều bào bị chiếm đoạt nhà, đất, mất hết tài sản, đánh mất tình thân trong gia đình. Giờ đây kiều bào có thể an tâm mua nhà và được đứng tên sở hữu nhà ở. Kiều bào cũng dễ dàng xác nhận nguồn gốc Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, nhằm mục đích đăng ký tạm ông Peter Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp VN ở nước ngoài, đánh giá VN đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao nhờ sự lãnh đạo nhất quán của Đảng. Đây là thời điểm vàng để đất nước định vị lại vị thế trên bản đồ thế giới. Trong kỷ nguyên mới, ông Peter Hồng khẳng định TP.HCM cần thu hút nhiều hơn nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trí thức kiều bào, chuyên gia đầu ngành… “VN không thiếu nhân lực chất lượng cao, hàng ngàn người VN đang làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới. Vấn đề là làm thế nào để thu hút, kết nối và phát huy năng lực của họ phục vụ cho chiến lược phát triển quốc gia. Về địa chính trị, chúng ta đã có vị thế vững chắc. Giờ là lúc cần hoàn thiện cơ chế, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia xung quanh” - ông Peter Hồng chia sẻ. Theo ông Peter Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, việc phát huy sức mạnh cộng đồng người Việt toàn cầu sẽ là một trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Báo Pháp Luật TP.HCM ra mắt chuyên mục “Pháp lý cho kiều bào” Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đức Hiển (PhóTổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM) cho biết báo Pháp Luật TP.HCM là một trong những tờ báo hàng đầu tại VN về các vấn đề pháp lý, chính sách liên quan mật thiết đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Trong nhiều lần lãnh đạo TP.HCM tiếp xúc kiều bào, cũng như những lần đại diện báo Pháp Luật TP.HCM tiếp xúc giới chuyên gia, doanh nghiệp, luật sư đều cho thấy có một lượng lớn kiều bào, doanh nghiệp của kiều bào gặp phải những khó khăn, vướng mắc về pháp lý đa lĩnh vực, từ các vấn đề dân sự, hành chính, hình sự đến các hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại… Từ đó, báo Pháp Luật TP.HCM quyết định xây dựng chuyên mục “Pháp lý cho kiều bào” với các tuyến thông tin uy tín, chất lượng, có chiều sâu nhằm đồng hành, hỗ trợ các vấn đề pháp lý, chính sách dành riêng cho các cá nhân, hội nhóm kiều bào, doanh nghiệp của kiều bào hướng về các hoạt động sinh sống, làm việc, kinh doanh, đầu tư ở VN. Đồng thời, cung cấp các thông tin hữu ích cho các cá nhân, tổ chức ở VN có nhu cầu đầu tư, du học, du lịch, chữa bệnh, định cư… ở nước ngoài. Ngoài ra, chuyên mục“Pháp lý cho kiều bào”còn tạo ra các diễn đàn sau mặt báo nhằm hướng tới việc giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp thiết mà kiều bào, doanh nghiệp kiều bào quan tâm; từ đó chuyển tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tiếng nói của kiều bào đến các cơ quan, ban ngành liên quan. Bên cạnh đó, cung cấp không gian đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ để kiều bào, doanh nghiệp kiều bào có thể truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, phát triển kinh doanh, đầu tư tại VN. Ngày 22-4, báo chính thức giới thiệu và cho ra mắt chuyên mục “Pháp lý cho kiều bào”. Tiêu điểm Tâm huyết của kiều bào vì Tại Tọa đàm “Kiều bào hiến kế phát triển TP.HCM”, kiều bào đã có những góp ý cho TP.HCM để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trí thức kiều bào. Bà Vũ Thị Huỳnh Mai và ông Nguyễn Đức Hiển chủ trì buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỆT NHI
5 GS VÕ HỒNG ĐỨC, giảng viên ĐH Quốc gia Úc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh, k inh tế và tài nguyên (ĐH Mở TP.HCM): TP.HCM có thể đầu tư vào năng lượng xanh theo hướng thu hút đầu tư gián tiếp, tức là đưa tiền vào TP.HCM đầu tư chứ không xây dựng nhà máy và không sử dụng lao động. Ngoài ra, TP.HCM có thể huy động vốn qua trái phiếu xanh TP. Tôi tự tin chúng ta có đầy đủ đội ngũ chuyên gia để tư vấn trái phiếu xanh TP có tiếp cận được giới đầu tư nước ngoài. Việc đầu tư vào năng lượng xanh, chưa bao giờ bài toán đơn giản và rẻ tiền, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phải cố gắng phát triển về mặt kinh tế. Nhưng TP.HCM nên có những dự án kêu gọi và đầu tư vào công nghệ trong mảng năng lượng xanh để hướng tới phát triển bền vững. TP.HCM có thể đầu tư vào giáo dục chất lượng cao. Tại Úc, giáo dục đóng góp khoảng 14 % trong tổng số GDP của đất nước này. Nếu hỏi liệu VN có nơi tạo thành một trường ĐH cho ngành công nghiệp không khói này hay không thì câu trả lời của tôi là có và đây là thời điểm rất tốt. Trên thế giới chúng ta đã bắt đầu xuất hiện nhiều trường ĐH nằm vào trong top 1.000 của thế giới. Việc người nước ngoài quan tâm đến VN và khi chúng ta có một chất lượng ổn định thì rõ ràng sinh viên quốc tế sẽ đến. Ông NGUYỄN PHÚC BÌNH, Chủ nhiệm mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt - Úc: Trong thời đại toàn cầu hóa và chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, tôi tin rằng việc phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế là một bước đi chiến lược mang tính tất yếu để đưa kinh tế VN lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tham vọng này, TP.HCM không thể chỉ dựa vào định hướng vĩ mô mà cần đi vào chiều sâu, đặc biệt là xây dựng các mô hình và cơ chế linh hoạt, phù hợp với thực tiễn toàn cầu. Theo tôi, việc học hỏi từ những TP thành công như Singapore hay Sydney là cần thiết. Một mô hình khả thi mà tôi đề xuất là “công ty vốn linh hoạt”, cho phép doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (0%) đối với phần lợi nhuận tái đầu tư vào hạ tầng, công nghệ tài chính và các dự án khởi nghiệp. Đồng thời, cơ chế này cần mở cửa hoàn toàn cho vốn đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút các tập đoàn tài chính toàn cầu tham gia sâu hơn vào hệ sinh thái tài chính của TP. Điểm then chốt của mô hình này là sự linh hoạt trong việc tăng, giảm vốn mà không phải trải qua các thủ tục hành chính rườm rà. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thích nghi nhanh với thị trường và nâng cao sức cạnh tranh. Ông HENRY BÙI XUÂN HOÀNG, CEO Công ty CP KHCN Hoàn Vũ - Trung tâm phân tích công nghệ cao: Tôi trở về VN từ những năm 2007 với mong muốn giải quyết vấn đề nước đục cho TP.HCM. Sau gần 20 năm, tôi đã có trong tay công nghệ nghiên cứu phân tích nghiên cứu sinh học phân tử mà nhiều nước mong muốn, đã có người đã mời gọi tôi chuyển giao công nghệ tôi đều từ chối vì muốn mở ra nhiều hơn cơ hội phát triển quê hương trong lĩnh vực này. Tôi cũng như rất nhiều kiều bào khác trở về không phải vì thu nhập hay kiếm tiền mà về với tâm thế muốn làm gì đó đóng góp cho đất nước. Vì vậy, tôi nghĩ TP.HCM không chỉ cần thu hút nhà đầu tư kiều bào lớn mà có thể mời gọi các kiều bào có vốn nhỏ và có khoa học kỹ thuật cao để mời họ đóng góp nhiều hơn. Bà TRẦN TUỆ TRI, đồng sáng lập và cố vấn cấp cao Vietnam Brand Purpose: TP.HCM đang đối mặt với bài toán quá tải dân cư và mật độ đô thị ngày càng dày đặc. Nhưng thay vì coi đó là bất lợi, tôi cho rằng chính sự đông đúc ấy lại có thể trở thành một lợi thế, nếu chúng ta biết quy hoạch lại theo hướng sinh thái. Cụ thể, tôi đề xuất ý tưởng chuyển hóa “rừng người” thành “rừng xanh” bằng cách biến mỗi điểm đến, mỗi cộng đồng và mỗi gia đình thành một phần trong mạng lưới không gian xanh của TP. Ý tưởng này được khơi nguồn cảm hứng từ thành công của Singapore. Từng là một quốc đảo ngập trong bê tông và nhựa đường, Singapore đã không chọn lối mòn phát triển công nghiệp đơn thuần mà kiên trì theo đuổi tầm nhìn đô thị xanh. Với chiến lược rõ ràng và chính sách đồng bộ, Singapore đã trở thành biểu tượng toàn cầu của “TP trong vườn”, nơi cây xanh, không khí sạch và không gian công cộng gắn bó hữu cơ với chất lượng sống. Tại TP.HCM, tôi kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng hành của lãnh đạo TP để triển khai dự án “Rừng trong phố”, với ba nhóm không gian xanh chủ đạo gồm: Rừng kết nối - mỗi điểm đến một rừng cây; Rừng tập thể - mỗi cộng đồng một rừng cây; Rừng ban công - mỗi nhà một rừng cây. Nếu được triển khai đồng bộ, TP.HCM không chỉ giải quyết được vấn đề quá tải hạ tầng mà còn có thể tiên phong trong mô hình đô thị sinh thái của khu vực Đông Nam Á. Việc “trồng rừng giữa phố” dù bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất sẽ tạo ra hiệu ứng lớn về môi trường, sức khỏe cộng đồng và bản sắc sống mới cho một TP năng động, đáng sống. TS CAO VŨ MINH, Trưởng bộ môn Luật hành chính - nhà nước Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM: Làn sóng trở về quê hương cống hiến của người VN ở nước ngoài đang hiện hữu rõ rệt. Họ trở về với tâm thế của người thành đạt, mạnh về tài chính, giàu tinh thần trách nhiệm với đất nước. Tuy nhiên, có một nghịch lý: Họ có lực nhưng lại thiếu danh. Và “danh” ở đây không gì khác chính là quốc tịch VN, yếu tố pháp lý căn bản để được ghi nhận, trao quyền và tham gia hệ thống công. Luật Quốc tịch VN (năm 2008, sửa đổi năm 2014) vẫn đang tồn tại nhiều rào cản trong vấn đề song tịch. Hiện luật cho phép song tịch ở ba trường hợp là người thân ruột của công dân VN, có công lao đặc biệt hoặc có lợi cho Nhà nước. Trong đó, hai trường hợp sau lại không có định nghĩa cụ thể, dẫn đến sự lúng túng trong xét duyệt. Có người có tới 10 bằng khen trong nước và quốc tế nhưng vẫn không biết liệu có được công nhận là có công lao đặc biệt hay không, vì không cơ quan nào dám đứng ra khẳng định. Dự thảo sửa đổi Luật Quốc tịch hiện nay có đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết, tuy nhiên thực tế đã chứng minh có không ít quy định đã bị “treo” vì Chính phủ chưa kịp ban hành hướng dẫn. Tức là ngay cả khi luật được thông qua, vẫn chưa chắc có được lời giải cụ thể và kịp thời cho câu chuyện song tịch. Tôi kiến nghị cần sửa các quy định liên quan đến Luật Quốc tịch và sửa đổi các quy định về viên chức, mở cánh cửa để định “danh” cho người VN định cư ở nước ngoài. Ông DANNY VÕ THÀNH ĐĂNG, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người VN ở nước ngoài - TP.HCM: TP.HCM cũng có thể hướng tới định vị thương hiệu và nâng cao công tác giáo dục. Tôi nghĩ TP.HCM có thể đào tạo kỹ năng mềm, nâng cao kỹ năng học trọn đời cho người dân; VN cũng có nhắc về phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ khởi nghiệp bằng việc kết nối giữa nhà trường, doanh nghiệp và tổ chức ươm mầm. Ngoài ra, cần đổi mới tư duy từ “đào tạo để làm việc” sang “phát triển năng lực thích ứng trọn đời”. Chuyển trọng tâm từ truyền đạt kiến thức sang phát triển tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, tinh thần sáng tạo và khả năng học tập suốt đời. Thiết kế các chương trình đào tạo theo mô hình học tập linh hoạt, kết hợp giữa học thuật và thực tiễn, giữa nhà trường - doanh nghiệp - cộng đồng. Đồng thời, xây dựng hệ sinh thái đào tạo - khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo. Hình thành các trung tâm sáng tạo cộng đồng, học viện chuyển đổi số, vườn ươm tài năng trẻ, kết nối các trường ĐH, doanh nghiệp công nghệ và cộng đồng startup. Có thí điểm mô hình “TP học tập”, nơi mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận kiến thức, nâng cao kỹ năng phù hợp với kỷ nguyên số. TS LÊ HOÀNG THẾ, Giám đốc Công ty TNHH Hệ sinh thái The Vos: Chúng ta đang rất cần trung tâm đào tạo quốc tế tại VN, trong đó có lĩnh vực về kinh tế xanh, chứng chỉ carbon… trong đó tập trung đào tạo nguồn nhân lực tầm trung và bắt đầu đào tạo từ sau bậc THPT. Hiện lĩnh vực này ước tính cần 150.000 người lao động. Thực tế tại Indonesia đã có thị trường tín chỉ carbon quốc tế, năm 2025 VN dự kiến có sàn giao dịch chứng chỉ carbon quốc tế nhưng bây giờ đã là tháng 4 nhưng chưa xong thủ tục, tuy vậy tôi nghĩ TP.HCM có thể làm bước chuẩn đào tạo nguồn nhân lực này để đi trước, đón đầu. B.PHƯƠNG - Y.CHÂU - H.THƠ ghi Thời sự - Thứ Tư 23-4-2025 thoisu@phapluattp.vn một TP.HCM phát triển chưa xây dựng được một mô hình hiệu quả để thu hút và sử dụng nhân tài chất lượng cao thì khả năng đóng góp của lực lượng này sẽ tiếp tục bị hạn chế như hai thập niên qua” - ông Thắng nêu thực tế. Ông Thắng cho biết có hơn 1.000 tiến sĩ VN từng du học tại Mỹ nhưng số lượng tham gia vào hệ thống nhà nước rất ít. Phần lớn trong số họ hiện làm việc tại khu vực công của các quốc gia phát triển, trong khi lại vắng bóng trong bộ máy hành chính TP.HCM cũng như các dự án trọng điểm của TP. “TP.HCM cần sớm xây dựng một mô hình rõ ràng, cơ chế linh hoạt và môi trường thuận lợi để khuyến khích kiều bào tham gia sâu hơn vào quá trình phát triển TP. Việc tạo điều kiện để đội ngũ chuyên gia Việt kiều đóng góp một cách thực chất sẽ là bước đi chiến lược để tận dụng hiệu quả nguồn lực trí tuệ toàn cầu phục vụ cho sự phát triển bền vững” - ông Thắng nói. PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm sáng lập bộ môn Kỹ thuật hàng không Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng việc đầu tư cho TP.HCM cũng chính là đầu tư cho sự phát triển chung của cả nước. Ông Tống nêu thực tế đến năm 2021, chỉ 10,2% lực lượng lao động đạt trình độ ĐH. Để đạt mục tiêu hơn 15% vào năm 2030, tương đương các quốc gia có nguồn lao động chất lượng cao thì số lượng sinh viên tốt nghiệp ĐH cần tăng mạnh. “Nếu không giải quyết bài toán này, mục tiêu thu nhập trung bình cao và tăng trưởng GDP đầu người sẽ khó khả thi” - ông Tống nhìn nhận. Trong bối cảnh đó, ông Tống đề nghị hội đồng trường cần sự tham gia của đại diện lãnh đạo TP.HCM để hoạch định chiến lược các trường ĐH theo định hướng của TP. Đồng thời, cần mạnh dạn mời chuyên gia có kinh nghiệm quản lý ĐH vào tham gia điều hành, vì hiện nay việc đào tạo và bồi dưỡng về quản trị ĐH vẫn còn hạn chế. “TP.HCM cũng nên tận dụng nguồn lực trí thức kiều bào để mời họ làm giảng viên tham gia giảng dạy trực tuyến hoặc các khóa học ngắn hạn, đồng thời đóng góp vào quá trình thiết kế chương trình đào tạo hiện đại, phù hợp” - ông Tống đề xuất.• Ý kiến
6 Tác giả của 28 cuốn sách chuyên về luật và lịch sử Nhờ đọc nhiều sách nên LS Trương Thị Hòa có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực từ pháp luật, báo chí, lịch sử. Bà là đồng tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng cùng với chồng là TS-LS Phan Đăng Thanh; đến nay vợ chồng bà đã xuất bản được 28 cuốn sách. Trong số đó có thể kể một số tác phẩm như Tư tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (được trao giải bạc “Sách hay Việt Nam” của Hội Xuất bản Việt Nam vào năm 2007); bộ sách Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam gồm hai tập, do NXB Tổng hợp TP.HCM phát hành, là một trong 27 cuốn sách được giải thưởng Sách Quốc gia năm 2020. Cuốn Lược sử lập hiến Việt Nam thể hiện tương đối đầy đủ quá trình lập hiến phong phú, đa dạng của nước ta… Gần đây nhất là cuốn Nhân quyền của người Việt - Từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long (NXB Tổng hợp TP.HCM). Luật sư Trương thị Hòa cùng chồng, TS - luật sư Phan Đăng Thanh, tại buổi giới thiệu sách Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long. Ảnh: QUỲNH LINH Tiêu điểm Pháp luật & cuộc sống - Thứ Tư 23-4-2025 này người chồng đang gặp khó khăn, nếu vợ không chia sẻ sẽ tội nghiệp lắm… Nhờ những lời khuyên đầy thấu hiểu của bà đã khiến người này quyết định từ bỏ ý định ly hôn với chồng. Khi kể lại câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế để cứu một cuộc hôn nhân trước nguy cơ tan vỡ đó chính là nghệ thuật. Nghệ thuật hòa giải đòi hỏi LS phải có sự thấu hiểu, sẻ chia, cảm thông, kiên nhẫn. Gắn bó với “Chương trình trợ giúp pháp lý miễn phí” của báo Pháp Luật TP.HCM từ những năm 1990, đến nay bà vẫn luôn đồng hành cùng những người yếu thế. Văn phòng LS Trương Thị Hòa của bà vẫn luôn hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt... Chứng nhân bao sự đổi thay của TP Bà chia sẻ từ lúc còn chiến tranh đến nay, TP.HCM có nhiều sự thay đổi, đặc biệt về cơ sở hạ tầng. Điển hình như các huyện Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh lúc trước toàn ruộng lúa; nay được thay bằng tòa nhà, cao ốc hiện đại; đường sá sạch đẹp khang trang, thuận tiện cho người dân di chuyển. Về thông tin truyền thông cũng có nhiều bước tiến vượt bậc. Lúc trước muốn liên lạc với nhau phải ra bưu điện gửi thư rồi chờ tới ngày phản hồi, chưa kể còn bị thất lạc… Còn nay dịch vụ về bưu chính, thông tin truyền thông rất hiện đại, nhanh chóng. Thứ hai về an sinh xã hội. Nhà nước quan tâm nhiều đến trẻ em, người già, người nghèo… Các chế độ, dịch vụ về BHXH, BHYT đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy vậy, bà vẫn trăn trở mong muốn giáo dục và y tế được miễn phí nhiều hơn. Đặc biệt về giáo dục, không chỉ miễn học phí mà cả các khoản chi phí đi kèm để mọi trẻ em đều có cơ hội đến trường. Bà cũng ghi nhận sự phát triển vượt bậc của ngành tư pháp. Bà nói: “Ngày đầu giải phóng, cán bộ ngành tòa án thường không có chuyên môn, nghiệp vụ nhiều nên việc xét xử đôi lúc còn theo cảm tính. Ngày nay, đội ngũ cán bộ, thẩm phán… được đào tạo bài bản nên rất vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ; từ đó việc xét xử gặp nhiều thuận lợi hơn. Tôi trân trọng những đóng góp của họ trong quá trình đổi thay, phát triển của TP”.• NGUYỄN CHÍNH Năm 2025 là tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cũng là tròn 60 năm luật sư (LS) Trương Thị Hòa học tập, làm việc và sinh sống tại TP.HCM. Suốt 60 năm ấy, LS Hòa đã chứng kiến và chiêm nghiệm nhiều đổi thay của TP. Tận tụy với từng mảnh đời, lan tỏa giá trị nhân văn LS Hòa sinh năm 1946, bén duyên với nghề giảng dạy từ năm 1968, thời còn là sinh viên. Gần 60 năm đứng trên bục giảng, bà là thầy của nhiều thế hệ LS, thẩm phán, doanh nhân… Ở tuổi gần 80, bà vẫn ngày ngày đến văn phòng làm việc, tham gia giảng dạy ở Học viện Tư pháp… và vẫn luôn viết sách. “Trời thương cho mình sức khỏe, trí tuệ thì mình phải cống hiến, phải truyền lại những gì mình có cho thế hệ sau” - bà trải lòng. Với LS Trương Thị Hòa, đã là LS thì không được phân biệt án lớn, án nhỏ, án có phí hay án trợ giúp pháp lý, bởi mỗi vụ án đều liên quan đến thân phận của một con người và tất cả đều quan trọng. Niềm vui lớn nhất của bà khi tư vấn cho khách hàng chính là hòa giải thành công. Bà không giấu được xúc động khi kể về hai lần hòa giải thành công cho một trường hợp. Đó là trường hợp một người phụ nữ tìm đến bà để nhờ tư vấn ly hôn. Bà khuyên chờ con học ĐH xong rồi ly hôn vẫn chưa muộn. Đương sự nghe theo lời khuyên của bà nên ra về. Mấy năm sau khi con gái đã tốt nghiệp ĐH, người này tiếp tục quay lại tư vấn. Bà lại khuyên giai đoạn Luật sư Trương Thị Hòa tại văn phòng luật sư của bà. Ảnh: TC “Đã là luật sư thì không được phân biệt án lớn, án nhỏ, án có phí hay án trợ giúp pháp lý, bởi mỗi vụ án đều liên quan đến thân phận của con người và tất cả đều quan trọng.” Luật sư Trương Thị Hòa Trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho nguyên phó chánh án TAND Tối cao phapluat@phapluattp.vn Ngày 22-4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho ông Bùi Ngọc Hòa, nguyên Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho ông Bùi Ngọc Hòa, sinh ngày 15-10-1955, vào Đảng ngày 4-12-1984, chính thức ngày 4-12-1985. Phát biểu, ông Nguyễn Hoài Anh, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, cho biết ông Bùi Ngọc Hòa có quá trình công tác trong quân đội, ngành tư pháp và có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển tỉnh Thuận Hải. Đặc biệt, trong ngành tư pháp, ông Bùi Ngọc Hòa đã đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng như: Phó chánh án TAND tỉnh Thuận Hải; chánh án TAND tỉnh Ninh Thuận; phó chánh Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng; phó chánh Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM; phó chánh án thường trực TAND Tối cao. Việc trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng là sự ghi nhận đối với quá trình tu dưỡng, rèn luyện không ngừng và sự đóng góp, cống hiến rất tích cực của ông Bùi Ngọc Hòa. Phát biểu, ông Bùi Ngọc Hòa đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và hứa sẽ tiếp tục cống hiến, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu và truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ sau. PHƯƠNG NAM Luật sư Trương Thị Hòa: Trái tim không mệt mỏi vì công lý Luật sư Trương Thị Hòa được ghi nhận có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, nhiều cống hiến cho xã hội trong chặng đường 50 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM. LS Trương Thị Hòa vinh dự là một trong 60 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM giai đoạn 1975-2025. Những cá nhân được xét chọn, tôn vinh là người có công trạng với TP.HCM và được nhân dân ghi nhận, đáp ứng các tiêu chí như có đóng góp nổi bật, để lại dấu ấn trong quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển TP.HCM; có phẩm chất đạo đức, uy tín, tầm ảnh hưởng rộng trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, luôn vì sự phát triển của TP.HCM. 60 cá nhân tiêu biểu (có 31 cá nhân đã mất) được Thành ủy TP.HCM thống nhất là những người có thành tích đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến, đóng góp cho cộng đồng, xã hội trên các ngành, lĩnh vực trong chặng đường 50 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM. Cụ thể: Lĩnh vực chính trị, quản lý nhà nước có 3 cá nhân; lĩnh vực hoạt động xã hội có 12 cá nhân; lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học công nghệ có 11 cá nhân; lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và báo chí truyền thông có 10 cá nhân; lĩnh vực kinh tế có 5 cá nhân; lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 4 cá nhân; lĩnh vực dân tộc, tôn giáo có 5 cá nhân. TP.HCM sẽ làm lễ tôn vinh 60 cá nhân tiêu biểu vào hôm nay, 23-4. Một trong 60 cá nhân tiêu biểu của TP.HCM 50 năm qua
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==