7 Thời sự - Thứ Hai 28-4-2025 L.THOA - H.GIANG Sáng 27-4, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm (2023-2025) đã khai trương Trung tâm Báo chí lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lễ khai trương được tổ chức ở Hội Nhà báo TP.HCM, ngay sau chương trình tổng duyệt lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành. Tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tác nghiệp Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết những hoạt động chuẩn bị cho buổi lễ mít-tinh diễn ra vào sáng 30-4 tại TP.HCM đã, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và bạn bè quốc tế. Theo ông Được, các “binh chủng báo chí” đã góp phần rất quan trọng trong việc ghi nhận, truyền tải và lan tỏa không khí này đến nhân dân cả nước, tạo hiệu ứng tích cực trên các nền tảng truyền thông - báo chí cả trong nước và ngoài nước. Qua đó, góp phần làm sống dậy những khoảnh khắc hào hùng lịch sử và thể hiện sự quyết tâm của cả nước trong tâm thế bước vào kỷ nguyên mới. Chủ tịch Nguyễn Văn Được cho biết lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, mạnh mẽ của báo chí cả nước và quốc tế. Đã có 169 PV quốc tế của 39 hãng thông tấn báo chí và 17 quốc gia; hơn 630 PV của 81 cơ quan báo chí trong nước đăng ký tác nghiệp tại lễ kỷ niệm này. “Chính vì vậy, việc tiếp đón, tạo điều kiện để đội ngũ PV, biên tập viên truyền tải những thông tin, hình ảnh về buổi lễ đến đồng bào cả nước và nhân dân thế giới, có ý nghĩa hết sức quan trọng” - ông Nguyễn Văn Được nhấn mạnh. Chủ tịch TP.HCM khẳng định việc khai trương Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đặt tại trụ sở Hội Nhà báo TP.HCM - ngay cạnh khu vực tổ chức lễ mít-tinh và diễu binh, diễu hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các PV, biên tập viên di chuyển tác nghiệp. Chủ tịch Nguyễn Văn Được đề nghị báo chí thể hiện tính chân thực, đúng ngữ cảnh và đảm bảo thông điệp truyền tải; phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và phục vụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, TP.HCM nói riêng. “Chúc các bạn luôn giữ tâm sáng, lòng trong, bút sắc, góp phần lan tỏa giá trị tốt đẹp của một Việt Nam yêu chuộng hòa bình và một TP.HCM thân thiện, hào sảng, tôn trọng truyền thống, hướng tới tương lai. Chúc các bạn có những trải nghiệm sâu đậm, ấn tượng trong những ngày lịch sử thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam” - người đứng đầu chính quyền TP.HCM chia sẻ. Đề cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế Ông Lê Hải Bình, Thứ trưởng thường trực Bộ VH-TT&DL, Giám đốc Trung tâm Báo chí đại lễ 30-4, cho biết Trung tâm Báo chí sẽ là nơi Lãnh đạo Trung ương, TP.HCM bấm nút khánh thành Trung tâm Báo chí lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: HOÀNG GIANG thân thiết, gắn bó với đội ngũ PV báo chí trong những ngày sôi nổi. Đây còn là nơi tổ chức điều hành, hướng dẫn các hoạt động báo chí liên quan đến lễ kỷ niệm; cung cấp thông tin về lễ kỷ niệm, dịch vụ phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của PV và xử lý các yêu cầu hoạt động báo chí của PV. “Thông qua báo chí, những ngày qua, lực lượng diễu binh, diễu hành đã đi trong vòng tay nhân dân” - ông Bình chia sẻ. Ông Lê Hải Bình cho biết sẽ tạo điều kiện cho PV đưa tin theo đúng mục tiêu, đảm bảo an ninh, an toàn. Ông cũng mong PV quan tâm tuyên truyền tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt là thành tựu nổi bật trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như TP.HCM; giới thiệu đất nước, con người Việt Nam, nhằm tranh thủ tốt nhất sự quan tâm của thế giới và đề cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Ông mong PV, biên tập viên tiếp tục vai trò xung kích, phối hợp với Ban Tổ chức đưa tin nhanh chóng, chính xác, tuân thủ các quy định về an ninh…• Đã có 169 phóng viên quốc tế của 39 hãng thông tấn báo chí và 17 quốc gia; hơn 630 phóng viên của 81 cơ quan báo chí trong nước đăng ký tác nghiệp tại lễ kỷ niệm này. Phát hành bộ tem đặc biệt Trong khuôn khổ buổi lễ, Ban Tổ chức đã phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”và triển lãm trang nhất ngày 30-4 của báo Nhân Dân các năm 1975, 1980, 1985, 1990, 1995, 2000, 2005, 2010, 2015 và 2020. Khai trương trung tâm báo chí hoạt động tại lễ kỷ niệm Ông Lê Hải Bình, Thứ trưởng thường trực Bộ VH-TT&DL, Giám đốc Trung tâm Báo chí đại lễ 30-4, nhìn nhận thông qua báo chí, những ngày qua, lực lượng diễu binh, diễu hành đã đi trong vòng tay nhân dân. Luật và đời Đặt tên xã, phường mới: Từ lắng nghe đến đồng thuận Để nói về giá trị của tư duy phản biện và nghệ thuật lắng nghe, thầy tôi thường mang câu chuyện “Định nghĩa con người của Plato” ra dẫn chứng. Sinh thời, Plato (còn gọi là Platon, triết gia nổi tiếng người Hy Lạp cổ đại) có mở một ngôi trường ở thành Athens. Một lần nọ, các học trò đã nhờ ông đưa ra một định nghĩa nói về con người. Plato suy nghĩ một chút rồi chốt như sau: “Con người là động vật có hai chân và không có lông”. Định nghĩa này đã nhanh chóng lan truyền khắp thành Athens và được tất cả các giới từ bình dân cho đến quý tộc hết lời khen ngợi, vì định nghĩa rất ngắn gọn và sát ý. Ngày hôm sau, Diogenes - một lão ăn mày nổi tiếng có tư tưởng khuyển nho đã bắt một con gà vặt sạch lông đến ném vào trường học của Plato rồi hét lên rằng: “Đây chính là con người của Plato”… Mấy ngày sau, Plato đã cho thay đổi định nghĩa về con người mà mình đã đưa ra trước đó. Phần lớn những người biết câu chuyện này đều tập trung chú ý và dành sự ngưỡng mộ cho Diogenes, vì ông ấy dám nói ra sự thật, đồng thời người ta thường cười cợt Plato. Hiếm có ai nghĩ về giá trị đỉnh cao của Plato trong câu chuyện này. Thứ mà một con người có quyền lực và địa vị khó chiến thắng nhất chính là cái tôi và lòng kiêu hãnh của chính họ. Rõ ràng, Plato là một cây đại thụ không chỉ ở Athens mà còn là đỉnh cao ở thời mà ông sống… Nhưng sau khi được Diogenes chỉ ra cái dễ dãi của mình, dù cách phản biện của Diogenes rất thiếu tế nhị và khó nghe, Plato vẫn sẵn sàng lắng nghe và thay đổi. Trước khi biết câu chuyện này, tôi kính nể Plato vì tài năng của ông ấy; sau khi biết câu chuyện này, tôi còn kính trọng thêm nhân cách của ông. Điều này cũng tương tự như các lãnh đạo ở địa phương sẵn sàng thu thập, lắng nghe tiếng lòng của người dân và cả phản biện của giới trí thức trong việc số hóa tên xã, phường. Tôi biết trong số này có những phản biện không hề dễ nghe… Nhưng các nhà lãnh đạo đã sẵn sàng thay đổi dựa trên tính hợp lý trong việc tư duy phản biện của xã hội dành cho mình. Rất nhiều địa phương đã chọn việc “số hóa” nhưng tính đến nay, cũng đã không ít địa phương lắng nghe ý kiến người dân để thay đổi. TP.HCM là đơn vị đi đầu và thành công nhất trong việc đặt tên xã, phường mới với những địa danh mang đầy dấu ấn văn hóa, gắn kết cả hành trình phát triển vùng đất này. Điều đó đã được Tổng Bí thư Tô Lâm khen ngợi. Từ đây, tiếp nối TP.HCM, nhiều địa phương đã mạnh dạn thay đổi cách làm khi dùng tên địa danh đậm chất lịch sử - văn hóa để đặt tên cho xã, phường, thay cho số hóa. Cần nhắc lại rằng Quyết định 759/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ban hành ngày 14-4) đã nêu rõ năm nguyên tắc khi đặt tên cho các đơn vị hành chính sau sắp xếp. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên là “việc đặt tên cho đơn vị hành chính sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa”. Các nguyên tắc còn lại cũng nêu rõ là phải tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân địa phương, góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của nhân dân đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp... Còn việc nghiên cứu đặt tên đơn vị của xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin (như gợi ý của Bộ Nội vụ, theo kiểu “tên huyện cũ + số thứ tự”) là nguyên tắc cuối cùng trong Quyết định 759/QĐ-TTg. Tức là quy định hiện hành không bắt buộc các địa phương phải đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp theo cách đánh số thứ tự. Tôi tin rằng các lãnh đạo ở một số tỉnh lấy tên huyện và TP rồi số hóa để đặt tên cho các xã, phường mới đều có lý do và mục tiêu tốt đẹp. Mục đích đầu tiên có thể đến từ việc mong muốn giữ lại tên huyện và TP trước đây; thứ hai là đến từ việc trung hòa giữa các xã, phường bị sáp nhập, để tránh những ý kiến ý cò “tại sao lại lấy tên của xã anh đặt cho xã mới mà không lấy tên xã tôi”… Ngoài ra, việc này còn xuất phát từ việc số hóa để giúp quản lý dễ dàng theo hệ thống sau này. Tuy nhiên, xét ở mọi góc độ, việc số hóa tên xã, phường sẽ mất nhiều hơn được, vì địa danh mang nặng yếu tố văn hóa, lịch sử nó không chỉ có giá trị tinh thần mà còn có giá trị vật chất… Những địa danh lâu đời mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa ngoài việc lưu giữ, kết nối truyền thống xưa - nay thì xét ở góc độ kinh tế, nó còn có giá trị phát triển du lịch. Ở nhiều nơi, người ta phát triển du lịch bằng những câu chuyện “ngày xửa, ngày xưa” đính kèm; thậm chí có nơi không có câu chuyện hấp dẫn nào nhưng người ta vẫn cố bịa ra chuyện gì đó để kể cho du khách. Ở ta, gắn với mỗi tên đất, tên làng đều có những câu chuyện vô cùng sinh động, hấp dẫn; vì vậy chúng ta cần tận dụng thế mạnh này trong khai thác du lịch. Có thể nói việc lãnh đạo các địa phương lắng nghe ý kiến của dân trong đặt tên xã, phường là ví dụ sinh động về quan niệm “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Sự đồng thuận có được thông qua tương tác, trao đổi, phản biện là sự đồng thuận tuyệt vời và là nền tảng quan trọng hướng đến sự phát triển bền vững của tương lai đất nước. DƯƠNG ANH VŨ thoisu@phapluattp.vn (Tiếp theo trang 1)
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==