Vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào: Mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững trang 4 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay Từ sáp nhập: TP.HCM cộng hưởng mạnh để phát triển siêu đô thị Giảm 2% thuế GTGT: Doanh nghiệp “dễ thở”, người dân hớn hở Dự án vành đai 3 TP.HCM thông xe toàn tuyến vào tháng 6-2026 trang 5 trang 11 trang 14 trang 9 PHẢN BÁC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC - BÀI CUỐI Thống nhất đất nước, đoàn kết một lòng vì lợi ích cả dân tộctrang 2+3 Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu hướng dẫn bệnh nhân đăng ký khám bệnh bằng ki-ốt thông minh tại BV quận Phú Nhuận. Ảnh: THẢO PHƯƠNG Xuất khẩu chật vật vì tỉ giá, ngânhàngcamkếtsẽlinhhoạt TP.HCM chuyển đổi số y tế: LỢI CHO BỆNH NHÂN, TIỆN CHO BỆNH VIỆN trang 13 Kiều bào - nguồn lực quan trọng đóng góp cho phát triển TP.HCM trang 3 SỐ 092 (7365) - Thứ Bảy 26-4-2025
2 Thời sự - Thứ Bảy 26-4-2025 thoisu@phapluattp.vn LÊ THOA thực hiện TS Nguyễn Đình Thái, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, khẳng định: Bằng thực tiễn dẫn dắt đất nước phát triển vượt bậc trong 50 năm kể từ khi thống nhất, dân tộc Việt Nam càng vững tin hơn vào sự lãnh đạo của Đảng ta khi đối mặt với những dòng chảy lịch sử thời đại đầy cam go, thử thách. Chiến thắng 30-4 là chính nghĩa . Phóng viên: Sau 50 năm đất nước thống nhất, vẫn còn đây đó những cách nhìn phiến diện, lạc lõng về ý nghĩa của dấu mốc lịch sử này, thưa ông? + TS Nguyễn Đình Thái: Chúng ta cần có cách nhìn khách quan, toàn diện về đại thắng mùa xuân 1975 của dân tộc Việt Nam. Đây là cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, mang tính chính nghĩa, toàn dân, toàn diện và triệt để. Điều này là sự thật hiển nhiên không thể chối bỏ. Nhân dân Việt Nam đã đồng lòng đứng lên kháng chiến đến cùng để thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Cuộc kháng chiến này được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các dân tộc và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh quân sự, chính trị, điểm khác biệt”, mà là hành vi xuyên tạc lịch sử, làm tổn thương ký ức dân tộc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Chúng ta phải cho toàn thể nhân loại hiểu được bản chất, giá trị của đại thắng mùa xuân 1975 là cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân ta, kết tinh ý chí độc lập, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình và thống nhất. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo quyết định, đưa cách mạng đến thắng lợi trọn Việt Nam. Không thể có hiện tại và tương lai nếu không có quá khứ. Do đó, khép lại quá khứ không có nghĩa là quên lãng hay chối bỏ lịch sử, mà là biết trân trọng, rút ra bài học để tiến về phía trước. Thiết nghĩ chúng ta không thể để những tiếng nói lạc lõng, thù hận làm lu mờ ánh sáng của chân lý lịch sử. Bởi giữ gìn sự thật lịch sử là trách nhiệm của mỗi người yêu nước, là cách tri ân quá khứ và bảo vệ tương lai. Tất cả vì sự phát triển của đất nước và nhân dân . Với bối cảnh mới hiện nay, sứ mệnh của Đảng trong tiến trình dẫn dắt đất nước, vì sự tiến bộ vì hạnh phúc của người dân cần được khẳng định thế nào? + Trên nền tảng những giá trị cốt lõi đã được hun đúc qua lịch sử hơn 95 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiếp tục khẳng định và thực hiện đầy đủ sứ mệnh Thống nhất đất nước, đoàn một lòng vì lợi ích cả dân kinh tế, ngoại giao… và đã giành được toàn thắng, giải phóng miền Nam, Bắc - Nam sum họp một nhà, thống nhất đất nước. Chiến thắng ngày 30-4-1975 là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng dũng cảm vô song của quân đội, nhân dân Việt Nam anh hùng, góp phần quan trọng vào phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Vững bước tiến về phía trước . Vậy cần nhận diện ý đồ của những suy nghĩ lệch lạc, đi ngược lại cái chung là gì? + Nửa thế kỷ đã trôi qua, vẫn còn những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cố tình nuôi dưỡng quan điểm thù hận, xuyên tạc bản chất của cuộc kháng chiến, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đi ngược lại lợi ích dân tộc và khát vọng hòa hợp, phát triển đất nước. Họ phủ nhận, xuyên tạc vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng; họ đòi xét lại lịch sử, bóp méo sự chính nghĩa của dân tộc Việt Nam ta. Đây không đơn thuần là “quan vẹn. Sự hy sinh của hàng triệu chiến sĩ, đồng bào là thiêng liêng, không thể bị xúc phạm hay phủ nhận. Giữ gìn sự thật lịch sử không phải để khơi lại hận thù, mà để tri ân, để rút ra bài học lịch sử, để khẳng định rằng độc lập, tự do hôm nay là kết quả của một hành trình gian khổ, đầy máu và nước mắt. Quá khứ, dù đau thương nhưng hào hùng, đều là một phần trong tiến trình phát triển của một quốc gia như Giữ gìn sự thật lịch sử là trách nhiệm của mỗi người yêu nước, là cách tri ân quá khứ và bảo vệ tương lai. Phản bác những luận điệu xuyên tạc về ngày thống nhất đất nước - Bài cuối TS Nguyễn Đình Thái. Để đất nước tiến lên phía trước Nhìn lại cả chặng đường đã qua, chúng ta hoàn toàn có đủ niềm tin rằng đất nước ta, dân tộc ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước; đất nước Việt Nam ta rồi sẽ hùng cường; nhân dân ta sẽ ngày càng hạnh phúc. Sau 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (VN), 80 năm thành lập Nhà nước VN Dân chủ cộng hòa, 50 năm thống nhất đất nước và gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, VN đã tiến những bước tiến dài trên con đường xây dựng phồn vinh, hạnh phúc. Trong tiến trình đó, ngày 30-4-1975, cả dân tộc VN đã cùng hát ca khúc khải hoàn trong ngày hội non sông thống nhất. Đất nước nối liền một dải từ Bắc chí Nam, một cột mốc vĩ đại nhất của dân tộc, chấm dứt cảnh ngày Bắc, đêm Nam của hàng triệu gia đình! Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của VN là chính nghĩa. Những thành quả vĩ đại của đất nước và dân tộc sau 50 năm chính là kết tinh từ sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, của cả người dân VN ở trong nước và nước ngoài. Để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán trong các chủ trương, chính sách và hành động thực tiễn để hòa giải, hòa hợp dân tộc. Trên mặt trận đối ngoại và hội nhập quốc tế, những nước từng tham chiến ở VN cũng đã thành đối tác chiến lược toàn diện. Nhìn lại lịch sử và chặng đường phát triển đã qua, chúng ta có thể tự hào rằng dân tộc ta, đất nước ta đã tiến một bước rất dài trên con đường xây dựng hạnh phúc, cùng nhịp đập với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại dưới sự lãnh đạo của Đảng. Năm 1945, khi lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền Đảng ta mới chỉ có khoảng 5.000 đảng viên thì đến nay số đảng viên đã hơn 5,5 triệu và Đảng Cộng sản VN đã có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 250 chính đảng ở trên 100 nước khắp các châu lục. Vị thế và uy tín quốc tế của Đảng trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Đảng với truyền thống lịch sử, bề dày lãnh đạo, bằng bản lĩnh chính trị vững vàng của mình đã lãnh đạo đất nước và dân tộc vượt qua nhiều chặng đường khó khăn, thử thách trong quá khứ. Chúng ta nhất quán về sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, gạt sang một bên những bất đồng, dị biệt để vươn tới các mục tiêu to lớn hơn. Tất cả là lợi ích quốc gia, dân tộc, là sự phát triển của đất nước, là hạnh phúc của nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra bảy định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kỷ nguyên ấy sẽ bắt đầu từ Đại hội lần thứ XIV của Đảng (tháng 1-2026). Người dân mang theo cờ Tổ quốc để cổ vũ các khối tham gia buổi sơ duyệt diễu binh 30-4. Ảnh: NGUYỆT NHI Góc nhìn
3 Thời sự - Thứ Bảy 26-4-2025 thoisu@phapluattp.vn BẢO PHƯƠNG - HUỲNH THƠ Ngày 25-4, Ủy ban Về người Việt Nam (VN) ở nước ngoài TP.HCM tổ chức chương trình họp mặt và biểu dương người VN ở nước ngoài có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển TP.HCM. Trong không khí thân tình, các kiều bào đã cùng gặp nhau, trò chuyện, chia sẻ về hành trình đã qua của mình. Kiều bào đồng hành cùng TP.HCM trong kỷ nguyên mới Tại buổi họp mặt, ông Lương Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Người Việt tại Udon Thani, cho biết tại Thái Lan, kiều bào rất vui mừng trước những dấu hiệu đổi thay tích cực từng ngày, từng giờ của đất nước. “Ở tỉnh Udon Thani, chúng tôi càng tự hào hơn khi lần đầu tiên có khu phố của người VN - VN Town. Sau một năm ra đời, phố VN vẫn luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của cơ quan chức năng Thái Lan, tỉnh trưởng Udon Thani, của kiều bào mình và người dân sở tại” - ông Hòa phấn khởi. Ông Hòa mong muốn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo TP.HCM trong việc phát triển các lớp dạy và học tiếng Việt cho đồng bào gốc Việt ở Thái. “Bởi tôi hiểu sâu sắc rằng nói được tiếng Việt thì mình sẽ nhớ mãi về cội nguồn máu mủ của mình, Udon Thani hiện có tám lớp học tiếng Việt và chúng tôi sẽ kêu gọi các nguồn lực để tiếp tục mở rộng các lớp học” - ông Hòa bày tỏ. Bà Jeanne Huynh, kiều bào Pháp, cho biết đã rời xa quê hương hơn 70 năm, nay về định cư tại VN từ giữa năm 2024. “Tôi rất vinh dự, tự hào và cảm động khi thấy TP.HCM phát triển như hôm nay. Tôi vẫn nhớ năm 1992, lúc mà tôi vừa bước xuống sân bay Nội Bài - Hà Nội, tôi không cầm được lòng vì thấy bà con sống trong những ngôi nhà lá đơn sơ, mà giờ nhà cửa đã khang trang, đẹp và thay đổi rất nhiều” - bà Jeanne Huynh trải lòng và bày tỏ tin tưởng trong sự phát triển của TP cũng có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng người VN ở nước ngoài. Bà Trần Tuệ Tri, kiều bào Singapore, khẳng định trong từng hành trình phát triển của TP.HCM, bà và rất nhiều kiều bào luôn mong muốn được đóng góp, được đồng hành cùng các sáng kiến về thương hiệu quốc gia, giáo dục khai phóng, chuyển đổi xanh và đổi mới sáng tạo… “Tôi tin rằng cộng đồng kiều bào là một phần quan trọng trong việc đưa Kiều bào - nguồn lực quan trọng đóng góp cho phát triển TP.HCM Kiều bào tiêu biểu được vinh danh 50 cá nhân được chọn biểu dương là kiều bào (bao gồm cả người đã mất) có đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển TP.HCM từ năm 1975 đến nay. Đồng thời, có quá trình đóng góp từ 10 năm trở lên, với thành tích xuất sắc và có phạm vi ảnh hưởng rộng trong lao động, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, học tập, từ thiện, an sinh xã hội hoặc ứng dụng khoa học kỹ thuật… Trong đó, một số cá nhân được đề xuất biểu dương như GS-TS Đặng Lương Mô, người VN ở Nhật Bản, người được biết đến với hơn 300 công trình nghiên cứu và hơn 10 bằng phát minh, sáng chế. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, người VN ở Mỹ, là người hỗ trợ mở đường bay chính thức giữa VN và Philippines. TS Võ Tá Hân, người VN ở Mỹ với chương trình quyên góp sách chuyển về tặng các trường đại học tại VN, kinh phí hơn 90 tỉ đồng… Thông qua việc biểu dương, TP.HCM kỳ vọng sẽ khuyến khích các kiều bào có thêm nhiều đóng góp, cống hiến, lao động sáng tạo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước nói chung và TP nói riêng. kết tộc Ý chí thống nhất Tổ quốc, khát vọng hòa bình của nhân dân Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mù a xuân 1975 là ý chí thống nhất Tổ quốc, khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Đây cũng là bài học thiết thực góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; làm thất bại mọi thủ đoạn xuyên tạ c lịch sử , âm mưu kích độ ng, chia rẽ , chố ng phá của các thế lực thù địch đố i vớ i cách mạng Việt Nam. Qua đó tiế p tụ c cổ vũ , độ ng viên, tậ p hợ p mọ i lự c lượ ng nhằm phát huy sứ c mạnh toàn dân tộ c và sứ c mạnh thờ i đại nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương NGUYỄN TRỌNG NGHĨA (Phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Đại thắng mùa xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam” tổ chức tại TP.HCM ngày 20-4) Đảng ta lấy hạnh phúc, quyền làm chủ và sự phát triển toàn diện của người dân làm trung tâm, làm mục tiêu và động lực của mọi quyết sách. lịch sử của mình. Trong đó, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhưng linh hoạt trong phương thức, sáng tạo trong chính sách và năng động trong hành động, nhằm đưa đất nước hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững. Đồng thời, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xứng đáng với niềm tin yêu và sự ủy thác của nhân dân; thực hiện nghiêm túc công tác tự soi, tự sửa, tự đổi mới, tự chỉnh đốn; phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Lấy hạnh phúc, quyền làm chủ và sự phát triển toàn diện của người dân làm trung tâm, làm mục tiêu và động lực của mọi quyết sách. Tiên phong trong công cuộc chuyển đổi mô hình phát triển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang phát triển bền vững, bao trùm, dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, Đảng giữ vững lập trường, bản lĩnh, thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tất cả vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.• hình ảnh TP.HCM ra thế giới - đặc biệt trong chiến lược phát triển mới của đất nước” - bà Tuệ Tri nhìn nhận và mong TP.HCM sẽ tiếp tục là cầu nối tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để kết nối tri thức và nguồn lực toàn cầu của người Việt ở khắp nơi. TP.HCM rất cần sự chung tay, góp sức của kiều bào Phát biểu tại chương trình, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về người VN ở nước ngoài TP.HCM, khẳng định hàng chục năm qua kiều bào là nguồn lực quan trọng, có nhiều đóng góp cho tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.HCM. Theo bà Mai, trong mỗi giai đoạn phát triển của TP.HCM đều nhận được sự đồng hành của cộng đồng kiều bào. Nhiều kiều bào với kiến thức, kinh nghiệm của mình đã đưa các công nghệ tiên tiến trên thế giới về nước; tham gia vào các dự án tại Khu công nghệ cao; nhiều doanh nhân kiều bào chọn quay về TP để làm ăn, kinh doanh... “Thời gian qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến tâm huyết của cộng đồng kiều bào đóng góp xây dựng TP trên hầu hết lĩnh vực, trong đó có cả các ý kiến góp ý về cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển TP. Đây là điều mà chúng tôi hết sức trân quý” - bà Mai ghi nhận. Bà Mai cũng kỳ vọng thông qua việc biểu dương sẽ khuyến khích hơn các kiều bào tiếp tục có nhiều đóng góp, cống hiến, lao động sáng tạo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước nói chung và TP nói riêng trong thời gian tới. Ông Hà Phước Thắng, Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, đề nghị Ủy ban Về người VN ở nước ngoài TP.HCM tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong công tác kiều bào để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. “Đặc biệt, phải lắng nghe, trao đổi, tiếp thu, làm rõ những ý kiến đóng góp, hiến kế tâm huyết, xác đáng của kiều bào với tinh thần cầu thị” - ông Thắng nhấn mạnh.• Ông Hà Phước Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM và bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, biểu dương các kiều bào tiêu biểu. Ảnh: BẢO PHƯƠNG Tiêu điểm Từ cuối năm 2024, Ủy ban Về người VN ở nước ngoài TP.HCM đã nhận được danh sách đề xuất 63 cá nhân gửi về từ các đơn vị. Căn cứ theo các tiêu chuẩn đã được ban hành, hội đồng đã chọn ra 50 kiều bào tiêu biểu để biểu dương. Trong đó, 4 người đã qua đời; 21 chuyên gia trí thức, 15 doanh nhân, 10 đại biểu hoạt động trong các hội đoàn và lĩnh vực văn hóa - xã hội. Bà VŨ THỊ HUỲNH MAI, Chủ nhiệm Ủy ban Về người VN nước ngoài TP.HCM TP.HCM sẽ luôn lắng nghe, trao đổi, tiếp thu, làm rõ những ý kiến đóng góp, hiến kế tâm huyết, xác đáng của kiều bào với tinh thần cầu thị để TP ngày càng phát triển. Thiết nghĩ giữa một thế giới đầy biến động như hiện nay, VN không chỉ bản lĩnh, mềm dẻo, khéo léo mà còn cần phải đoàn kết được toàn dân thành một khối thống nhất. Những thành tựu mà đất nước đạt được những năm qua chính là động lực để VN vươn lên hoàn thành những mục tiêu, khát vọng phồn vinh, hạnh phúc. Những nguy cơ hiện hữu và tương lai sẽ là những thách thức mà Đảng phải đối mặt để khẳng định bản lĩnh và năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhìn lại cả chặng đường đã qua, chúng ta hoàn toàn có đủ niềm tin rằng đất nước ta, dân tộc ta sẽ tiếp tục tiến về phía trước; đất nước VN ta rồi sẽ hùng cường; nhân dân ta sẽ ngày càng hạnh phúc. TS VŨ TRUNG KIÊN, Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị khu vực II
4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Bảy 26-4-2025 ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Tin vắn • Khởi tố vụ án liên quan dự án khu đô thị Ruby City. Công an tỉnh Bình Phước đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan dự án khu đô thị Ruby City (TP Đồng Xoài). Công an đang làm rõ tố cáo của nhiều người dân liên quan dự án này. LÊ ÁNH • Phá đường dây lô đề ở Quảng Trị, bắt giữ 6 người. Công an tỉnh Quảng Trị vừa phá đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề do Nguyễn Thị Dung cầm đầu, bắt giữ sáu người liên quan. Số tiền phạm tội ước tính ban đầu khoảng gần 1 tỉ đồng. NGUYỄN DO • 2 người đánh nữ y sĩ ở Gia Lai bị khởi tố. Ngày 25-4, Công an tỉnh Gia Lai khởi tố hai bị can Nguyễn Lệ và em trai Nguyễn Văn Lê để điều tra hành vi hành hung nữ y sĩ Trạm Y tế xã Kon Thụp, huyện Mang Yang chiều 11-2. LÊ KIẾN Thủ tướng có công điện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 47/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nhằm đạt được mục tiêu năm 2025 đạt 8% trở lên và hai con số trong những năm tiếp theo. Bộ Tài chính được yêu cầu hoàn thiện kịch bản điều chỉnh tăng trưởng các quý còn lại của năm 2025 nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên. Đồng thời, rà soát, đánh giá tác động từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ đối với Việt Nam; xây dựng các chính sách hỗ trợ về tài khóa đối với doanh nghiệp, người lao động trong các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Mỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 4-2025. Ngân hàng Nhà nước sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỉ giá, lãi suất phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng... CHÂN LUẬN Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Lào, sáng 25-4, Chủ tịch nước Lương Cường dự chương trình Giao lưu hữu nghị với chủ đề “Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình quốc gia Lào. Cùng dự về phía Lào có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào. Cuộc giao lưu cũng có sự góp mặt của hàng trăm du học sinh Việt Nam và hơn 1.000 cựu chiến binh và đại diện thế hệ lưu học sinh người Lào từng có thời gian học tập tại Việt Nam. Trong không khí thắm đượm tình anh em, ấm áp tình đồng chí, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Lào, Thượng tướng Sengnouane Xayalath tin tưởng rằng tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào là truyền thống tốt đẹp và hiếm có, là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi sự nghiệp cách mạng của hai nước, đồng thời là di sản quý báu nhất của hai Đảng, hai Nhà nước, hai quân đội và nhân dân hai nước. Vì vậy, các thế hệ hai nước sẽ kiên quyết bảo vệ, giữ gìn di sản trên như gìn giữ con ngươi của mắt mình. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là người bạn đồng hành tin cậy, ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện các nỗ lực đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào anh em. Đồng thời, tin tưởng với quyết tâm trong từng hành động, nỗ lực xuất phát từ trái tim của mỗi người dân Lào, mỗi người dân Việt Nam, quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào sẽ không ngừng được củng cố và phát triển, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. (Theo baochinhphu.vn) Ngày 25-4, Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ thông tin về các hoạt động của địa phương kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-41975 – 30-4-2025). Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong ngày 26-4. Đặc biệt, chương trình lễ kỷ niệm chủ đề “Cần Thơ - viết tiếp bản hùng ca mùa xuân” được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh truyền hình TP Cần Thơ vào lúc 19 giờ ngày 26-4, tại Công viên Sông Hậu, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. Nội dung chương trình nghệ thuật thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển và những thành tựu nổi bật của TP Cần Thơ trong 50 năm qua. Sau chương trình nghệ thuật là màn pháo hoa vào khoảng 21 giờ 30 cùng ngày. Ngoài ra, TP còn tổ chức nhiều hoạt văn hóa, thể thao đặc sắc khác... NHẪN NAM Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đón Chủ tịch nước Lương Cường dự Giao lưu hữu nghị Việt - Lào. Ảnh: TTXVN Vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào: Mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững TP Cần Thơ bắn pháo hoa tầm cao tối 26-4 tại Công viên Sông Hậu Sáng 25-4, đường sách Bình Tân (TP.HCM) chính thức khánh thành trong không khí rộn ràng của Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần 4 năm 2025 (từ ngày 19-4 đến 2-5). Đường sách Bình Tân có diện tích gần 2000 m2, tọa lạc tại đường D5 thuộc Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangri-La, quận Bình Tân. Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết hội sách và các hoạt động tại đường sách Bình Tân là điểm nhấn của Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam lần 4. Đây cũng là công trình thi đua tiêu biểu của ngành xuất bản TP, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm, chủ trương, định hướng của lãnh đạo TP, các cấp chính quyền, những người làm công tác xuất bản với quyết tâm hướng đến mục tiêu chung lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, là bước tiến mới, giúp nâng cao chất lượng sống cho người dân. VĂN HÀ TP.HCM: Khánh thành đường sách Bình Tân diện tích gần 2000 m2 Chủ tịch Nguyễn Văn Được thăm, động viên lực lượng công an trước lễ 30-4 Trưa 25-4, tại trụ sở Đội Tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã đến thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an TP trước đại lễ 30-4. Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao tinh thần tận tụy, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên địa bàn TP. Đồng thời, động viên các lực lượng tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, nắm chắc tình hình, chủ động trong mọi tình huống, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, không để phát sinh vụ việc phức tạp. Ông Được yêu cầu công tác tiếp đón, đưa, dẫn phục vụ các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu trong nước và các đoàn khách quốc tế, phải thật sự chu đáo, trọng thị, an toàn tuyệt đối, thể hiện văn hóa, truyền thống nghĩa tình, hiếu khách của TP.HCM. Đại tá Trần Hồng Minh, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, hứa sẽ sâu sát các lực lượng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tổ chức thành công đại lễ 30-4 chào mừng sự kiện trọng đại của đất nước. PHẠM HẢI 3 sĩ quan công an đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Ngày 25-4, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS (Cộng hòa Nam Sudan) năm 2025. Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng đã trao quyết định cho các sĩ quan Tổ công tác số 5 đi thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ UNMISS. Các sĩ quan gồm: Thượng tá - TS Phạm Văn Đoàn, Trưởng khoa, Học viện Chính trị Công an nhân dân (CAND); Thượng tá - TS Nguyễn Văn Nam, Phó Trưởng khoa, Học viện An ninh nhân dân; Đại úy Trần Mỹ Linh, cán bộ Công an tỉnh Nam Định. Thứ trưởng Phạm Thế Tùng khẳng định phải xác định đây là niềm vinh dự, tự hào lớn lao nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm của người sĩ quan CAND được lựa chọn, đại diện hình ảnh của lực lượng CAND Việt Nam, đại diện hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong môi trường quốc tế. Giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất mẫu mực, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy tốt năng lực, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao… PHI HÙNG Nghiên cứu xây dựng 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng Sáng 25-4, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Nguyễn Văn Quảng đã thông tin về việc xây dựng khu thương mại tự do, trung tâm tài chính quốc tế. Theo ông Quảng, TP đang nghiên cứu đề án hình thành khu thương mại tự do, trung tâm tài chính và thương mại dịch vụ với hình thức kêu gọi đầu tư xây dựng năm hòn đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, tạo ra khoảng 48 km đường biển mới trên các đảo này. Đây là dự án rất lớn, đặc thù, TP đang chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng phương án và phải tìm được phương thức đầu tư với những cơ chế đặc biệt để phát triển giống với mô hình của Dubai. “Nếu làm được sẽ có giá trị rất lớn, không chỉ là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP trong hàng chục năm sau mà còn xây dựng hình ảnh, thương hiệu Đà Nẵng mới trong khu vực và trên trường quốc tế” - ông Quảng nhấn mạnh. TẤN VIỆT
5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Bảy 26-4-2025 LÊ THOA Ngày 25-4, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức Tọa đàm khoa học bàn về quy hoạch TP.HCM mới trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Dịch vụ là động lực tăng trưởng chính Tại tọa đàm, ThS Nguyễn Trúc Vân, Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho biết sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM mới sẽ có thay đổi nhất định về quy mô kinh tế (tính theo động cơ học). Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể thấp hơn, tỉ trọng dịch vụ giảm đi nhưng công nghiệp sẽ tăng lên. Theo ThS Vân, trong bối cảnh mới, cần nhận diện lại bức tranh tổng thể, gam màu của kinh tế - xã hội TP.HCM mới và mức đóng góp ra sao vào bức tranh tổng thể cả nước. Từ đó, TP.HCM cần xác định lại mục tiêu của mình, chọn động lực tăng trưởng chính để phát huy lợi thế của TP.HCM mới. ThS Vân nhìn nhận khu vực dịch vụ vẫn là động lực tăng trưởng chính và tiềm năng của TP.HCM mới. Trong đó, dịch vụ tài chính, khoa học công nghệ và du lịch là chủ lực. “TP.HCM có thể khai thác lợi thế về du lịch biển, khai thác cụm cảng, logistics của Bà Rịa-Vũng Tàu…” - ThS Vân nói. Bên cạnh đó, TP phát triển ngành công nghiệp mới hóa dầu, chế tạo thiết bị điện hóa, năng lượng tái tạo, công nghiệp sinh học đang là thế mạnh. Đồng thời, tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo (điện gió ngoài khơi, điện mặt trời và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế biển)… Từ sáp nhập: TP.HCM cộng hưởng mạnh để phát triển siêu đô thị Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập TP.HCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu không phải con số cộng mà tạo sự cộng hưởng số nhân để phát triển siêu đô thị không phải nơi nào cũng có. ThS Vân cho rằng đây là các thế mạnh của hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó, quỹ đất được mở rộng sẽ tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư, tập đoàn nước ngoài; đây cũng là cơ hội để giãn dân. Tuy nhiên, cũng không ít thách thức đối với TP.HCM khi có nguy cơ đối mặt với quá tải hạ tầng, từ giao thông, nhà ở đến các dịch vụ công cộng; áp lực lên môi trường tự nhiên, đặc biệt là rừng ngập mặn và hệ sinh thái biển; các vấn đề an ninh, y tế, giáo dục, việc làm nếu không có kế hoạch quản lý hiệu quả. ThS Nguyễn Trúc Vân nhìn nhận thời gian tới, TP.HCM cần có mục tiêu và kịch bản để thực hiện việc tăng trưởng hai con số và phân bố không gian, các động lực phát triển để định vị TP.HCM mới. Sáp nhập không phải “con số cộng” TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, nhìn nhận sau sáp nhập, TP.HCM sẽ trở thành một siêu đô thị với nhiều đặc điểm, mà không có đô thị nào ở Đông Nam Á sánh được. Theo ông, TP.HCM mới sẽ là trung tâm công nghiệp lớn, trung tâm tài chính, thương mại, du lịch biển, đảo… “Lợi thế của các đô thị riêng lẻ sẽ hội tụ vào địa bàn này” - ông nói và đề nghị cần làm rõ hơn việc sáp nhập ba địa phương không phải con số cộng, mà tạo sự cộng hưởng số nhân để phát triển siêu đô thị không phải nơi nào cũng có được. Việc hợp nhất ba quy hoạch, của ba địa phương không phải là “cộng” ba bản quy hoạch lại mà phải tính toán lợi thế của một địa phương, cơ cấu kinh tế mang tính chất tiểu vùng kinh tế. Qua đó, cần rà lại cơ cấu cả địa bàn cũng như toàn bộ hệ thống không gian đô thị đã quy hoạch từ trước và tính toán mở rộng các không gian đô thị, không gian công cộng, không gian xanh để phát triển bền vững. Đồng thời, tính các bài toán kết nối hạ tầng thông qua đường sắt, metro mang tính đột phá. “Vậy có cần điều chỉnh cả hệ thống metro vừa được phê duyệt không? Nối Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu ra sao?” - TS Lịch gợi mở. TS Trần Du Lịch nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất của việc sáp nhập là tăng trưởng hai con số. TP.HCM cần đề nghị Trung ương cho áp dụng Nghị quyết 98 đối với toàn bộ TP.HCM mới. TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, cho rằng phải xem có thay đổi gì về mục tiêu phát triển, tầm nhìn khi sáp nhập ba tỉnh, thành với nhau. “Quy hoạch sắp tới có phát triển theo hướng theo công việc không, thị trường đòi hỏi điều gì và xem anh làm được gì không?” - TS Cương đặt vấn đề và khẳng định chắc chắn không ai nói sáp nhập ba tỉnh, thành là cộng ba tỉnh lại, mà phải có thay đổi theo kiểu dấu nhân, không bỏ hoàn toàn các quy hoạch để làm lại mà phải kế thừa…”. Còn TS Nguyễn Thị Hậu, thành viên Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, một TP mới phải đảm bảo ba đặc trưng, gồm trung tâm về tiền Rà soát quy hoạch TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu TS Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng để phát huy hiệu quả của chủ trương sáp nhập, các quy hoạch của các tỉnh được sáp nhập liên quan (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Luật Quy hoạch năm 2017), cần được rà soát về tính pháp lý và tính hợp lý, theo lộ trình phù hợp. Trước mắt, cần xử lý ngay các vấn đề pháp lý liên quan đến quy hoạch, tránh gây ảnh hưởng, tắc nghẽn các dự án đầu tư công cũng như hoạt động phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM mới. TS Hải cho rằng trong thời gian ngắn nhất, cần khẩn trương rà soát để điều chỉnh, bổ sung nội dung các quy hoạch của ba tỉnh, nhằm xử lý các nội dung không còn phù hợp với không gian kinh tế - xã hội - đô thị của TP.HCM mới. Về lâu dài, cần có kế hoạch xây dựng quy hoạch cho TP.HCM mới trong giai đoạn tiếp theo, tức là sau năm 2030. Cũng theo TS Phạm Trần Hải, sau khi sáp nhập, cần bảo đảm các yếu tố để phát huy lợi thế sáp nhập nhằm thúc đẩy phát triển của TP.HCM mới. Cụ thể, phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (nhất là hạ tầng giao thông) giúp tăng cường khả năng kết nối trực tiếp giữa các khu vực trong phạm vi quản lý hành chính. Phát triển hạ tầng số, đẩy mạnh giao tiếp số giúp tăng cường khả năng kết nối trực tuyến giữa Nhà nước và người dân, khắc phục các trở ngại do khoảng cách địa lý tạo nên. Ngoài ra, cải cách hành chính và xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công giúp bộ máy quản lý nhà nước có thể bao quát phạm vi quản lý hành chính rộng hơn một cách chiến lược hơn. TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, cho rằng việc sáp nhập TP.HCM phải tạo sự cộng hưởng số nhân. Ảnh: HÀ THƯ tệ, dịch vụ, tài chính; logistics và công nghiệp mới. “Nếu dựa trên ba đặc điểm này thì TP.HCM mới là sự tổng hợp của cả ba thế mạnh đến từ ba địa phương” - bà nói và đề nghị các chuyên gia cần nghiên cứu, thảo luận xem việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 98 cho TP.HCM mới nên làm theo hướng nào.• Các chuyên gia cho rằng sáp nhập TP.HCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu không phải “con số cộng”. Ảnh: THUẬN VĂN Làm việc xuyên lễ để hoàn thiện đề án sáp nhập tỉnh, xã gửi Bộ Nội vụ trước 1-5 Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Chính phủ (Ban Chỉ đạo), đã ban hành Công văn 05, đôn đốc việc xây dựng và trình các đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã. Trong công văn này, Ban Chỉ đạo đề nghị bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương rà soát, bảo đảm tính chính xác và thống nhất của các số liệu trong đề án và phụ lục kèm theo. Đối với số liệu diện tích và dân số, thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đối với 11 địa phương không thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh năm 2025, đề nghị khẩn trương hoàn thiện quy trình, thủ tục theo quy định, xây dựng hồ sơ đề án và gửi về Bộ Nội vụ trong thời gian sớm nhất (trước ngày 1-5) để bộ kịp thời thẩm định, hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Bộ Nội vụ dự kiến trình Chính phủ trước ngày 5-5. Đối với 52 địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh năm 2025, Ban Chỉ đạo đề nghị Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy được phân công chủ trì xây dựng đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, chủ động phối hợp với Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy sẽ hợp nhất tập hợp đầy đủ bộ hồ sơ, tài liệu gửi về Bộ Nội vụ chậm nhất là ngày 1-5. Bộ Nội vụ sẽ thẩm định, tổng hợp xây dựng đề án chung về sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã trình Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, dự kiến Bộ Nội vụ trình Chính phủ trước ngày 6-5… N.THẢO Thời gian tới, TP.HCM cần có mục tiêu và kịch bản để thực hiện việc tăng trưởng hai con số và phân bố không gian, các động lực phát triển để định vị TP.HCM mới.
6 Thời sự - Thứ Bảy 26-4-2025 sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số (CĐS); sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ, phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, tài chính, ngân sách. Dự luật này cũng nhắm mục tiêu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế, KHCN, ĐMST, CĐS quốc gia; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một số điều của Luật Đấu thầu được sửa đổi nằm trong chính sách ưu tiên, ưu đãi trong đấu thầu để hỗ trợ phát triển KHCN, ĐMST, CĐS, hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. “Bổ sung quy định về đấu thầu trong nước, đấu thầu quốc tế để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tiếp cận công nghệ tiên tiến nước ngoài trong lĩnh vực KHCN, ĐMST, CĐS”, tờ trình nêu. Luật Đầu tư cũng sẽ được sửa đổi theo hướng bổ sung danh mục các ngành nghề, địa bàn, quy định về ưu đãi đầu tư cũng như quyền của các nhà đầu tư nước ngoài. Đáng lưu ý là dự luật này bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện với kinh doanh dịch vụ hỗ trợ giao dịch trên thị trường carbon và hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản mã hóa. Đặc biệt, Luật Đầu tư công được bổ sung các quy định khá quan trọng, trong đó có quy định dự án đầu tư công đặc biệt là dự án thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, không phải quyết định chủ trương đầu tư và được ưu tiên bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. “Các nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo luật không làm phát sinh thủ tục hành chính mới, theo đó không đặt ra các yêu cầu về việc phải bố trí nguồn nhân lực để tổ chức thực hiện” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trình bày. Nhất trí phân quyền của Thủ tướng cho các bộ, địa phương Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Lê Quang Mạnh, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kinh tế - Tài chính, cho hay ủy ban cơ bản nhất trí về sự cần thiết và phạm vi sửa đổi, bổ sung các luật theo tờ trình của Chính phủ. CHÂN LUẬN Sáng 25-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Khơi thông nguồn lực, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày cho hay: Dự luật này được Chính phủ đề xuất nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới Dự án đầu tư công đặc biệt sẽ được ưu tiên bố trí vốn Đối với sửa đổi một số điều của Luật Đấu thầu, cơ quan thẩm tra đề nghị cần làm rõ các cơ sở pháp lý, thực tiễn cũng như cân nhắc các giải pháp kiểm soát, giám sát và hoàn thiện các chế tài cũng như đánh giá tác động chính sách, hoàn thiện quy định chi tiết để bảo đảm hiệu quả thực thi và tránh tiêu cực phát sinh trong đấu thầu. Đối với sửa đổi một số điều trong Luật Đầu tư, việc Chính phủ đề xuất bổ sung một số thẩm quyền cho nhà đầu tư nước ngoài thì cần giải trình, làm rõ cơ chế. Ông Lê Quang Mạnh cho hay Chính phủ đề xuất sửa đổi, chuyển thẩm quyền của UBTVQH sang thẩm quyền của Chính phủ quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; đối với các địa phương, chuyển thẩm quyền điều chỉnh dự toán từ HĐND sang UBND. Đa số ý kiến Ủy ban Kinh tế - Tài chính đề nghị cân nhắc giữ như quy định hiện hành để bảo đảm tuân thủ quy định của Hiến pháp và bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo luật để cắt giảm trình tự, thủ tục, tạo sự chủ động hơn trong điều hành, trong triển khai kế hoạch vốn được giao. Về phân cấp thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, ủy ban nhất trí với đề xuất của Chính phủ. Việc này nhằm tăng cường phân cấp, phân quyền và chịu trách nhiệm về quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án, tạo sự chủ động trong công tác quản lý, điều hành, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư công.• Chiều 25-4, UBTVQH cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của QH về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non (TEMN), học sinh phổ thông (HSPT), người học chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trình bày các cơ sở chính trị, pháp lý và cho hay: Thực tiễn có 10 tỉnh, TP đã ban hành nghị quyết của HĐND về hỗ trợ học phí mầm non, phổ thông năm học 2024-2025 cho học sinh mầm non, phổ thông (gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương...) Như vậy, từ ngày 1-9-2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn, hỗ trợ học phí cho tất cả trẻ em, học sinh từ mầm non 5 tuổi đến THCS. Riêng học sinh tiểu học (HSTH) công lập không phải đóng học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với HSTH trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập. Dự thảo nghị quyết quy định miễn, hỗ trợ học phí đối với TEMN, HSPT, người học chương trình GDPT tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo dự thảo nghị quyết, Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả TEMN, HSPT tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục, thể hiện tính ưu việt của chế độ và thực thi chính sách thống nhất, công bằng đối với người học; khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập, tăng cường xã hội hóa giáo dục. Chính phủ đánh giá kinh phí cần cho chính sách miễn học phí này ước tính 30.600 tỉ đồng, trong đó chi cho khối dân lập, tư thục 1.900 tỉ đồng. Số ngân sách đã dùng để miễn học phí cho TEMN, HSTH, THCS năm học 2025-2026 là 22.400 tỉ đồng thì ngân sách nhà nước cần thêm 8.200 tỉ đồng để thực hiện nghị quyết này. “Người dân là đối tượng trực tiếp thụ hưởng từ chính sách, góp phần giảm bớt gánh nặng kinh tế đối với gia đình khó khăn; thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đối với phần học phí tiết kiệm được. Tạo tâm lý tích cực, củng cố niềm tin với Đảng và Chính phủ” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra cho hay: Cơ quan thẩm tra tán thành sự cần thiết ban hành nghị quyết này.“Việc ban hành nghị quyết nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và trách nhiệm của Nhà nước đối với người học, chăm lo cho thế hệ trẻ và bảo đảm an sinh xã hội” - ông Vinh trình bày. Ông Vinh cho biết: Bộ Chính trị ngày 28-2 đã quyết định miễn học phí cho TEMN, HSPT trong hệ thống trường công lập và các đối tượng học sinh khác thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản 3 Điều 99 Luật Giáo dục quy định đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí là HSTH trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí; chưa quy định hỗ trợ tiền đóng học phí đối với học sinh mầm non, phổ thông ngoài công lập ở các cấp học khác. Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát các đối tượng thụ hưởng của chính sách; bổ sung sự cần thiết mở rộng các đối tượng thụ hưởng trong tờ trình và thể hiện trong các điều, khoản trong dự thảo nghị quyết. Về chính sách miễn, hỗ trợ học phí đối với TEMN, HSPT công lập, dân lập, tư thục, cơ quan thẩm tra nhất trí. Về phương thức hỗ trợ thì thống nhất cấp trực tiếp cho người học. Cơ quan thẩm tra đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn phương thức chi trả tiền hỗ trợ đóng học phí đối với người học trong cơ sở giáo dục ngoài công lập. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay: “Qua trao đổi thì phương thức hỗ trợ trực tiếp cho người học khối dân lập, tư thục là hợp lý. Cha mẹ, người giám hộ đã đóng học phí cho trường rồi, khoản này chỉ hỗ trợ thôi. Về mặt kỹ thuật, Chính phủ sẽ bảo đảm cách thức thực hiện thuận tiện nhất”. Miễn học phí: Học sinh khối dân lập, tư thục có được miễn? Đáng lưu ý, dự luật bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện với kinh doanh dịch vụ hỗ trợ giao dịch trên thị trường carbon và hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản mã hóa. thoisu@phapluattp.vn Dự án đầu tư công đặc biệt là dự án thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, không phải quyết định chủ trương đầu tư và được ưu tiên bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ. Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kinh tế - Tài chính Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: QH Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: QH
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==