13 nghiệp TP.HCM: giờ Sáu bài học quốc tế cho TP.HCM Từ kinh nghiệm quốc tế, TP.HCM có thể rút ra nhiều bài học quý trong phát triển KCN sinh thái. Trước hết, cần thúc đẩy các mạng lưới hợp tác giữa các doanh nghiệp để chia sẻ tài nguyên, giảm chi phí và tăng hiệu quả thay vì chỉ tập trung vào cạnh tranh. Thứ hai, chính sách hỗ trợ cần được xây dựng sớm với các tiêu chí cụ thể. TP.HCM nên xem xét các ưu đãi riêng cho KCN sinh thái như khấu hao nhanh cho công nghệ môi trường, giảm phí sử dụng đất cho doanh nghiệp áp dụng hệ thống bền vững và quy trình cấp phép nhanh cho các đơn vị đạt chuẩn xanh. Thứ ba, nên sử dụng các hệ thống chứng nhận quốc tế như LEED hoặc EDGE để làm khung đánh giá thay vì phát triển tiêu chí riêng từ đầu, tránh lãng phí nguồn lực. Thứ tư, cần có chiến lược chuyển đổi theo giai đoạn. Việc bắt đầu bằng các dự án thí điểm, dễ chứng minh hiệu quả sẽ tạo nền tảng để mở rộng mô hình KCN sinh thái một cách bền vững. Thứ năm, sự tham gia thực chất của chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng và tổ chức quốc tế là yếu tố then chốt. Các dự án thiếu đồng thuận thường không bền vững. Cuối cùng, cần định lượng đầy đủ lợi ích kinh tế - môi trường để minh chứng hiệu quả và thu hút đầu tư lâu dài. TS SCOTT MCDONALD, chuyên gia chuỗi cung ứng và logistics ĐH RMIT Việt Nam Họ đã nói nhiệt thải từ nhà máy cho các tòa nhà thương mại hoặc biến chất thải hữu cơ đô thị thành nguyên liệu công nghiệp. Quan điểm cốt lõi là KCN không nên tồn tại như những “hòn đảo” biệt lập trong lòng đô thị. Trong bối cảnh TP.HCM có nhiều KCN hiện hữu với hạ tầng sẵn có và hạn chế về không gian để xây mới, mô hình chuyển đổi theo giai đoạn như KCN Hòa Khánh (TP Đà Nẵng) là một cách tiếp cận hợp lý. Mô hình này tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp dần các KCN truyền thống, tích hợp các yếu tố sinh thái một cách linh hoạt, phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tế. TS McDonald khẳng định KCN sinh thái là cốt lõi của một đô thị thông minh bền vững, nơi các hệ thống giám sát số, tối ưu hóa tài nguyên và hạ tầng kết nối thể hiện rõ các nguyên lý về hiệu quả và liên kết. Sở hữu các KCN đạt chuẩn xanh cũng là điều kiện tiên quyết để thu hút nhiều tập đoàn công nghệ cao toàn cầu, vốn ngày càng có những yêu cầu khắt khe về môi trường trong chuỗi cung ứng của họ. Từ chính sách đến hành động cụ thể Để biến tiềm năng thành hiện thực, TP.HCM cần một chiến lược tổng thể và những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, trong đó hoàn thiện thể chế và chính sách được xem là bước đi tiên quyết. Nhiều chuyên gia khác nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến KCN sinh thái, lấp đầy các khoảng trống về tiêu chuẩn kỹ thuật. Song song đó, TP cần xây dựng các cơ chế ưu đãi tài chính cụ thể, hấp dẫn như giảm thuế, phí sử dụng đất, ưu đãi giá năng lượng, nước sạch và đơn giản hóa thủ tục cấp phép để tạo động lực thực sự cho doanh nghiệp tham gia chuyển đổi xanh. GS-TS Keun Lee, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn quốc gia Hàn Quốc, cũng đồng tình về sự cần thiết của một chiến lược và chính sách công nghiệp phù hợp, thể hiện tầm nhìn dài hạn và tư duy cởi mở. Theo GS-TS Keun Lee, bên cạnh chính sách, yếu tố con người và năng lực thực thi đóng vai trò then chốt. Việc đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật ở các cấp là cần thiết để họ hiểu rõ và xử lý hiệu quả yêu cầu đặc thù của KCN sinh thái. Đầu tư cho nhân lực là yếu tố sống còn để Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có thể thoát bẫy thu nhập trung bình và làm chủ công nghệ mới. “TP cần phát huy thế mạnh địa phương thông qua chế biến sâu nông sản và chủ động tiếp thu, làm chủ công nghệ từ nguồn vốn FDI, song song với việc xây dựng các thương hiệu và doanh nghiệp nội địa đủ mạnh để giảm sự phụ thuộc” - GS-TS Keun Lee gợi ý. Góp ý thêm, TS McDonald khuyến nghị TP.HCM nên bắt đầu bằng các dự án thí điểm tại một số KCN có điều kiện thuận lợi và sự sẵn sàng tham gia của doanh nghiệp. Kết quả từ các dự án này cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi xây dựng lộ trình nhân rộng. Đồng thời, việc thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên trên toàn hệ thống KCN sẽ giúp nhận diện các cơ hội cộng sinh công nghiệp tiềm năng. “Việc ưu tiên nâng cấp hạ tầng cốt lõi trong các KCN theo hướng hiệu quả về kinh tế và môi trường như hệ thống tái chế nước, phát triển năng lượng tái tạo tại chỗ, hệ thống xử lý chất thải tập trung cũng là một giải pháp nền tảng. Tích hợp các hệ thống giám sát thông minh sẽ giúp tối ưu hóa vận hành và liên tục cải tiến quy trình. Học hỏi kinh nghiệm quốc tế thông qua hợp tác, trao đổi và phát triển một hệ thống chứng nhận chuyển đổi xanh phù hợp với bối cảnh Việt Nam cũng là những bước đi quan trọng” - TS McDonald chia sẻ. Cuối cùng, để huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan, TS McDonald nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một kịch bản chuyển đổi hấp dẫn, truyền thông mạnh mẽ về lợi ích đa chiều của KCN sinh thái từ kinh tế, môi trường đến xã hội. Cuộc cách mạng xanh hóa KCN tại TP.HCM chắc chắn còn nhiều gian nan song với những lợi thế sẵn có và sự đồng hành, hiến kế từ các chuyên gia, TP.HCM hoàn toàn có thể vượt qua thách thức, biến các KCN thành động lực tăng trưởng xanh, bền vững, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đô thị thông minh và nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.• Khoảng 80%-90% các công đoạn sản xuất của Công ty TNHH Giấy Xuân Mai đã đạt tiêu chuẩn xanh hóa. Ảnh: CTV Thông xe kỹ thuật nhiều đoạn thuộc dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên Đến nay đã đủ điều kiện tổ chức thông xe kỹ thuật sáu đoạn thuộc dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Sáng 29-4, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật (đợt 1) dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên một số đoạn của các gói thầu XL-01, XL-07, XL-08, XL-09, XL-10 trên địa bàn các quận Bình Tân, 12 và Gò Vấp. Hoàn thành khoảng 45,9% tiến độ Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM, dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai qua sông Sài Gòn) là dự án trọng điểm thuộc đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2045, dự án khởi công vào ngày 23-2-2023. Đến nay, các hạng mục công trình của 10 gói thầu xây lắp thuộc dự án đã được triển khai thi công đồng loạt, tiến độ thi công cơ bản hoàn thành khoảng 45,9%. Thời gian qua, chủ đầu tư đã đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành cơ bản các hạng mục xây dựng kè bờ kênh, hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông… đủ điều kiện tổ chức thông xe kỹ thuật. Các đoạn được thông xe cụ thể là: Đoạn 1 từ đường bờ phải trên địa bàn phường 14, quận Gò Vấp dài khoảng 400 m; đoạn 2 trước cổng Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ và Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, phường 14, quận Gò Vấp dài khoảng 200 m; đoạn 3 từ cầu An Lộc đến Đường số 28, trên địa bàn phường 6, quận Gò Vấp dài khoảng 970 m; đoạn 4 từ cầu Bến Phân về cầu An Lộc dài khoảng 1.525 m; đoạn 5 từ cống Vàm Thuật đến cuối tuyến dài khoảng 640 m; đoạn 6 từ phạm vi cống Nước Lên đến cầu An Lạc dài khoảng 500 m. Giải quyết ngập úng, chống ngập cho khu vực Là người dân sinh ra và lớn lên tại phường 15, quận Gò Vấp, ông Lê Thành Triết (72 tuổi) cho biết ông rất vui mừng, dự án được thông xe là điều mong mỏi của bao thế hệ người dân sinh sống nơi đây. “Bốn đời gia đình tôi sống ở đây, tôi chứng kiến được nhiều thay đổi của TP.HCM, có lẽ sự thay đổi mà cả gia đình tôi vui mừng nhất là sự quan tâm của chính quyền quyết tâm cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát” - ông Triết vui vẻ nói. Ông Bùi Ngọc Hòa, người dân phường 6, quận Gò Vấp, cũng bày tỏ: “Lần đầu được đi trên con đường mới ven sông Vàm Thuật, đường rộng, dòng sông trong xanh, không chỉ riêng tôi mà người dân nơi đây ai cũng phấn khởi. Dự án này sẽ giúp giảm ngập, giảm ô nhiễm môi trường, mang lại vẻ mỹ quan đô thị cho khu vực và cả TP.HCM”. Tại buổi lễ thông xe, bà Nguyễn Thị Đoan Trang, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, cho biết tại quận Gò Vấp, dự án đi qua địa bàn sáu phường với tổng diện tích thu hồi gần 340.000 m2 với 726 hộ dân và tổ chức ảnh hưởng cần giải tỏa. Đến nay, quận Gò Vấp đã hoàn thành 100% công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đã bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư thi công công trình. “Dự án hoàn thành sẽ góp phần kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các quận, huyện, góp phần chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giải quyết hiệu quả các vấn đề về tiêu thoát nước, chống ngập và ô nhiễm môi trường” - bà Trang đánh giá. NGUYỄN CHÂU Các đại biểu thực hiện nghi thức thông xe kỹ thuật dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Ảnh: NGUYỄN CHÂU Đô thị - Thứ Tư 30-4-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==