11 Kinh tế - Thứ Bảy 26-4-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn DN xuất khẩu chật vật vì tỉ giá, ngân hàng cam kết sẽ linh hoạt Trong bối cảnh tỉ giá và chính sách thuế quốc tế liên tục biến động, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang chật vật xoay xở dòng tiền và giữ thị phần. THÙY LINH Ngày 25-4, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh khu vực 2 tổ chức Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp (DN) - chính quyền với chủ đề “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của DN xuất khẩu về lĩnh vực ngân hàng”. Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng DN, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là tỉ giá và chính sách thuế quan từ các thị trường lớn. Hội nghị nhằm mục tiêu hỗ trợ DN giải đáp những khó khăn thực tế trong giao dịch ngân hàng, từ đó tìm ra các giải pháp hỗ trợ hiệu quả, giúp DN ổn định hoạt động xuất khẩu và tiếp tục phát triển. DN xuất khẩu chật vật vì tỉ giá Một trong những vấn đề nổi cộm được nhiều DN phản ánh tại hội nghị là sự biến động của tỉ giá và những rủi ro đi kèm. Đại diện Công ty Gỗ Cainver chia sẻ tâm tư: Chúng tôi không chỉ phải đối mặt với việc giữ chân thị trường và đảm bảo việc làm cho hàng ngàn lao động, mà còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến động tỉ giá. Ngay lập tức, các đối tác lớn đã yêu cầu đàm phán lại giá bán, thậm chí lùi thời hạn thanh toán tới 90-120 ngày, trong khi trước đây thanh toán diễn ra ngay khi nhận hàng. “Sau đại dịch COVID-19, chúng tôi như những “anh hùng thời bình” khi vượt qua cơn khủng hoảng. Nhưng giờ đây, với hàng loạt biến động địa chính trị và thương mại, chúng tôi không chắc có thể tiếp tục tồn tại hay không nếu không có sự đồng hành thực sự từ phía ngân hàng và chính quyền” - đại diện Cainver chia sẻ đầy trăn trở. Một thực tế khiến nhiều DN bức xúc là sự khác biệt trong cách tiếp cận từ ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước. Trong khi một số ngân hàng quốc tế nhanh chóng giới thiệu các gói bảo hiểm rủi ro tỉ giá thì các ngân hàng trong nước - dù đã có mối quan hệ tín dụng lâu dài - lại chưa chủ động đưa ra giải pháp tương tự. Một DN xuất nhập khẩu khác nêu rõ khó khăn trong việc tiếp cận giao dịch ngoại DN xuất khẩu nằm trong nhóm ưu tiên Một thông tin tích cực được chia sẻ tại hội nghị là việc DN xuất khẩu hiện nằm trong năm nhóm ngành ưu tiên được hưởng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND không quá 4%/năm. Đây là chính sách nhằm hỗ trợ DN ổn định vốn, duy trì sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức. Ngoài ra, DN có thể chủ động lựa chọn vay vốn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, tùy theo nhu cầu thực tế - giúp linh hoạt hơn trong điều hành tài chính. Hội nghị đối thoại đã ghi nhận nhiều ý kiến xác đáng từ DN, đồng thời cũng tạo cơ hội để ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước lắng nghe và phản hồi trực tiếp. Trong bối cảnh bất định toàn cầu, DN không thể “đơn thương độc mã” mà rất cần sự đồng hành chủ động, linh hoạt từ phía ngân hàng. Kết luận hội nghị, đại diện ITPC khẳng định sẽ tiếp tục làm cầu nối giữa DN và chính quyền, ngân hàng, đồng thời kiến nghị những cơ chế mới, hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ DN xuất khẩu vững vàng vượt sóng. Cập nhật vào đầu giờ sáng 25-4 tại thị trường trong nước, giá vàng thế giới giao ngay tăng 60,80 USD/ounce, tương đương 1,84% lên 3.348 USD/ounce. Trước đó, giá vàng thế giới hạ mạnh ngay từ đầu phiên, mức đáy của phiên được thiết lập vào lúc khoảng 10 giờ sáng. Tuy nhiên sau đó, giá vàng tăng rất mạnh và ở thời điểm chốt phiên đã lên sát mốc 3.350 USD/ounce. Nhiều thông tin kinh tế Mỹ tác động đến giá vàng. Cụ thể như doanh số bán nhà đang sử dụng, trong đó có nhà đơn lẻ, căn hộ và nhiều loại nhà ở khác giảm 5,9% trong tháng 3-2025 xuống còn 4,02 triệu căn, giảm đáng kể so với con số 4,27 triệu căn, theo số liệu từ Hiệp hội Bất động sản Mỹ (NAR). Trong tuyên bố mới nhất vào ngày 23-4, Tổng thống Donald Trump cho biết nếu Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với các quốc gia khác sau “2-3 tuần nữa”, ông sẽ áp trở lại thuế đối ứng. “Nếu chúng ta không có được thỏa thuận với một công ty hoặc một quốc gia, chúng ta sẽ thiết lập thuế quan. Tôi nghĩ chỉ vài tuần thôi. Khoảng 2-3 tuần tới, chúng ta sẽ thiết lập các con số” - Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Phòng Bầu dục. Hiện không rõ Mỹ sẽ áp dụng mức thuế mới nào, đối với các quốc gia không thể đạt được thỏa thuận trong những tuần tới. Và liệu những mức thuế mới, có thay thế vĩnh viễn thuế đối ứng đang hoãn áp dụng, hay chỉ đóng vai trò là mức thuế tạm thời trong khi các cuộc đàm phán tiếp tục. Cập nhật vào đầu giờ sáng 26-4 tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 118,00 - 121,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Nếu tính theo mức giá đóng cửa gần nhất của giá vàng thế giới, quy đổi theo tỉ giá bán USD của Ngân hàng Vietcombank, giá vàng thế giới sẽ tương đương 107,88 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá bán vàng miếng SJC khoảng 13 triệu đồng/lượng. Trong những phiên gần đây, tỉ giá đồng USD tại thị trường trong nước đã có diễn biến khá “nóng”. Nhận định về những yếu tố tác động đến tỉ giá đồng USD trong thời gian tới, TS Phạm Đức Anh, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và tư vấn, Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng, Học viện Ngân hàng Hà Nội, chỉ ra ba yếu tố. Thứ nhất, chính sách tiền tệ của Fed và NHNN. Nếu Fed giảm lãi suất trong khi NHNN giữ ổn định, sức ép lên tỉ giá sẽ giảm. Thứ hai, cán cân thương mại và dòng vốn FDI vào Việt Nam. Nếu xuất khẩu phục hồi mạnh và dòng vốn FDI tiếp tục tăng, nguồn cung ngoại tệ sẽ dồi dào, hỗ trợ ổn định tỉ giá. Thứ ba, diễn biến của đồng USD trên thị trường quốc tế. Nếu căng thẳng thương mại làm đồng USD mạnh lên, điều này có thể gây áp lực lên tỉ giá USD/VND. NGỌC DIỆP tệ kỳ hạn. Đây là công cụ giúp DN chốt tỉ giá ở thời điểm hiện tại cho các giao dịch trong tương lai, qua đó tránh được rủi ro biến động. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng yêu cầu ký quỹ 100% giá trị ngoại tệ ngay tại thời điểm ký hợp đồng - điều rất khó thực hiện đối với DN, nhất là khi quy mô giao dịch lớn. “Chúng tôi rất mong có chính sách linh hoạt hơn từ phía nhà điều hành hoặc các ngân hàng thương mại, để DN có thể chủ động phòng ngừa rủi ro tỉ giá mà không bị đè nặng bởi yêu cầu ký quỹ quá cao” - đại diện DN nói. Ký quỹ là cần thiết nhưng có thể linh hoạt Trước phản ánh từ DN, ông Trần Hoài Phương, Giám đốc khối khách hàng DN Ngân hàng HDBank, đã làm rõ lý do vì sao nhiều ngân hàng vẫn yêu cầu ký quỹ đối với giao dịch ngoại tệ kỳ hạn. Theo ông, khi DN A ký hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn trong sáu tháng với ngân hàng, ngân hàng phải dành riêng một lượng ngoại tệ cho hợp đồng này. Nếu sau đó DN hủy giao dịch, ngân hàng buộc phải bán lại số ngoại tệ đó. Trong trường hợp tỉ giá giảm, ngân hàng sẽ bị lỗ. Vì vậy, việc yêu cầu ký quỹ chính là để bảo vệ ngân hàng trước những biến động không mong muốn. Tuy nhiên, ông Phương cũng cho biết không phải ngân hàng nào cũng áp dụng một mức ký quỹ cứng nhắc. “Nếu DN có lịch sử tín dụng tốt, dòng tiền ổn định và uy tín cao, chúng tôi hoàn toàn có thể linh hoạt - thậm chí không yêu cầu ký quỹ” - ông khẳng định. Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN Việt Nam Chi nhánh khu vực 2, nhấn mạnh: NHNN vẫn luôn bám sát nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, tỉ giá không thể giữ cố định một cách máy móc mà phải có sự điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế. Theo ông Lệnh, hiện nay các ngân hàng thương mại vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua ngoại tệ chính đáng khi DN cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ. Đồng thời, ông khuyến khích các DN sử dụng hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn - để phòng ngừa rủi ro.• Hội nghị đối thoại đã ghi nhận nhiều ý kiến xác đáng từ doanh nghiệp. Ảnh: TL Đại diện ITPC khẳng định sẽ tiếp tục làm cầu nối giữa DN và chính quyền, ngân hàng, đồng thời kiến nghị những cơ chế mới, hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ DN xuất khẩu vững vàng vượt sóng. Diễn biến thuế quan mới từ Mỹ kéo giá vàng thế giới tăng mạnh Thông tin Mỹ có thể tái áp dụng thuế đối ứng lập tức ảnh hưởng đến tâm lý người mua vàng. Ảnh: NGỌC DIỆP
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==