094-2025

11 Kinh tế - Thứ Ba 29-4-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Theo số liệu thống kê, quý I-2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 31,4 tỉ USD, tăng 22% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 4,1 tỉ USD, tăng 21%, điều này thể hiện cơ cấu ngoại thương mang tính bổ trợ giữa hai nước. Tiêu điểm AN HIỀN Ngày 28-4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Chủ đề của cuộc giao ban lần này tập trung vào các giải pháp chủ động thích ứng với chiến tranh thương mại và chính sách thuế đối ứng của Mỹ. USTR mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán Cập nhật tình hình về chính sách thuế đối ứng của Mỹ, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại tại Mỹ, cho biết căng thẳng thương mại đang gia tăng sau khi Mỹ áp thuế 10% lên hầu hết các quốc gia và đe dọa mức thuế 20% với hàng hóa EU, dù đã tạm hoãn 90 ngày để đàm phán. Đặc biệt, Mỹ đã áp mức thuế cao lên tới 145% với hàng hóa Trung Quốc, buộc các doanh nghiệp nước này phải tìm cách chuyển luồng xuất khẩu sang các thị trường ngoài Bắc Mỹ để bù đắp phần thị phần bị mất tại thị trường Mỹ. Cũng theo ông Hưng, các tập đoàn hàng tiêu dùng bán lẻ hàng đầu của Mỹ, trong đó có Walmart, Target đang thu mua nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 30%. Trong cuộc gặp với Tổng thống Trump, họ đã bày tỏ lo ngại rằng chính sách thuế quan đang tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng và gây áp lực tăng giá. Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho biết nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ vẫn thể hiện sự ủng hộ và tin tưởng Việt Nam sẽ đạt được thỏa thuận với Mỹ, thông qua gỡ bỏ mức thuế đối ứng. Các doanh nghiệp cũng cân nhắc tham dự sự kiện thu mua quốc tế do Bộ Công Thương tổ chức trong tháng 9-2025 tại Việt Nam. Theo thông tin từ ông Hưng, Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ (USTR ) đã đăng tải thông cáo báo chí về kết quả cuộc điện đàm giữa Việt Nam và Mỹ chỉ một ngày sau cuộc họp. Đồng thời, phía Mỹ nghiêm túc xem xét đề xuất họp song phương, cũng như mời đoàn công tác liên ngành của Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này. Nỗ lực ngoại giao để xử lý vấn đề thuế đối ứng Theo các báo cáo đánh giá, phân tích, ngành điện tử của Việt Nam, bao gồm các nhà sản xuất lớn như Samsung, Intel và LG là các tập đoàn xuất khẩu nhiều sang Mỹ, có thể ảnh hưởng đáng kể khi Mỹ áp dụng mức thuế cao. Các doanh nghiệp có thể buộc phải đánh giá lại chiến lược sản xuất toàn cầu của mình, chuyển một phần sản xuất sang các quốc gia không phải chịu mức thuế cao. Các ngành dệt may, giày dép, mức thuế đối ứng cao có thể dẫn đến giảm đơn hàng từ các thương hiệu và nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Nikes và Adidas. Suy giảm nhu cầu có thể dẫn đến cắt giảm sản xuất đáng kể, ảnh hưởng đến việc làm của người lao động Việt Nam. Các ngành xuất khẩu đáng chú ý khác bao gồm nội thất, thủy sản và sản phẩm nông nghiệp, cũng được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng bởi mức thuế đối ứng cao. Đề xuất một số giải pháp, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại tại Mỹ, kiến nghị cần tăng cường nỗ lực ngoại giao, các cuộc đàm phán để vận động xử lý vấn đề thuế đối ứng. Đồng thời tiếp tục triển khai lộ trình cụ thể để Việt Nam bảo vệ lợi ích thương mại trước các biện pháp thuế quan tiềm tàng từ chính quyền Tổng thống Trump. Tăng cường hợp tác chiến lược với Mỹ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong quan hệ song phương giữa hai nước. Công nhân làm việc tại một công ty may ở TP.HCM. Ảnh: NGUYỆT NHI Phía Mỹ mời Việt Nam họp khởi động đàm phán thuế quan trong tuần này Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ cho biết phía Mỹ đã mời đoàn công tác liên ngành của Việt Nam sang họp khởi động đàm phán về thuế đối ứng trong tuần này, ngay trong thời gian nghỉ lễ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua các FTA nhất là các FTA thế hệ mới; kích thích nhu cầu nội địa thông qua các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước để bù đắp cho sự suy giảm tiềm tàng trong giảm xuất khẩu. Ba khó khăn của doanh nghiệp Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết dệt may là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn từ thuế đối ứng của Mỹ. Về nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may, hiện mỗi năm nhập 24,8 tỉ USD, chủ yếu từ Trung Quốc với 62%. Do vậy khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc xảy ra, dệt may Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn, vì đây đều là thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất. “Trong 50 doanh nghiệp lớn nhất xuất khẩu sang Mỹ, có trên 30 doanh nghiệp là đầu tư nước ngoài. Nghĩa là nếu chúng ta không đàm phán được mức thuế phù hợp thì sẽ rất khó khăn vì số doanh nghiệp này sẽ hạn chế, thu hẹp sản xuất hoặc rút khỏi thị trường Việt Nam” - ông Cẩm thông tin. Tuy nhiên, ông Cẩm cho rằng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp dệt may thay đổi. Vì trước đây các doanh nghiệp hay tập trung vào các thị trường dễ tính, dễ khai thác. Do vậy với bối cảnh hiện nay sẽ tạo áp lực để doanh nghiệp thay đổi, từ chiến lược phát triển đến phương thức xuất khẩu, tự chủ nguyên vật liệu, phát triển thương hiệu để làm ăn lâu dài. Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết hiện thủy sản Việt Nam cũng nằm trong top 10 xuất khẩu chủ lực thủy sản vào Mỹ. Ngoại trừ Trung Quốc thì tám quốc gia còn lại có mức thuế chỉ 10%-30%, còn chúng ta dự kiến 46%. “Chúng ta có ba tháng để chạy đua đàm phán thuế đối ứng. Dù rất tin tưởng vào chương trình làm việc của Chính phủ nhưng các doanh nghiệp thủy sản vẫn có các lo ngại” - ông Nam nói. Theo ông Nam, đến nay các doanh nghiệp còn gặp một số khó khăn. Thứ nhất, vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể của cơ quan hải quan và biên phòng Mỹ về thuế đối ứng. Do vậy các doanh nghiệp đang bảo nhau cố gắng xuất hàng càng nhanh càng tốt. Thứ hai, nếu chúng ta đàm phán thuận lợi nhưng căng thẳng Mỹ - Trung Quốc vẫn gia tăng thì sẽ xuất hiện quan ngại tình trạng lượng hàng Trung Quốc đang xuất khẩu bình thường sang Mỹ nay không xuất được sẽ đi đâu? “Khi dư lượng hàng lớn như vậy sẽ dẫn đến tình huống Trung Quốc giảm nhập của Việt Nam, đồng thời đưa hàng sang các nước khác mà Việt Nam đang xuất khẩu, gây thêm sức ép cạnh tranh” - ông Nam nói. Thứ ba là vấn đề logistics. Ông Nam cho hay các doanh nghiệp đang nhận được thông tin đến ngày 14-10, Mỹ đang có chính sách tính phí với các lô hàng được vận chuyển trên các con tàu được đóng tại Trung Quốc cập cảng vào Mỹ.• Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ vẫn thể hiện sự ủng hộ và tin tưởng Việt Nam sẽ đạt được thỏa thuận với Mỹ, thông qua gỡ bỏ mức thuế đối ứng. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước Các doanh nghiệp cũng nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước; tăng cường khả năng phục hồi và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu thô, thúc đẩy xuất khẩu với hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong nước sẽ góp phần nâng cao khả năng phục hồi của nền kinh tế trước các cú sốc bên ngoài. Do các quốc gia bị áp thuế có thể tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại, gây áp lực cạnh tranh lớn hơn cho thị trường Việt Nam, việc hợp tác đầy đủ với phía Mỹ trong quá trình cung cấp thông tin cho các vụ kiện thương mại cũng là điều quan trọng để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp và tránh các rủi ro pháp lý. Ông ĐỖ NGỌC HƯNG, Tham tán Thương mại tại Mỹ Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành nghị quyết về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế trên địa bàn TP. Đây là dự án mang tính chiến lược, phục vụ lợi ích quốc gia và sự nghiệp phát triển TP. Nghị quyết nêu rõ Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2030 xây dựng và vận hành có hiệu quả Trung tâm tài chính quốc tế; thu hút các đối tác chiến lược, định chế tài chính, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ pháp lý và đơn vị tư vấn luật, kế toán, kiểm toán... quốc tế và trong nước đầu tư và hoạt động. Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm đổi mới, xanh và đầu tư bền vững cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương; trung tâm khu vực về tài trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp; trung tâm thanh toán số và đổi mới sáng tạo dựa trên công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Đà Nẵng đang xin Trung ương cho phép thử nghiệm có kiểm soát một số mô hình mới như tài sản số, tiền số, thanh toán, chuyển tiền kỹ thuật số, thu hút các quỹ đầu tư, quỹ kiều hối, công ty quản lý quỹ vừa và nhỏ. Giai đoạn 2025-2030, Đà Nẵng thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng cứng và hạ tầng mềm tại trung tâm tài chính gắn với khu thương mại tự do và các dự án động lực, trọng điểm đường sắt đô thị, không gian lấn biển tại vịnh Đà Nẵng. TẤN VIỆT Đà Nẵng ra nghị quyết về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==