093-2025

9 kinhtedothi@phapluattp.vn TP.HCM có tỉ lệ 1,5 công trình văn hóa thể thao/vạn dân Sở VH&TT nhìn nhận sự phát triển của các thiết chế VHTT vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. TP.HCM là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, tuy nhiên sự phát triển của các công trình VHTT chỉ khoảng 1,5 công trình/vạn dân; định mức chỉ tiêu quy hoạch xây dựng vẫn còn thấp, không gian công cộng bị thu hẹp, quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế VHTT là 2.826 ha (đạt tỉ lệ 1,35% quỹ đất của TP)... TP đang đối diện với thực trạng một số thiết chế văn hóa công lập do xây dựng từ trước năm 1975, sau này bàn giao cho các đơn vị sự nghiệp văn hóa cải tạo lại để sử dụng đã lạc hậu, xuống cấp và chưa đáp ứng được các tiêu chí, điều kiện theo quy định. TP vẫn đang thiếu những công trình lớn, xứng tầm để tổ chức các chương trình biểu diễn hàn lâm, đẳng cấp. của Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công... Về kêu gọi xã hội hóa, Sở VH&TT nhận định việc thực hiện dự án PPP trong lĩnh VHTT là cơ chế, chính sách đột phá vượt trội tại Nghị quyết 98 nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn phải làm theo quy trình thủ tục hiện hành nên mất nhiều thời gian, các quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, điều chỉnh. Lĩnh vực VHTT vẫn chưa có được sự ưu đãi về thuế để thu hút doanh nghiệp đầu tư. “Việc triển khai các dự án đối tác công tư (PPP) dù mang lại nhiều tiềm năng, vẫn đang gặp phải một số khó khăn và vướng mắc như các quy định pháp luật liên quan đến PPP còn nhiều bất cập, thiếu tính nhất quán, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ. Chưa có nhiều cơ chế bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là trong trường hợp dự án không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Quy trình thủ tục phải trải qua nhiều bước, mất nhiều thời gian thực hiện” - Sở VH&TT cho biết. Mặt khác, nhiều chính sách ưu đãi, mang tính đặc thù chỉ ghi nhận mang tính nguyên tắc, còn phụ thuộc vào các pháp luật chuyên ngành khác như đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch... Các dự án VHTT khó đo lường hiệu quả ngay lập tức, doanh thu không ổn định, khả năng sinh lời chưa cao, thường có thời gian thu hồi vốn khá dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan như biến động kinh tế, chính trị, xã hội. Trình tự thủ tục thực hiện các dự án PPP tương đối phức tạp (phải trải qua ít nhất năm giai đoạn). Quyết liệt đầu tư các công trình văn hóa thể thao Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nam Nhân, Phó Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM, cho biết sở đang lên kế hoạch để tiếp tục có thêm nhiều công trình phục vụ nhu cầu tập luyện, tổ chức sự kiện TDTT trong thời gian tới. “Sở kỳ vọng các công trình thể thao sẽ tiếp tục được tạo điều kiện phát triển, xây dựng nhiều hơn trong thời gian tới. Hy vọng các cấp lãnh đạo cũng như người dân hiểu thêm được tầm quan trọng của các công trình TDTT, từ đó giúp việc đề xuất xây dựng, phát triển các thiết chế thể thao trong tương lai được thuận lợi hơn. Sắp tới, Sở VH&TT sẽ tiếp tục triển khai các dự án như Trung tâm TDTT Hoa Lư, nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, câu lạc bộ bơi lặn… Đồng thời, sở cũng sẽ quyết liệt thực hiện dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng, dự kiến khởi công trong năm 2026” - ông Nhân nói. Sở VH&TT cũng nêu ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công như tập trung đầu tư, xây dựng các công trình VHTT đa năng, hiện đại; chú trọng tôn tạo, nâng cấp các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đình, NHẬT ÁNH Mới đây, Sở VH&TT TP.HCM đã có báo cáo gửi HĐND TP.HCM về việc giám sát chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả đầu tư công và kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa - thể thao (VHTT) trên địa bàn TP.HCM. Vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc Trong giai đoạn 2021-2025, Sở VH&TT trực tiếp quản lý triển khai 40 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10.731 tỉ đồng. Trong đó, các dự án được giao lập nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn trung hạn 2021-2025 là 21 dự án đầu tư mới (hơn 8.600 tỉ đồng). Theo đó, ngành VHTT có 23 dự án để thực hiện kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Trong đó có các công trình trọng điểm tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao (TDTT) TP tại khu Trường đua Phú Thọ, Khu liên hợp TDTT quốc gia Rạch Chiếc, Nhà hát Bến Thành... Hồi tháng 10-2024, thông qua Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực VHTT, đến nay đã có 10 nhà đầu tư quan tâm, đề xuất thực hiện đối với 14 dự án trọng điểm của ngành. Trong đó có năm dự án thuận lợi được đề xuất ưu tiên đầu tư trước gồm: Dự án xây dựng mới Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật lao động A-B, dự án xây dựng mới Nhà hát Gia Định, xây dựng mới Trung tâm Văn hóa TP.HCM, xây dựng Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật TP.HCM tại khu đô thị Thủ Thiêm, Xây dựng mới Trung tâm VHTT đa năng TP.HCM tại huyện Cần Giờ. Bên cạnh đó, công tác đầu tư tu bổ di tích mất nhiều thời gian do phải thực hiện nhiều quy định hiện hành Khu vực dự kiến làm Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc. Ảnh: NGUYỄN TIẾN chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa... Về giải pháp thúc đẩy xã hội hóa, xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, các quy chế để huy động tối đa các nguồn lực nguồn vốn cho hoạt động tu bổ tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa. Áp dụng các mức thuế suất ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực VHTT. Hỗ trợ vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư. Rút gọn các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, cho thuê đất với giá ưu đãi hoặc miễn phí cho các dự án có ý nghĩa xã hội cao... Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động VHTT phát triển. Bên cạnh đó, Sở VH&TT đề xuất TP sớm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Khu liên hợp TDTT quốc gia Rạch Chiếc (quy mô 186,78 ha) để có cơ sở đầu tư xây dựng các công trình với mục tiêu tập luyện và thi đấu thể thao, đảm bảo sự nghiệp phát triển TDTT TP.• Sở VH&TT đề xuất TP sớm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc để có cơ sở đầu tư xây dựng các công trình với mục tiêu tập luyện và thi đấu, đảm bảo sự nghiệp phát triển thể dục thể thao TP. Thông tin với Pháp Luật TP.HCM ngày 27-4, đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết với vai trò chủ đầu tư, VEC đã hoàn tất việc lựa chọn nhà thầu cho gói thầu J3-1 (cầu Phước Khánh) thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Gói thầu này bao gồm thi công phần khối lượng còn lại của gói J3 - một trong những hạng mục quan trọng của dự án. Liên danh Công ty CP Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam - Công ty TNHH Freyssinet Việt Nam là đơn vị trúng thầu với giá trị hợp đồng hơn 635 tỉ đồng, thời gian thi công dự kiến kéo dài 450 ngày. Theo thông tin từ lãnh đạo VEC, đến thời điểm này, nhà thầu đã huy động đầy đủ nhân lực, máy móc, thiết bị và sẵn sàng triển khai thi công ngay từ ngày 1-5. Trước đó, VEC đã tổ chức đấu thầu, tìm nhà thầu thi công gói thầu J3-1 (thực hiện phần việc còn lại của cầu dây văng Phước Khánh đã được VEC chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu cũ). Đây cũng chính là nút thắt cuối cùng của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, khiến toàn bộ dự án phải dời thời gian hoàn thành đồng bộ sang tháng 9-2026. VEC đã phát hành hồ sơ mời thầu gói thầu J3-1 vào ngày 18-7-2024, gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi, thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến là 15 tháng. Thời điểm chấm dứt hợp đồng, sản lượng thi công gói thầu J3 đạt gần 81%. Cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu (Đồng Nai), khởi công ngày 18-7-2015, là cầu dây văng với tĩnh không thông thuyền 55 m, thuận tiện cho luồng hàng hải tàu biển cập cảng TP.HCM. Cầu rộng gần 22 m, bốn làn xe, hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 80 km/giờ, giai đoạn hoàn chỉnh là 100 km/giờ. Cầu đã hoàn thành hơn 80% khi tạm ngừng thi công để chờ nhà thầu. Việc thông xe toàn bộ tuyến cao tốc để kết nối Long An - TP.HCM - Đồng Nai phụ thuộc rất lớn vào thời gian hoàn thành cầu Phước Khánh. NHƯ NGỌC Nhiều công trình thể dục thể thao ở TP.HCM sắp được đầu tư xây dựng Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc... và nhiều công trình khác đang được TP.HCM gỡ vướng, quyết liệt triển khai đầu tư. Cầu Phước Khánh trên cao tốc Bến Lức - Long Thành sắp thi công lại Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng dự kiến khởi công vào năm 2026. Ảnh: BẢO PHƯƠNG

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==