092-2025

5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Bảy 26-4-2025 LÊ THOA Ngày 25-4, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức Tọa đàm khoa học bàn về quy hoạch TP.HCM mới trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Dịch vụ là động lực tăng trưởng chính Tại tọa đàm, ThS Nguyễn Trúc Vân, Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho biết sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM mới sẽ có thay đổi nhất định về quy mô kinh tế (tính theo động cơ học). Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể thấp hơn, tỉ trọng dịch vụ giảm đi nhưng công nghiệp sẽ tăng lên. Theo ThS Vân, trong bối cảnh mới, cần nhận diện lại bức tranh tổng thể, gam màu của kinh tế - xã hội TP.HCM mới và mức đóng góp ra sao vào bức tranh tổng thể cả nước. Từ đó, TP.HCM cần xác định lại mục tiêu của mình, chọn động lực tăng trưởng chính để phát huy lợi thế của TP.HCM mới. ThS Vân nhìn nhận khu vực dịch vụ vẫn là động lực tăng trưởng chính và tiềm năng của TP.HCM mới. Trong đó, dịch vụ tài chính, khoa học công nghệ và du lịch là chủ lực. “TP.HCM có thể khai thác lợi thế về du lịch biển, khai thác cụm cảng, logistics của Bà Rịa-Vũng Tàu…” - ThS Vân nói. Bên cạnh đó, TP phát triển ngành công nghiệp mới hóa dầu, chế tạo thiết bị điện hóa, năng lượng tái tạo, công nghiệp sinh học đang là thế mạnh. Đồng thời, tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo (điện gió ngoài khơi, điện mặt trời và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế biển)… Từ sáp nhập: TP.HCM cộng hưởng mạnh để phát triển siêu đô thị Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập TP.HCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu không phải con số cộng mà tạo sự cộng hưởng số nhân để phát triển siêu đô thị không phải nơi nào cũng có. ThS Vân cho rằng đây là các thế mạnh của hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó, quỹ đất được mở rộng sẽ tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư, tập đoàn nước ngoài; đây cũng là cơ hội để giãn dân. Tuy nhiên, cũng không ít thách thức đối với TP.HCM khi có nguy cơ đối mặt với quá tải hạ tầng, từ giao thông, nhà ở đến các dịch vụ công cộng; áp lực lên môi trường tự nhiên, đặc biệt là rừng ngập mặn và hệ sinh thái biển; các vấn đề an ninh, y tế, giáo dục, việc làm nếu không có kế hoạch quản lý hiệu quả. ThS Nguyễn Trúc Vân nhìn nhận thời gian tới, TP.HCM cần có mục tiêu và kịch bản để thực hiện việc tăng trưởng hai con số và phân bố không gian, các động lực phát triển để định vị TP.HCM mới. Sáp nhập không phải “con số cộng” TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, nhìn nhận sau sáp nhập, TP.HCM sẽ trở thành một siêu đô thị với nhiều đặc điểm, mà không có đô thị nào ở Đông Nam Á sánh được. Theo ông, TP.HCM mới sẽ là trung tâm công nghiệp lớn, trung tâm tài chính, thương mại, du lịch biển, đảo… “Lợi thế của các đô thị riêng lẻ sẽ hội tụ vào địa bàn này” - ông nói và đề nghị cần làm rõ hơn việc sáp nhập ba địa phương không phải con số cộng, mà tạo sự cộng hưởng số nhân để phát triển siêu đô thị không phải nơi nào cũng có được. Việc hợp nhất ba quy hoạch, của ba địa phương không phải là “cộng” ba bản quy hoạch lại mà phải tính toán lợi thế của một địa phương, cơ cấu kinh tế mang tính chất tiểu vùng kinh tế. Qua đó, cần rà lại cơ cấu cả địa bàn cũng như toàn bộ hệ thống không gian đô thị đã quy hoạch từ trước và tính toán mở rộng các không gian đô thị, không gian công cộng, không gian xanh để phát triển bền vững. Đồng thời, tính các bài toán kết nối hạ tầng thông qua đường sắt, metro mang tính đột phá. “Vậy có cần điều chỉnh cả hệ thống metro vừa được phê duyệt không? Nối Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu ra sao?” - TS Lịch gợi mở. TS Trần Du Lịch nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất của việc sáp nhập là tăng trưởng hai con số. TP.HCM cần đề nghị Trung ương cho áp dụng Nghị quyết 98 đối với toàn bộ TP.HCM mới. TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, cho rằng phải xem có thay đổi gì về mục tiêu phát triển, tầm nhìn khi sáp nhập ba tỉnh, thành với nhau. “Quy hoạch sắp tới có phát triển theo hướng theo công việc không, thị trường đòi hỏi điều gì và xem anh làm được gì không?” - TS Cương đặt vấn đề và khẳng định chắc chắn không ai nói sáp nhập ba tỉnh, thành là cộng ba tỉnh lại, mà phải có thay đổi theo kiểu dấu nhân, không bỏ hoàn toàn các quy hoạch để làm lại mà phải kế thừa…”. Còn TS Nguyễn Thị Hậu, thành viên Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, một TP mới phải đảm bảo ba đặc trưng, gồm trung tâm về tiền Rà soát quy hoạch TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu TS Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng để phát huy hiệu quả của chủ trương sáp nhập, các quy hoạch của các tỉnh được sáp nhập liên quan (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Luật Quy hoạch năm 2017), cần được rà soát về tính pháp lý và tính hợp lý, theo lộ trình phù hợp. Trước mắt, cần xử lý ngay các vấn đề pháp lý liên quan đến quy hoạch, tránh gây ảnh hưởng, tắc nghẽn các dự án đầu tư công cũng như hoạt động phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM mới. TS Hải cho rằng trong thời gian ngắn nhất, cần khẩn trương rà soát để điều chỉnh, bổ sung nội dung các quy hoạch của ba tỉnh, nhằm xử lý các nội dung không còn phù hợp với không gian kinh tế - xã hội - đô thị của TP.HCM mới. Về lâu dài, cần có kế hoạch xây dựng quy hoạch cho TP.HCM mới trong giai đoạn tiếp theo, tức là sau năm 2030. Cũng theo TS Phạm Trần Hải, sau khi sáp nhập, cần bảo đảm các yếu tố để phát huy lợi thế sáp nhập nhằm thúc đẩy phát triển của TP.HCM mới. Cụ thể, phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (nhất là hạ tầng giao thông) giúp tăng cường khả năng kết nối trực tiếp giữa các khu vực trong phạm vi quản lý hành chính. Phát triển hạ tầng số, đẩy mạnh giao tiếp số giúp tăng cường khả năng kết nối trực tuyến giữa Nhà nước và người dân, khắc phục các trở ngại do khoảng cách địa lý tạo nên. Ngoài ra, cải cách hành chính và xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công giúp bộ máy quản lý nhà nước có thể bao quát phạm vi quản lý hành chính rộng hơn một cách chiến lược hơn. TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, cho rằng việc sáp nhập TP.HCM phải tạo sự cộng hưởng số nhân. Ảnh: HÀ THƯ tệ, dịch vụ, tài chính; logistics và công nghiệp mới. “Nếu dựa trên ba đặc điểm này thì TP.HCM mới là sự tổng hợp của cả ba thế mạnh đến từ ba địa phương” - bà nói và đề nghị các chuyên gia cần nghiên cứu, thảo luận xem việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 98 cho TP.HCM mới nên làm theo hướng nào.• Các chuyên gia cho rằng sáp nhập TP.HCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu không phải “con số cộng”. Ảnh: THUẬN VĂN Làm việc xuyên lễ để hoàn thiện đề án sáp nhập tỉnh, xã gửi Bộ Nội vụ trước 1-5 Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Chính phủ (Ban Chỉ đạo), đã ban hành Công văn 05, đôn đốc việc xây dựng và trình các đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã. Trong công văn này, Ban Chỉ đạo đề nghị bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương rà soát, bảo đảm tính chính xác và thống nhất của các số liệu trong đề án và phụ lục kèm theo. Đối với số liệu diện tích và dân số, thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đối với 11 địa phương không thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh năm 2025, đề nghị khẩn trương hoàn thiện quy trình, thủ tục theo quy định, xây dựng hồ sơ đề án và gửi về Bộ Nội vụ trong thời gian sớm nhất (trước ngày 1-5) để bộ kịp thời thẩm định, hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ dự kiến trình Chính phủ trước ngày 5-5. Đối với 52 địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh năm 2025, Ban Chỉ đạo đề nghị Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy được phân công chủ trì xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, chủ động phối hợp với Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy sẽ hợp nhất tập hợp đầy đủ bộ hồ sơ, tài liệu gửi về Bộ Nội vụ chậm nhất là ngày 1-5. Bộ Nội vụ sẽ thẩm định, tổng hợp xây dựng đề án chung về sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã trình Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, dự kiến Bộ Nội vụ trình Chính phủ trước ngày 6-5… N.THẢO Thời gian tới, TP.HCM cần có mục tiêu và kịch bản để thực hiện việc tăng trưởng hai con số và phân bố không gian, các động lực phát triển để định vị TP.HCM mới.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==