095-2025

15 gian giải quyết. Ngoài những lợi ích dễ dàng nhìn thấy khi HĐĐC được công chứng thì có những vấn đề khác người dân cần biết. Cụ thể như trường hợp của ông T (ngụ quận Phú Nhuận). Ông đang định bán nhà, có người hỏi mua nhưng đề nghị phải ra công chứng HĐĐC. Tuy nhiên, ông được biết nếu công chứng thì khi muốn hủy HĐĐC sẽ phải ra công chức làm thủ tục hủy. “Tôi lo nếu bên kia không hợp tác thì làm sao hủy được hợp đồng? Khi đó, có thể bán nhà cho người khác hay không?” - ông T nói. CCV Nguyễn Đình Thịnh chia sẻ: Đối với HĐĐC đã được công chứng và đang có giá trị ràng buộc giữa các bên (vẫn còn hiệu lực) thì việc hủy bỏ hợp đồng này phải tuân theo Điều 51 Luật Công chứng 2014. Theo đó, việc công chứng hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. Việc này được thực hiện tại văn phòng công chứng/phòng công chứng đã thực hiện việc công chứng trước đó. Còn đối với HĐĐC có điều khoản thỏa thuận ghi rõ thời gian thực hiện nghĩa vụ, nếu qua thời gian đó một trong hai bên không thực hiện thì bên vi phạm HĐĐC phải chịu mất cọc (đối với bên đặt cọc) hoặc trả cọc và bồi thường (đối với bên nhận đặt cọc) theo thỏa thuận trong HĐĐC. “Thực tế, nếu HĐĐC đã hết hiệu lực lâu rồi, bên nhận cọc đã tìm mọi cách liên hệ để đề nghị bên đặt cọc hợp tác hủy hợp đồng mà không được thì CCV có thể cân nhắc cho bên nhận cọc ký HĐĐC mới với người khác và tiến hành chuyển nhượng tài sản theo đúng quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên có tài sản muốn bán. Trường hợp người đặt cọc ban đầu có ý kiến hay tranh chấp thì cứ thực hiện theo thỏa thuận hoặc kiện ra tòa để được giải quyết” - ông Thịnh nói.• bandoc@phapluattp.vn Bạn đọc - Thứ Tư 30-4-2025 NGUYỄN CHÍNH Đặt cọc khi mua bán nhà đất xảy ra hằng ngày, thế nhưng những tranh chấp liên quan đến loại giao dịch này cũng nhiều vô kể. Để khỏi phải lôi nhau ra tòa, nhiều người khuyên cứ ra công chứng hợp đồng đặt cọc (HĐĐC) để được pháp luật bảo vệ trong khi số khác lại cho rằng viết tay cũng được, giá trị như nhau… Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Đình Thịnh, Phó Trưởng Văn phòng công chứng Nguyễn Đình Thịnh, nói đặt cọc là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 BLDS 2015. Với quy định pháp luật hiện hành thì HĐĐC không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tự nguyện ra công chứng nhằm muốn đảm bảo an toàn, minh bạch cho các bên. Theo ông Thịnh, về lý thuyết, việc công chứng HĐĐC không làm hợp đồng có giá trị pháp lý cao hơn loại hợp đồng không công chứng. Thế nhưng việc đặt cọc trước mặt công chứng viên (CCV) sẽ có nhiều điểm lợi cho người dân. Thứ nhất, khi xem thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng điện tử, CCV sẽ biết được tình trạng pháp lý của tài sản, đặc biệt là bất động sản. Thông tin chuyển nhượng, cầm cố, bị ngăn chặn giao dịch bởi tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền… đều thể hiện trên hệ thống dữ liệu. Ngoài ra, CCV sẽ cảnh báo nếu tài sản đang được thực hiện bởi một giao dịch nào đó để người đặt cọc cân nhắc. Thứ hai, khi công chứng HĐĐC thì hợp đồng đó được CCV chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch. CCV còn đóng vai trò là người làm chứng cho giao dịch đặt cọc này. Cũng theo ông Thịnh, HĐĐC lập theo mẫu có sẵn thường có các điều khoản ràng buộc sơ sài, việc giải quyết khi xảy ra tranh chấp sẽ gặp khó khăn. Khi HĐĐC được lập tại tổ chức hành nghề công chứng thì với nghiệp vụ của CCV, họ sẽ giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời tư vấn những vấn đề cần lưu ý khi ký HĐĐC, nêu rõ các điều khoản ràng buộc để tránh rủi ro cho các bên và là cơ sở để giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Đồng quan điểm, luật sư (LS) Lê Văn Thanh (Đoàn LS TP.HCM) phân tích: Vì pháp luật không bắt buộc phải công chứng HĐĐC, do đó HĐĐC không công chứng vẫn có giá trị pháp lý tương đương với HĐĐC có công chứng. Tuy nhiên, có một số ưu điểm khi HĐĐC được công chứng. Cụ thể, sẽ có thêm bên thứ ba kiểm tra hồ sơ giấy tờ, đặc biệt là giấy tờ về nhà đất thì sẽ tăng tính xác thực của giấy tờ, hồ sơ. Ngoài ra, sẽ thuận lợi hơn khi giải quyết tranh chấp tại tòa. Một số trường hợp các bên ký tay, sau đó không thừa nhận chữ ký của mình dẫn đến việc phải thực hiện việc giám định chữ ký, mất thời Có nên công chứng hợp đồng đặt cọc khi mua bán nhà đất? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 1 USD đầu tư vào tiêm chủng sẽ giúp tiết kiệm 16 USD cho chi phí điều trị, chăm sóc y tế nếu không may nhiễm bệnh. Có thể nói tiêm phòng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn là hoạt động đầu tư tài chính khôn ngoan. Tuy nhiên, thực hiện tiêm chủng cho cả nhà, nhất là hộ đông thành viên không phải là bài toán đơn giản. Do đó, Tiêm chủng Long Châu triển khai gói “Gia đình là số 1” - giải pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện và tối ưu cho hộ 2-6 người với loạt ưu đãi giảm giá đến 10% tất cả gói tiêm, nhận phiếu mua hàng và quà tặng, ưu tiên tiếp cận vaccine hiếm hoặc thế hệ mới... Ngoài ra, với Sổ Tiêm chủng điện tử, các “chủ hộ” có thể kiểm tra lịch sử tiêm phòng, đặt và nhắc nhở lịch tiêm cho các thành viên một các dễ dàng, tiện lợi. Đây không chỉ là một bước tiến trong việc số hóa y tế mà còn là cách để mỗi gia đình chủ động bảo vệ sức khỏe và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn. THẢO PHƯƠNG “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe tiết kiệm, hiệu quả nhất dành cho gia đình 6 người Chi phí điều trị bệnh rất tốn kém, càng nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh, gánh nặng tài chính càng lớn. Sẽ như thế nào nếu mỗi gia đình đều có một “sổ tiết kiệm sức khỏe” giúp tiết kiệm chi phí điều trị đến 16 lần? Gói “Gia đình là số 1” là giải pháp tài chính và chăm sóc sức khỏe thông minh. Quảng cáo Công chứng hợp đồng đặt cọc giúp hạn chế được nhiều rủi ro. Ảnh minh họa: AI

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==