8 LÊ THOA - BẢO PHƯƠNG Ngày 30-4-1975 là ngày đặc biệt khi đất nước thống nhất, non sông nối liền một dải. Điều này lại càng trở nên đặc biệt, có ý nghĩa và đầy tự hào với những người được sinh ra vào thời khắc lịch sử ấy. Ông NGUYỄN HÒA BÌNH, Giám đốc phát triển kinh doanh của một kênh truyền hình mua sắm: Từ Thương xá Tax đến Lankmark 81, metro số 1 Sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi nhiều lần được mẹ kể lại về khoảnh khắc tôi chào đời ngay trong sáng 30-4-1975 lịch sử khi đất nước chuẩn bị bước sang trang mới. Trải qua khoảnh khắc ấy, cái tên Nguyễn Hòa Bình của tôi cũng ra đời như một dấu mốc của hòa bình, thống nhất. Có thể nói tôi cũng là người chứng kiến những đổi thay của TP.HCM từ sau giải phóng đến nay. Trong đó những năm 1990, TP.HCM bắt đầu có những chuyển biến rõ nét nhất. Trong đó, tôi nhớ nhất kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hơn một thập niên trước còn ô nhiễm nặng nề. Sau này, nhờ các dự án cải tạo lớn, kênh đã được bê tông hóa, lắp đặt hệ thống lọc nước, biến đổi thành dòng kênh xanh, sạch, đẹp và trở thành biểu tượng mới của sự đổi thay ở TP.HCM. Tôi thấy rằng TP.HCM - khúc ruột của miền Nam - nơi tôi sinh ra, lớn lên đã thay đổi từng ngày, từng tháng. Tôi từng tự hào khi thấy trung tâm thương mại đơn sơ như Thương xá Tax là biểu tượng một thời của TP.HCM, nay đã vươn lên với những công trình mang tầm vóc khu vực như Bitexco Financial Tower, Landmark 81 hay tuyến metro số 1. Những công trình đó không chỉ làm thay đổi về diện mạo, mà còn thể hiện khát vọng vươn tầm của TP.HCM. Theo sự phát triển của TP.HCM, tôi càng hiểu sâu sắc về giá trị lịch sử và trách nhiệm của bản thân khi may mắn được ra đời đúng vào ngày 30-4 lịch sử - ngày đất nước thống nhất, Bắc - Nam nối liền một dải. TS NGUYỄN VĂN LONG GIANG, Trưởng khoa Cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: May mắn khi là một nhân chứng cho những thay đổi của TP Tôi sinh ra vào đúng ngày 30-4-1975, thời khắc lịch sử khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Lúc đó, gia đình tôi đang sơ tán tại đảo Phú Quốc, xa TP.HCM hơn 500 km. Dù như vậy, trong tôi luôn có một niềm tự hào rất đặc biệt mỗi khi nhắc đến TP.HCM - nơi đã khắc sâu trong tâm thức của nhiều thế hệ người Việt như một biểu tượng của sự kiên cường, năng động và tiên phong. Tôi bén duyên với TP.HCM khi thi đậu vào Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, đây cũng thời điểm đánh dấu hành trình hơn 32 năm gắn bó, làm việc với TP này. Những năm đầu đặt chân lên TP.HCM, tôi vẫn còn nhớ rõ diện mạo TP thời đó rất mộc mạc, đời sống người dân đơn giản, phương tiện di chuyển chủ yếu là xe đạp và xe buýt. Tuy nhiên, quá trình ấy, tôi đã được chứng kiến sự chuyển mình ngoạn mục của TP. TP.HCM không ngừng xây dựng, chỉnh trang, mở rộng hạ tầng. Những khu đô thị mới, những tuyến đường lớn, những cây cầu nối liền các khu vực, tuyến metro đầu tiên, cùng các dự án công nghiệp - công nghệ quy mô đang dần hình thành. Tôi thấy mình may mắn khi là một nhân chứng cho những thay đổi đó - từ hình ảnh của một TP sau chiến tranh đến một đô thị lớn, năng động, hiện đại như hôm nay. Nhìn lại hành trình 50 năm kể từ ngày lá cờ giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, tôi cảm thấy tự hào khi mình đã có thời gian dài đồng hành cùng sự phát triển không ngừng nghỉ của TP.HCM. Từ một người trẻ theo đuổi tri thức, nay trở thành một giảng viên, nhà nghiên cứu, tôi luôn tâm niệm phải sống và cống hiến xứng đáng với tinh thần ngày 30-4, với kỳ vọng của TP đã nuôi dưỡng tôi suốt hơn ba thập niên. Bà TRẦN THỊ BÍCH PHƯỢNG, giáo viên môn văn Trường THCS Tô Ký (huyện Hóc Môn, TP.HCM): Tương lai của TP.HCM là thế hệ trẻ hôm nay 13 giờ chiều 30-4-1975, tại huyện Hóc Môn, TP.HCM chào đón một công dân có tên là Trần Thị Bích Phượng - đó chính là tôi. 50 năm tưởng chừng rất dài nhưng giờ nhìn lại như một cái chớp mắt, tôi không ngờ mình đã chứng kiến bao đổi thay của quê hương “18 thôn vườn trầu” nói riêng và TP.HCM nói chung. Có lẽ không gì thể hiện rõ hơn là sự thay đổi của ngành giáo dục, nơi tôi đã gắn bó suốt 50 năm cuộc đời. Những con đường đất, những ngôi nhà tranh, vách đất, những mái trường giản dị… ngày nay được thay bằng những con đường bê tông kiên cố, công trình trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí nhộn nhịp, mở ra một tương lai mới cho con em chúng ta, thể hiện sự phát triển vượt bậc của đô thị hóa TP.HCM. Phương pháp giáo dục truyền thống với giáo án, sách vở cũ được thay thế bằng những giáo án điện tử, trang thiết bị hiện đại, giúp các tiết dạy trở nên sinh động, thích thú hơn rất nhiều cho các em học sinh. Điều khiến tôi cảm thấy vui mừng và tự hào nhất chính là những thay đổi trong chính sách giáo dục. Chương trình giảm học phí cho toàn bộ học sinh các cấp đã giúp cho nhiều em có cơ hội đến trường, động viên tinh thần học tập của toàn xã hội… Là người gắn bó với ngành giáo dục suốt 30 năm qua, tôi mong các em sẽ đến trường học với tinh thần hứng thú, say mê, mỗi ngày đến trường phải là một ngày vui. Nhìn lại 50 năm xây dựng, phát triển của đất nước, tôi thấy mình may mắn khi được sống trong một thời kỳ hòa bình và phát triển. Tôi càng thấy tự hào khi mình sinh ra vào ngày đặc biệt với đất nước nên tự nhủ phải sống như thế nào cho thật xứng đáng với sự đặc biệt ấy. Chúng ta đang hướng đến kỷ nguyên mới, trong kỷ nguyên ấy, tôi chỉ mong mọi người dân đều sống một cuộc sống bình an, hạnh phúc, mọi trẻ em đều được đến trường, đều sống trong một ngôi trường hạnh phúc, gia đình hạnh phúc. Với thế hệ tuổi trẻ ngày càng giỏi, môi trường giáo dục ngày càng hiện đại, tôi tin rằng tương lai của TP.HCM, của đất nước sẽ còn rực rỡ hơn nữa.• Thứ Tư 30-4-2025 - KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, Niềm tự hào khi sinh ra đúng ngày 30-4-1975 Có những người đặc biệt khi họ được sinh ra vào đúng ngày 30-4-1975 lịch sử. 50 năm cuộc đời cũng là 50 năm họ chứng kiến sự đổi thay từng ngày của TP.HCM nói riêng và đất nước nói chung. Tối 29-4, tại quân cảng Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân đã diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Sức sống Trường Sa” nhân dịp kỷ niệm 50 ngày Giải phóng Trường Sa (29-4-1975 – 29-4-2025). Chương trình “Sức sống Trường Sa” được UBND tỉnh giao cho Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa thực hiện, nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025). Tham dự chương trình có lãnh đạo Tổng cục Chính trị, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, đại diện các cơ quan, ban ngành của tỉnh. Theo bà Thái Thị Lệ Hằng, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, chương trình gồm có ba chương: Huyền sử Trường Sa, Trường Sa hôm nay và Vững chãi Trường Sa - trái tim của Biển Đông. “Tham gia chương trình có gần 200 chiến sĩ, ca sĩ, diễn viên, cùng những cuộc gặp gỡ xúc động của các nhân chứng lịch sử. Điểm nhấn của chương trình là những câu chuyện nối liền giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó cho thấy Trường Sa rất trung dũng, kiên cường trong quá khứ và rất giàu sức sống, tiềm năng, kiên trung trong hiện tại với mục tiêu xây dựng Trường Sa vững mạnh” - bà Hằng nói. Tại chương trình, khán giả và khách mời đã ôn lại thời khắc cách đây tròn 50 năm, sau khi tỉnh Khánh Hòa được giải phóng. Trong hào khí của đoàn quân tiến về giải phóng miền Nam, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, “một ngày bằng hai mươi năm”, Quân chủng Hải quân đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Quân khu 5, quân và dân tỉnh Khánh Hòa tranh thủ thời cơ, bất ngờ tiến công, lần lượt giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, gồm Song Tử Tây (ngày 14-4-1975), Sơn Ca (ngày 25-4-1975), Nam Yết (ngày 27-4-1975), Sinh Tồn (ngày 28-4-1975) và đến ngày 29-4-1975 thì giải phóng đảo Trường Sa. 50 năm trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Khánh Hòa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện Trường Sa luôn bền gan vững chí, chung sức, đồng lòng, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc. Tại buổi lễ, các đại biểu cũng đã gặp những nhân chứng lịch sử, gắn liền với cuộc giải phóng, giữ gìn các đảo ở Trường Sa 50 năm trước. Một trong những nhân vật đặc biệt ấy là Trung tá Đào Mạnh Hồng, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 161, Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126. Ông là người trực tiếp tham gia chiến đấu giải phóng đảo Song Tử Tây; Trung tướng Lê Văn Tấn, nguyên đảo trưởng Trường Sa giai đoạn 1975-1987; “Cậu bé Trường Sa” Nguyễn Ngọc Trường Xuân (24 tuổi), em bé sinh mổ đầu tiên trên đảo Trường Sa. Trường Sa, không chỉ là tuyến đầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn đang từng ngày vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển không chỉ riêng tỉnh Khánh Hòa mà còn của chung cả đất nước Việt Nam. XUÂN HOÁT 50 năm “Sức sống Trường Sa” Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Trường Sa. Ảnh: NHÂN TÂM
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==