12 Xanh hóa khu công Cần làm ngay bây QUANG HUY - PHƯƠNG MINH Trước mệnh lệnh cấp bách phải chuyển đổi khu công nghiệp (KCN) sang mô hình sinh thái để giữ vững vị thế công nghiệp và thu hút đầu tư công nghệ cao, nhiều chuyên gia thống nhất cao rằng việc hoàn thiện nhanh chóng khung pháp lý cùng các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể, thiết thực là giải pháp then chốt giúp TP.HCM vượt qua những rào cản hiện hữu. Mệnh lệnh cấp bách phải chuyển đổi TP.HCM, đầu tàu kinh tế cả nước, đang đứng trước một ngã rẽ quan trọng trong phát triển công nghiệp. Không chỉ là động lực tăng trưởng mới, việc chuyển đổi nền công nghiệp sang hướng công nghệ cao, hiện đại và bền vững đang trở thành vấn đề mang tính khẩn cấp. Bà Nguyễn Vân Trang, Trưởng nhóm Đông Nam Á Trung tâm Climateworks (ĐH Monash, Úc), nhấn mạnh: “Việc chuyển đổi không chỉ giúp TP.HCM không tụt hậu mà còn là yếu tố sống còn. Nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển nguồn vốn về TP.HCM. Tôi kỳ vọng đến năm 2050, số lượng lớn lao động trong nền kinh tế xanh sẽ tập trung tại Việt Nam và TP.HCM là điểm đến ưu tiên”. Quyết tâm kiến tạo KCN sinh thái của TP.HCM là rất lớn, được kỳ vọng sẽ nâng tầm vị thế và mở ra cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư bền vững, đặc biệt trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế ngày càng quan tâm đến các tiêu chí ESG (môi trường - xã hội - quản trị). Tuy nhiên, con đường xanh hóa còn rất nhiều thách thức. Ông Giang Ngọc Phương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP KCN Hiệp Phước, chia sẻ tại nhiều cuộc họp rằng do thiếu định hướng phát triển KCN sinh thái ngay từ đầu nên việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống vô cùng khó khăn. Ngay tại Hiệp Phước, dù đã nỗ lực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần gỡ rối để các doanh nghiệp dễ dàng cộng sinh, hợp tác hiệu quả, tận dụng tài nguyên của nhau. Một ví dụ điển hình là việc trao đổi chất thải sản xuất. Quy định hiện hành yêu cầu chất thải phải qua một đơn vị xử lý có chức năng trước khi đến với doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng. “Quy định này khiến việc trao đổi, xử lý chất thải mất nhiều thời gian, làm giảm tính hiệu quả của mô trường mà còn tạo ra lợi ích kinh tế, phù hợp với định hướng tận dụng thế mạnh quốc gia. Một mô hình khác cũng rất phù hợp với tình trạng ngập úng và áp lực nguồn nước của TP là mô hình tiết kiệm nước, học hỏi từ KCN Amata (Đồng Nai). Việc ưu tiên các giải pháp tái chế, giảm tiêu thụ nước trong quy trình sản xuất công nghiệp sẽ giảm đáng kể áp lực lên hệ thống cấp thoát nước và ô nhiễm nguồn nước. TS McDonald cũng đề xuất mô hình cộng sinh đô thị - công nghiệp như cách KCN Hiệp Phước đang vận hành nhằm tạo sự kết nối giá trị giữa KCN và khu đô thị lân cận. Giải pháp cụ thể có thể là tận dụng Khu công nghiệp Hiệp Phước áp dụng nhiều giải pháp năng lượng sạch, thiết kế đồng bộ theo tiêu chí khu công nghiệp sinh thái. Ảnh: CTV hình cộng sinh công nghiệp” - ông Phương phân tích. Tương tự, lãnh đạo KCN Deep C công nhận tính hấp dẫn của KCN sinh thái trong thu hút đầu tư nhưng cũng thừa nhận quá trình này rất gian nan và pháp luật chưa theo kịp tốc độ phát triển. Câu chuyện Deep C mất ba năm chỉ để xin giấy phép thi công lắp đặt cột điện gió vì chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể trong KCN là một minh chứng rõ rệt cho sự bất cập này. TS Scott McDonald, chuyên gia chuỗi cung ứng và logistics từ ĐH RMIT Việt Nam, chỉ ra rằng TP.HCM phải đối mặt với bài toán khó là cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Quá trình chuyển đổi đòi hỏi nguồn lực tài chính khổng lồ cho các hệ thống năng lượng tái tạo, tái chế nước, quản lý chất thải. Hơn nữa, việc thuyết phục các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi cũng là một rào cản lớn. “Dù khung pháp lý đã được thiết lập, nhiều nhà đầu tư vẫn chờ đợi các ưu đãi cụ thể hơn để thấy rõ lợi ích kinh tế từ việc chuyển đổi” - TS McDonald nhận định. TP.HCM tìm mô hình KCN sinh thái phù hợp Trước những thách thức trên, việc lựa chọn mô hình KCN sinh thái phù hợp với điều kiện đặc thù của TP.HCM là yếu tố then chốt. TS McDonald đã đưa ra những gợi ý đáng giá, dựa trên kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh địa phương thay vì áp dụng máy móc các hình mẫu thành công như Kalundborg (Đan Mạch). Một hướng đi tiềm năng là mô hình phục hồi tài nguyên, tương tự cách KCN Nam Cầu Kiền (TP Hải Phòng) đang triển khai. Mô hình này tập trung vào kinh tế tuần hoàn, biến chất thải, đặc biệt là lượng rác thải đô thị khổng lồ của TP.HCM thành nguồn tài nguyên có giá trị cho công nghiệp. Cách tiếp cận này không chỉ giải quyết vấn đề môi Nhiều chuyên gia nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến khu công nghiệp sinh thái, lấp đầy các khoảng trống về tiêu chuẩn kỹ thuật. Hiện nay, TP.HCM có 17 khu chế xuất (KCX) và KCN đang hoạt động, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và sản xuất công nghiệp của TP. Dựa trên Đề án định hướng phát triển các KCX-KCN TP.HCM giai đoạn 2023-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt vào tháng 4-2023, TP đang tích cực triển khai các bước nhằm tái cấu trúc và nâng cấp các khu này theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn. Trọng tâm của nỗ lực này là đề án thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động cho năm KCX-KCN hiện hữu, bao gồm KCX Tân Thuận (quận 7), KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), KCN Tân Bình (quận Tân Bình), KCN Cát Lái (TP Thủ Đức) và KCN Bình Chiểu (TP Thủ Đức). Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS) và Ban quản lý các KCX-KCN TP.HCM (HEPZA) là hai đơn vị chủ trì, phối hợp xây dựng và thúc đẩy đề án này. Tính đến tháng 4-2025, đề án thí điểm chi tiết cho năm khu vực này đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu và xây dựng. Hiện tại đề án đang trong quá trình trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt hoặc đã bắt đầu thủ tục chuẩn bị cần thiết để có thể triển khai các hạng mục đầu tiên. Mục tiêu chuyển đổi cho từng khu đã được định hình rõ nét: KCX Tân Thuận sẽ tập trung vào công nghệ cao và đổi mới sáng tạo; KCN Hiệp Phước hướng tới mô hình KCN sinh thái kết hợp đô thị và dịch vụ cảng; KCN Tân Bình chuyển đổi thành KCN - đô thị - dịch vụ, ưu tiên thu hút công nghệ cao; KCN Cát Lái dự kiến trở thành trung tâm logistics cấp vùng với quy mô lớn và KCN Bình Chiểu sẽ phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp như logistics, kho lạnh, thương mại, giáo dục, y tế. Năm khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM chuẩn bị “thay áo” theo mô hình mới TP.HCM quyết tâm xanh hóa các khu công nghiệp, gỡ từng nút thắt để đạt mục tiêu càng sớm càng tốt. Khu công nghiệp sinh thái ở TP.HCM chuyển mình để bứt phá - Bài 2 Công ty TNHH Giấy Xuân Mai (Khu công nghiệp Hiệp Phước) đã đầu tư khoảng 5 triệu USD cho hệ thống xử lý nước thải. Ảnh: CTV Tiêu chuẩn KCN sinh thái theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP phải tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về môi trường và lao động. Về hạ tầng, yêu cầu bắt buộc là đầu tư đồng bộ, trong đó tối thiểu 20% diện tích đất công nghiệp dành cho cây xanh, giao thông và các công trình hạ tầng dùng chung khác, đảm bảo không gian làm việc xanh, sạch. Yếu tố “sinh thái” cốt lõi nằm ở hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP). Nghị định quy định ít nhất 10% doanh nghiệp trong KCN phải áp dụng RECP hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, nước, nguyên vật liệu. Quan trọng không kém là phải hình thành ít nhất một liên kết cộng sinh công nghiệp, nơi các doanh nghiệp hợp tác tuần hoàn, chia sẻ, tái sử dụng tài nguyên hoặc chất thải của nhau. Tiêu điểm Đô thị - Thứ Tư 30-4-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==