093-2025

5 Thời sự - Thứ Hai 28-4-2025 thoisu@phapluattp.vn triển toàn diện, thần kỳ THẢO VY Đặc biệt, bước ngoặt đến vào năm 1986, khi Việt Nam (VN) khởi động chương trình cải cách kinh tế lịch sử mang tên Đổi mới. Hành trình ấn tượng của VN từ một nước có thu nhập thấp vươn lên mức thu nhập trung bình đã giúp 40 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn 1993-2014. Người dân VN ngày càng có trình độ học vấn cao hơn và tuổi thọ trung bình cũng cao hơn so với nhiều quốc gia có mức thu nhập tương đương. Từ đổi mới, thoát nghèo mạnh mẽ Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM - ngài Vipra Pandey đánh giá rằng hành trình 50 năm qua của VN là câu chuyện ấn tượng về sự kiên cường, đổi mới và phát triển vượt bậc. Việc khởi xướng công cuộc Đổi mới đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, giúp VN chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước chuyển này cùng với việc mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy thương mại đã mở đường cho nhiều thập niên tăng trưởng mạnh mẽ, đưa GDP bình quân đầu người từ 100 USD vào cuối những năm 1980 lên khoảng 4.700 USD vào năm 2024. “Ít quốc gia nào có thể giảm nghèo nhanh và mạnh mẽ như VN. Từ những năm 1990, nền kinh tế VN duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 6%-7% mỗi năm. Nhờ tăng trưởng kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, người dân ngày càng được tiếp cận tốt hơn với giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện. Đây thực sự là một trong những câu chuyện thành công nhất về sự phát triển trên thế giới” - ông Vipra nhận định. Cùng quan điểm, Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM - ngài Agustaviano Sofjan “hoàn toàn đồng tình rằng VN đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những nền kinh tế năng động và sôi động nhất Đông Nam Á chỉ trong vài thập niên”. “Theo tôi, việc thực hiện chính sách cải cách Đổi mới từ năm 1986 là một cột mốc mang tính bước ngoặt, giúp VN đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong suốt 50 năm qua. Nhờ những chính sách đó, VN đã hiện đại hóa và mở cửa nền kinh tế, từng bước chuyển đổi sang mô hình kinh tế định hướng thị trường. Kể từ đó, sự kết hợp giữa các cải cách táo bạo, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hội nhập thương mại toàn cầu và lực lượng lao động có kỹ năng ngày càng cao đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng” - ông Agustaviano nhấn mạnh. Đến điển hình trong bảo vệ quyền con người Ngày 11-10-2022 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở TP New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có VN. Ngày 12-12-2024, phái đoàn VN tại LHQ cho biết VN sẽ tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028. Thông tin thêm về vấn đề này, ngày 19-12-2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết trong hai năm đầu của nhiệm kỳ 2023-2025, VN đã tích cực hoàn thành trách nhiệm thành viên. Trong đó, VN đã tham gia Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 4, đón báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền phát triển tới thăm VN với những kết quả rất tích cực. “Đó là những nền tảng hết sức quan trọng để VN tiếp tục ứng cử làm ủy viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028. Việc ứng cử của VN khẳng định sự tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của VN vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, GS Thayer cho rằng VN đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong việc đảm bảo, nâng cao các quyền con người nói chung, bao gồm giảm nghèo, an ninh kinh tế, y tế công cộng, bình đẳng giới, quyền bình đẳng cho các dân tộc thiểu số và rất nhiều thành tựu khác. GS Thayer trích dẫn Hiến pháp VN năm 2013, Điều 14 Chương II trong đó quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều 15 nêu rõ: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước”.• Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028. Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO Hành trình vượt khó, gặt hái nhiều kỳ tích Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ năm 2018 đã nhận xét Việt Nam đã có những bước tiến nhanh chóng dù từng gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu những năm 1980. bình tăng từ 70,5 lên 75 tuổi trong giai đoạn 1990-2022. Chỉ số bao phủ y tế toàn dân của VN hiện ở mức 73, cao hơn trung bình khu vực và toàn cầu. 93% dân số được thụ hưởng dịch vụ BHYT tính đến năm 2023. Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, VN nổi lên như một hình mẫu thành công trong việc phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh. Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định thành công của VN trong việc kiểm soát đại dịch và phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế nhờ cách tiếp cận sớm, chủ động, minh bạch, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Chính phủ. Nhìn một cách toàn diện, Đại sứ Cuba tại VN - ngài Rogelio Polanco Fuentes nhận định các chỉ số phát triển con người - đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế và an sinh xã hội - cùng với những thành quả trong công cuộc giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong những năm qua, là minh chứng cho quyết tâm của lãnh đạo VN trong việc đặt con người làm trung tâm của tiến trình chuyển mình kinh tế - xã hội của đất nước. “Cách thức VN hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong quá trình đổi mới đã trở thành hình mẫu đáng tham khảo cho thế giới. Đồng thời, những mục tiêu phát triển đầy khát vọng mà VN đề ra trong thời gian tới - dù còn không ít thách thức phía trước - sẽ đạt được bằng tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường, đã trở thành bản sắc lịch sử của dân tộc anh hùng này” - Đại sứ Fuentes nhận định. Bà Julia Babcock, nhà sáng lập tổ chức tư vấn New Rose City Consult (bang Oregon, Mỹ), có kinh nghiệm làm việc ở VN từ năm 2011 thông qua các sáng kiến của USAID (Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ) và liên kết Chính phủ Việt - Mỹ, tâm tình rằng trải nghiệm ở VN giúp bà hiểu hạnh phúc theo một cách hoàn toàn khác. “Ở phương Tây, người ta thường đồng nhất hạnh phúc với tiêu dùng hoặc thành tích - đôi khi vô thức. Ở VN, tôi nhận ra niềm vui thường bắt nguồn từ sự hiện diện trọn vẹn, khi con người thực sự kết nối với nhau trong từng khoảnh khắc. Ở VN, hạnh phúc không phải khái niệm trừu tượng mà là những hành động giản dị thường ngày: Lời mời ăn cơm, một câu chuyện kể, hay sự quan tâm âm thầm. Và tôi tin, chính điều đó đã đưa VN lên vị trí cao trong bảng xếp hạng hạnh phúc toàn cầu”. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025 do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững Liên hợp quốc công bố nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20-3), VN tăng tám bậc, xếp hạng 46 - vị trí cao nhất kể từ khi báo cáo ra đời năm 2012, chỉ đứng sau Singapore tại khu vực Đông Nam Á.• sự kiện này, báo Pháp Luật TP.HCM gửi đến quý bạn đọc loạt bài viết nhìn lại hành trình nửa thế kỷ qua của Việt Nam dưới góc nhìn của bạn bè quốc tế từ ba lát cắt tiêu biểu: Đời sống người dân, sức bật của nền kinh tế và vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong các cơ chế đa phương và song phương. Nhân dân Cuba tự hào về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với VN, các lãnh tụ của chúng ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro Ruz khởi xướng và về một lịch sử đấu tranh cao quý mà hai dân tộc cùng chia sẻ. Vì vậy, chúng tôi ngưỡng mộ trí tuệ, sự sáng tạo và quyết tâm mà nhiều thế hệ lãnh đạo VN đã thể hiện khi dẫn dắt nhân dân vượt qua những hoàn cảnh lịch sử phức tạp, đạt được những thành tựu độc lập, giải phóng, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời đại đất nước vươn mình phát triển đặt ra những thách thức quan trọng nhưng nhân dân VN sẽ một lần nữa vượt qua tất cả”. Đại sứ Cuba tại VN ROGELIO POLANCO FUENTES Họ đã nói

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==