094-2025

9 8 Đô thị - Thứ Ba 29-4-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Q.HUY - P.MINH Chia sẻ với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Phạm Thanh Trực, Phó Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất (KCX) và công nghiệp TP.HCM (HEPZA), đã có những trao đổi cụ thể về tiềm năng, tiến độ và giải pháp thúc đẩy mô hình khu công nghiệp (KCN) sinh thái tại TP.HCM. Tiềm năng và vai trò chiến lược của KCN sinh thái . Phóng viên: Thưa ông, những yếu tố nào khiến TP.HCM có tiềm năng đặc biệt trong việc phát triển mô hình KCN sinh thái so với các địa phương khác? + Ông Phạm Thanh Trực: Ngày 8-5-2020, Bộ KH&ĐT đã ban hành quyết định phê duyệt văn kiện dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu” do UNIDO và SECO tài trợ. KCN Hiệp Phước của TP.HCM được chọn thí điểm giai đoạn 1 và đã có báo cáo tổng kết vào tháng 7-2024. Ban quản lý dự án (trước thuộc Bộ KH&ĐT, hiện nay do Bộ Tài chính quản lý) chọn TP.HCM vì những đặc trưng nổi bật như đây là nơi có KCX Tân Thuận hoạt động hiệu quả hơn 20 năm; là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề; có đội ngũ trí thức sẵn sàng tiếp cận công nghệ hiện đại và nguồn lao động tay nghề cao. Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia đông đảo trong lĩnh vực môi trường sẽ giúp việc nghiên cứu, đánh giá mô hình thí điểm tại KCN Hiệp Phước được đầy đủ. Qua đó có cơ sở vững chắc để xây dựng cơ chế, chính sách trong tương lai, hiệu quả hơn so với các địa phương khác. . Việc phát triển KCN sinh thái có vai trò như thế nào trong bối cảnh TP.HCM hướng tới mục tiêu trở thành đô thị thông minh? + Trong định hướng phát triển KCXKCN, ban quản lý khi cấp phép sẽ ưu tiên các ngành có công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường, không tiếp nhận các ngành có nguy cơ ô nhiễm cao, đồng thời từng bước chuyển đổi các doanh nghiệp (DN) hiện hữu theo hướng hạn chế và tiến tới không còn ô nhiễm. Việc áp dụng công nghệ thông tin để giám sát xả nước thải, khí thải qua các trạm quan trắc tự động, liên tục tại các trạm là một phần quan trọng. Đồng thời, thiết lập các nền tảng trao đổi thông tin như trung tâm trao đổi chất thải, giúp DN có thông tin về cộng sinh công nghiệp. Từ đó giảm phát thải và tăng khả năng Giải pháp kiến tạo hệ thống khu công nghiệp sinh thái tại TP.HCM QUANG HUY - PHƯƠNG MINH Biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu rõ nét, làn sóng tăng trưởng xanh đang tái định hình kinh tế toàn cầu. Việc phát triển khu công nghiệp (KCN) sinh thái đã trở thành yêu cầu cấp bách với TP.HCM. Không chỉ là giải pháp ứng phó với ô nhiễm và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, KCN sinh thái còn là đòn bẩy chiến lược giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, củng cố vị thế TP như một trung tâm kinh tế - công nghệ hiện đại, văn minh. Từ áp lực thị trường đến chiến lược của TP Trong khuôn viên sản xuất rộng hàng hecta, Công ty CP Thực phẩmAgrex Saigon, một tên tuổi quen thuộc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản và châu Âu, đã dành một phần diện tích đáng kể để đầu tư vào một hạng mục đặc biệt: Hệ thống xử lý nước thải hiện đại. Mục tiêu của dự án là tái chế nguồn nước đã qua sử dụng trong sản xuất, biến nước thải thành nước sạch đạt chuẩn trước khi trả lại môi trường. Ông Phạm Hải Long, Tổng Giám đốc công ty, chia sẻ: “Ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả, sử dụng rất nhiều nước trong các công đoạn. Thay vì xả thẳng nước thải ra môi trường, chúng tôi thu gom toàn bộ vào các bể lắng sơ cấp, sau đó đưa qua hệ thống lọc đa tầng gồm lọc cơ học, lọc sinh học và các công nghệ xử dự án KCN thế hệ mới - thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng công nghệ cao và từng bước sàng lọc, không chấp nhận những dự án tiêu tốn tài nguyên, gây ô nhiễm”. TP cũng đang nghiên cứu thí điểm các mô hình cụm công nghiệp sinh thái, tăng tỉ lệ tuần hoàn tài nguyên và khuyến khích liên kết chuỗi giữa các DN trong cùng khu vực. Từ một hệ thống xử lý nước thải của DN đến định hướng quy hoạch tầm TP, có thể thấy yêu cầu bảo vệ môi trường đã và đang trở thành trục chính trong cả sản xuất và quản trị đô thị. Trái ngọt từ mô hình xanh là động lực cho chuyển đổi Nhìn từ góc độ ngành hàng, trường làm việc xanh, an toàn cho người lao động. Đây chính là các tiêu chí cốt lõi để định hình nên các KCN sinh thái theo chuẩn quốc tế hiện nay. Điều đặc biệt và cũng là động lực mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi chính là những trái ngọt kinh tế mà các DN tiên phong gặt hái được. Ông Quốc Anh bật mí: “Khi DN đầu tư nghiêm túc vào sản xuất xanh, sản phẩm của họ xuất khẩu, nhất là vào các thị trường khó tính, thường bán được giá cao hơn hẳn so với sản phẩm thông thường. Lý do là hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xanh và yêu cầu khắt khe về bền vững, tuần hoàn của các nhà mua hàng lớn”. Từ góc độ là nhà phát triển mô hình KCN sinh thái, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền, cho rằng: “Bản chất của một KCN sinh thái còn ở khả năng liên kết, tận dụng chất thải của DN này làm nguyên liệu đầu vào cho DN khác trong cùng hệ sinh thái. Chúng tôi đã chứng kiến mô hình thành công nhất thế giới về cộng sinh công nghiệp tại Kalundborg (Đan Mạch), nơi các DN chia sẻ tài nguyên, năng lượng, chất thải theo cách cực kỳ hiệu quả và có lợi cho tất cả các bên. Đây là mô hình mà Nam Cầu Kiền đang học hỏi và vận dụng, tạo nên một vòng tuần hoàn khép kín trong sản xuất”. Khi DN thực sự hưởng lợi từ mô hình cộng sinh, họ sẽ chủ động tham gia, cùng xây dựng KCN xanh một cách tự nguyện và bền vững thay vì chỉ bị thúc ép bởi quy định. Khu công nghiệp sinh thái - đòn bẩy cho kinh tế xanh TP.HCM lý tiên tiến khác. Nước đầu ra phải thật sự trong vắt, loại bỏ hoàn toàn tạp chất và vi sinh vật có hại, đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất”. Câu chuyện đầu tư nghiêm túc vào xử lý môi trường như Agrex Saigon không còn là cá biệt. Thực tế cho thấy áp lực tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường tại các khu chế xuất (KCX), KCN ở TP.HCM ngày càng gia tăng. Ông Long thẳng thắn nhìn nhận chính sức ép cạnh tranh quốc tế và yêu cầu khắt khe từ các nhà nhập khẩu lớn đã buộc doanh nghiệp (DN) phải xanh hóa toàn bộ quy trình. Theo các chuyên gia, đây là bước chuyển từ “bị ép buộc” sang “chủ động thích ứng”. Không ít DN đã đầu tư mạnh vào hạ tầng xanh để không chỉ duy trì đơn hàng mà còn nâng tầm thương hiệu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ở tầm quản lý nhà nước, TP.HCM đang định hình một chiến lược mới về phát triển bền vững, trong đó yêu cầu xanh hóa KCN, KCX đang dần trở thành điều kiện bắt buộc. Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh: “Nếu không thay đổi mô hình phát triển công nghiệp hiện nay, TP sẽ không đủ sức chịu tải. Do đó, chúng tôi ưu tiên các ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su Nhựa TP.HCM, đưa thông tin đáng mừng: Nhiều DN ngành nhựa vốn từng chịu nhiều định kiến về tác động môi trường đang có bước chuyển mình tích cực trong hành trình xanh hóa. Không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ quy định, các DN đã đi rất nhanh trong việc ứng dụng giải pháp bền vững một cách thực chất. Họ đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái để tự chủ năng lượng sạch, tối ưu hóa quy trình để tiết kiệm nguyên liệu, giảm phế phẩm, đầu tư công nghệ tái chế ngay tại nhà máy, sử dụng nguyên liệu sinh học thay thế và áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, ít phát thải. Một số còn tìm kiếm cơ hội cộng sinh công nghiệp với DN trong cùng hoặc gần KCN; đồng thời xây dựng môi TS Scott McDonald, chuyên gia chuỗi cung ứng và logistics từ ĐH RMIT Việt Nam, chỉ ra: Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư toàn cầu, việc TP.HCM tiên phong phát triển các KCN sinh thái không chỉ là một cam kết về môi trường mà còn là một chiến lược kinh tế thông minh, tạo ra lực hút mạnh mẽ đối với dòng vốn xanh. Mô hình KCN sinh thái mang lại lợi thế đa chiều. Các KCN sinh thái được chứng nhận có khả năng tiếp cận nguồn tài chính xanh dễ dàng hơn. Đồng thời, sản phẩm từ các DN này sẽ thuận lợi hơn khi tiếp cận những thị trường khó tính như EU, ít bị ảnh hưởng bởi các rào cản như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Không chỉ vậy, đầu tư vào KCN sinh thái giúp DN nâng cao uy tín và xây dựng hình ảnh thương hiệu có trách nhiệm, tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng, đối tác. Đây còn là yếu tố then chốt để củng cố quan hệ cộng đồng, nhận được sự ủng hộ và đặc biệt là thu hút, giữ chân nhân tài thế hệ mới - những người lao động ưu tiên giá trị bền vững. Mối quan hệ hợp tác công - tư sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh và đổi mới sáng tạo. Phát triển khu công nghiệp sinh thái là bước đi chiến lược, cấp thiết giúp TP.HCM ứng phó thách thức môi trường, nâng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư chất lượng cao. Khắc phục tồn tại để tiến tới hệ sinh thái xanh Tiềm năng phát triển của KCN sinh thái rất lớn nhưng hành trình hiện thực hóa không dễ dàng. Năng lực tài chính phục vụ quá trình chuyển đổi xanh vẫn là một thách thức. Mặc dù có nhiều nguồn vốn để huy động nhưng ngay cả những DN tài chính mạnh vẫn chưa sẵn sàng đầu tư lớn cho công nghệ sản xuất xanh. Chuyển đổi xanh không phải là cuộc cách mạng diễn ra trong một sớm một chiều mà là quá trình thay đổi toàn diện trong tư duy quản lý và quy trình sản xuất. Thiết bị công nghệ xanh dù hiệu quả nhưng hiện nay vẫn còn đắt đỏ, chưa phổ biến và khó tích hợp vào hệ thống sản xuất sẵn có, đặc biệt với các DN vừa và nhỏ. Vì vậy, thay vì đầu tư vào thiết bị mới, nhiều DN ưu tiên rà soát, tối ưu hóa quy trình sản xuất hiện tại. Các khoản đầu tư ban đầu tập trung vào kiểm toán năng lượng, tài nguyên, phân tích dòng thải và áp dụng các công cụ quản lý sản xuất tinh gọn (Lean, Kaizen...) để giảm chi phí và tiết kiệm tài nguyên từ gốc. Ông Quốc Anh nhấn mạnh vai trò quan trọng của chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và tin rằng mối quan hệ hợp tác công - tư sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy DN đầu tư vào công nghệ xanh và đổi mới sáng tạo. Đồng tình, ông Điệp cũng chỉ ra chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng một KCN sinh thái đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ cao hơn nhiều so với KCN truyền thống. Nếu không có cơ chế ưu đãi đặc thù cho các nhà đầu tư hạ tầng KCN sinh thái, họ và DN thứ cấp sẽ có xu hướng chọn mô hình KCN truyền thống để tối ưu chi phí. Một vấn đề khác là khung pháp lý hiện hành còn thiếu đồng bộ và cụ thể. Dù Nghị định 35/2022 đã có các định nghĩa và quy định quan trọng về KCN sinh thái nhưng việc triển khai các hoạt động cộng sinh công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia kinh tế và xử lý chất thải hiệu quả hơn, phù hợp với định hướng đô thị thông minh. Những chuyển biến tích cực ban đầu . Việc phát triển thành công KCN sinh thái sẽ đem lại lợi thế nào cho TP.HCM, thưa ông? + Lợi ích rất đa dạng. Đối với các KCN mới được quy hoạch theo hướng sinh thái, việc phân khu chức năng rõ ràng, chủ đầu tư cung cấp đầy đủ tiện ích đồng bộ sẽ định hình quy hoạch chi tiết, rõ ràng, hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với các KCN hiện hữu đang chuyển đổi, khi thu hút đầu tư, ban quản lý sẽ không tiếp nhận các ngành nghề ô nhiễm, từng bước chuyển đổi các ngành hoạt động theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, sản xuất. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế cụ thể như tiết kiệm điện năng, nước, nguyên liệu sản xuất, hóa chất sử dụng… Đồng thời giảm phát thải ra môi trường, góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống. . Ông đánh giá như thế nào về mức độ sẵn sàng của các DN khi tham gia vào mô hình KCN sinh thái? + Các DN đều có sự quan tâm đến mô hình KCN sinh thái. Họ bày tỏ sự sẵn sàng tham gia khi có các văn bản quy định pháp luật và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để triển khai một cách có hiệu quả. Kết quả đạt được trong giai đoạn 1 (2020-2024) của dự án tại KCN Hiệp Phước rất đáng ghi nhận. Kết quả đánh giá cuối kỳ cho thấy mức độ đáp ứng khung quốc tế về KCN sinh thái của KCN Hiệp Phước đã tăng từ 44% (năm 2020) lên 76% (cuối năm 2023). Giai đoạn 2 (2024-2028) của dự án có tên là “Nhân rộng KCN sinh thái để thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam theo chương trình KCN sinh thái toàn cầu”. Vượt qua thách thức, kiến tạo chính sách thúc đẩy . Đâu là thách thức lớn nhất mà TP.HCM phải đối mặt trong quá trình xây dựng các KCN sinh thái? + Chúng ta có một số thách thức đáng kể. Thứ nhất, đối với các KCN hiện hữu, việc đảm bảo tỉ lệ tối thiểu 25% tổng diện tích đất cho cây xanh, giao thông, khu kỹ thuật và hạ tầng xã hội dùng chung theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng là rất khó. Ngoài ra, yêu cầu phải có giải pháp đảm bảo nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động cũng là việc không dễ dàng. Thứ hai, sự thiếu hụt các cơ chế ưu đãi tài chính đặc thù dành cho DN trong quá trình chuyển đổi sang công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Quá trình này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và dài hạn. Thêm vào đó, việc thiếu các hướng dẫn cụ thể về tiêu chí và quy trình chuyển đổi cũng gây khó khăn cho DN khi thực hiện. . TP cần có những cơ chế, chính sách nào để thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển KCN sinh thái? + Để thúc đẩy hiệu quả, Chính phủ và các cơ quan nhà nước nên có hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ vướng mắc trong việc cộng sinh công nghiệp. Chúng ta cần rút kinh nghiệm và tổ chức học tập từ các đơn vị thí điểm để đưa ra giải pháp tốt nhất cho mô hình KCN sinh thái hướng tới kinh tế tuần hoàn. Rất cần có chính sách ưu đãi đối với các DN được cấp giấy chứng nhận DN sinh thái nhằm khuyến khích họ sản xuất ngày càng sạch hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn. Quan trọng hơn cả là xây dựng một khung chính sách toàn diện và đồng bộ, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, ổn định; thiết lập các quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ và phát triển bền vững, đào tạo nhân sự. Một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và thực sự hỗ trợ sẽ khuyến khích DN mạnh dạn đầu tư vào các giải pháp xanh, đóng góp vào sự phát triển bền vững của TP.HCM. . Xin cảm ơn ông.• Khu công nghiệp sinh thái ở TP.HCM chuyển mình để bứt phá - Bài 1 LTS: Với vai trò là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng, các khu công nghiệp, khu chế xuất truyền thống của TP.HCM nay đứng trước yêu cầu cấp thiết phải chuyển mình sang mô hình sinh thái. Đây không chỉ là bước đi đáp ứng xu thế toàn cầu về phát triển bền vững mà còn là chìa khóa để TP nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao và định hình tương lai công nghiệp trong kỷ nguyên mới. Khu công nghiệp sinh thái: “Nam châm” mới hút vốn xanh cho TP.HCM Tiêu điểm KCN Hiệp Phước của TP.HCM đã được chọn để thí điểm giai đoạn 1 dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu”. Kết quả giai đoạn 1 (2020-2024) rất đáng ghi nhận: Đã xác định 305 cơ hội triển khai sản xuất sạch hơn và hiệu quả tài nguyên (RECP) liên quan đến tiết kiệm điện, nhiên liệu hóa thạch và nước. Tiết kiệm 43,3 tỉ đồng/năm từ các giải pháp đã và dự kiến triển khai, tổng mức tiết kiệm tiềm năng là 90 tỉ đồng/năm. Giảm mức tiêu thụ điện 6.854 MWh/năm, tổng tiềm năng tiết kiệm 33.286 MWh/năm. Tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch được 3.869 GJ/năm, tổng tiềm năng 3.902 GJ/năm. Giảm lượng nước tiêu thụ 151.220 m³/năm, tổng tiềm năng 461.252 m³/năm. Giảmphátthảikhínhàkính5.820 tấn CO2 tương đương/năm, tổng tiềm năng 27.076 tấn CO2 tương đương/năm. Đã xây dựng hệ thống thông tin giám sát KCN sinh thái và DN sinh thái để hỗ trợ báo cáo, giám sát, đánh giá các chỉ số theo yêu cầu của Nghị định 35/2022 và Thông tư 05/2025 của Bộ KH&ĐT về hướng dẫn xây dựng KCN sinh thái. Kết quả đánh giá cuối kỳ cho thấy mức độ đáp ứng khung quốc tế về KCN sinh thái của KCN Hiệp Phước đã tăng từ 44% (năm 2020) lên 76% (cuối năm 2023) và có tiềm năng đạt 88% trong những năm tiếp theo. Khu công nghiệp Hiệp Phước sau thời gian thí điểm mô hình sinh thái đã có nhiều kết quả khả quan. Ảnh: CTV môi trường cũng đồng tình để phát triển bền vững KCN sinh thái, TP.HCM cần thiết lập hệ thống chính sách, giải pháp đồng bộ. Trong đó bao gồm các gói ưu đãi tài chính, hỗ trợ đầu tư hạ tầng xanh, thuế suất ưu đãi cho DN đạt chứng nhận xanh và thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong khối quản lý môi trường và công nghệ xanh, cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.• Một doanh nghiệp sản xuất giấy trong Khu công nghiệp Hiệp Phước với mô hình sản xuất tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu, giảm thiểu chất thải phát sinh. Ảnh: CTV Hệ thống xử lý nước thải hiện đại của Công ty Agrex Sài Gòn. Ảnh: CTV TP.HCM với vị thế tiên phong và nguồn lực dồi dào đang thí điểm mô hình khu công nghiệp sinh thái, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==