095-2025

9 - Thứ Tư 30-4-2025 , THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30-4-1975 – 30-4-2025) NGUYỄN HÀ Trong đó, khối Văn hóa - Thể thao - Truyền thông tham gia diễu hành nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả với sự góp mặt của các văn nghệ sĩ, hoa hậu, á hậu như NSND Kim Xuân, NSƯT Bảo Trí, NSƯT Kim Tử Long, MC Quỳnh Hoa, Hoa hậu H’Hen Niê, Thanh Thủy, Tiểu Vy… NSND Kim Xuân: Hạnh phúc khi vẫn còn được góp mặt trong ngày lễ lớn Hành trình 50 năm của TP.HCM nhanh như một “cái chớp mắt” và bản thân tôi luôn cảm thấy may mắn khi được đồng hành với sự đổi thay của TP, đặc biệt là những dịp lễ 30-4. Ngày đất nước thống nhất, tôi đang là nữ sinh 19 tuổi và đến ngày 3-5-1975, có một cuộc diễu hành của cả TP, tôi tham gia trong đoàn học sinh. Và 50 năm sau tôi là một trong những nghệ sĩ tham gia diễu hành, đặc biệt được đứng trong đội hình văn nghệ sĩ tiêu biểu thì thực sự rất hạnh phúc, ý nghĩa. Theo dõi trên truyền hình, truyền thông có thể thấy không khí vui tươi hạnh phúc như thế nào. Và vui hơn nữa là được người dân yêu thương, ủng hộ. Tôi cũng như bao văn nghệ sĩ thực sự rất cảm ơn những người dân bất chấp nắng mưa đến ủng hộ các đoàn diễu binh, diễu hành trong đó có văn nghệ sĩ. NSƯT Bảo Trí: Luôn hết mình để góp sức vào sự phát triển của TP Tôi bất ngờ khi được chọn tham gia đợt diễu hành trong ngày đại lễ của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Là một trong những người được chứng kiến ngày Bắc - Nam sum họp một nhà cũng như sự đổi thay của TP.HCM, được tham gia hoạt động ý nghĩa này tôi thực sự rất xúc động. Ngày 30-4-1975, tôi và gia đình đang sống tại quận 5 gần chợ Hòa Bình. Trong trí nhớ của một cậu bé mười mấy tuổi, tôi không có quá nhiều ký ức về thời điểm này của TP. Dù vậy, sau một thời gian, chúng tôi ngày ngày hiểu hơn về sự đổi thay của TP. 50 năm đã đi qua, nhìn TP thay đổi từng ngày tôi thực sự lâng lâng hạnh phúc và trong vai trò một người nghệ sĩ, bản thân tôi luôn cố gắng để hoàn thiện mình hơn và cống hiến, đồng hành cùng sự phát triển của TP. MC Quỳnh Hoa: Hơn tất cả là lòng biết ơn Tôi theo bố mẹ chuyển vào TP.HCM từ năm 1976, khi đó mới hơn ba tuổi và cùng TP đi qua từng thăng trầm lịch sử. Từ thời bao cấp nhiều khó khăn đến khi TP.HCM vươn mình phát triển vượt bậc. TP thay đổi ra sao tôi hạnh phúc khi là người được chứng kiến từ khi là một đứa trẻ hơn ba tuổi cho đến giờ. Lúc bé, tôi tham gia sinh hoạt tại nhà thiếu nhi. Vào năm 1985, cũng là lễ kỷ niệm 10 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi được tham gia trong dàn hợp xướng thể hiện ca khúc Thành phố 10 mùa hoa. Lúc đó tôi chỉ chừng 12, 13 tuổi và tập luyện rất nhiều để có Các văn nghệ sĩ tại lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp nhà nước ngày 27-4. Ảnh: NVCC Không xuất hiện trong hàng quân, không được săn đón bởi công chúng và cũng chẳng có những khoảnh khắc gây xôn xao cõi mạng nhưng chị và đồng đội lại là những người giữ nhịp quân hành trong lễ diễu binh, diễu hành. Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà, Phó Chủ nhiệm khoa Thanh nhạc Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, là một trong những thành viên của tổ thuyết minh tám người tại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. “Thuyết minh trong lễ diễu binh, diễu hành không giống như người dẫn chương trình một sự kiện bình thường. Nó đòi hỏi tính hiệu triệu, niềm kiêu hãnh, tự hào, tình yêu đất nước, sự biết ơn. Trái tim người lính trong tôi được tôi luyện suốt những năm tháng quân ngũ, cùng những cơ hội tôi được cấp trên giao nhiệm vụ tham gia thuyết minh, để giờ đây tôi tiếp tục có điều kiện tham gia và hỗ trợ anh chị em tổ thuyết minh, tiếp tục truyền lửa cho những bước chân tiến vào lễ đài” - Thượng tá Hà tâm sự về công việc của mình. Theo chị Hà, chính bởi vậy mà thuyết minh viên của buổi lễ diễu binh, diễu hành trọng đại được tuyển chọn kỹ lưỡng từ ba miền Bắc - Trung - Nam. Họ là những giọng đọc được rèn giũa từ thanh âm và tâm hồn của người lính, để mỗi câu chữ cất lên không chỉ là thông tin mà là máu thịt, là khí phách, là niềm tự hào của cả dân tộc. “Đọc trực tiếp cho dù bất cứ điều gì ảnh hưởng đến tinh thần cũng phải bỏ qua hết để truyền được lửa vào trong trái tim của mỗi người. Chúng tôi không phải chỉ kể một câu chuyện lịch sử, truyền đi những thông điệp của đất nước, của Đảng, của dân tộc mà nó là sự biết ơn, sự tự hào. Chúng tôi coi mình như là người trung gian truyền lửa cho thế hệ sau” - chị Hà tâm sự. Lễ diễu binh, diễu hành tại TP mang tên Bác đánh dấu lần thứ năm Thượng tá Hà có mặt để thuyết minh cho những sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia. “Gia đình tôi từ ông bà đến bố đều theo cách mạng. Bố tôi từng đi kháng chiến, anh tôi hy sinh năm 1969 đến giờ vẫn chưa tìm được mộ. Tôi cảm nhận giọng đọc của tôi được nuôi dưỡng trong truyền thống đó nên tình yêu và sự biết ơn cũng lớn hơn” - Thượng tá Hà bày tỏ. Cũng trong lần làm nhiệm vụ này, chị càng trân quý hơn những người lính, những người xuất hiện trong các khối tham gia diễu hành. “Quân nhân, chiến sĩ rất vất vả. Họ phải vượt qua khó khăn của chính mình, đó thật sự là một sự hy sinh. Nếu không có tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc được nuôi dưỡng thì thật sự không đủ ý chí để vượt qua được những tháng ngày luyện tập vất vả, thậm chí có người bị khóa khớp vì đứng quá lâu (khối đứng) hay phải luyện tập dưới trời nắng như đổ lửa và cả những cơn mưa bất ngờ. Chính điều đó làm cho chúng tôi càng cảm thấy phải làm tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Tổ thuyết minh tám người không ai bảo ai đều cố gắng hết sức. Chúng tôi 7 giờ 30 sáng đã bắt đầu tập luyện, được nghỉ ngày nào cũng tự ôn luyện” - chị Hà cho biết. VIẾT THỊNH Nghệ sĩ vui mừng tham gia diễu hành trong đại lễ Lễ diễu binh, diễu hành diễn ra vào sáng 30-4 chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025) với sự tham gia của 56 khối lực lượng. thể biểu diễn trong buổi lễ đó trên đường Lê Duẩn. Sau đó, trải qua nhiều thăng trầm của TP, tôi đều có cơ hội được tham gia và 40 năm sau tôi lại được tham gia diễu hành cùng 50 văn nghệ sĩ và vận động viên tiêu biểu. Bên cạnh niềm hạnh phúc, vinh dự được tham gia diễu hành, hơn thế nữa với tôi, là sự biết ơn đối với TP này. Bởi không có TP này, chúng tôi sẽ không có được tất cả những gì mà mình đạt được ngày hôm nay. Rất nhiều anh em văn nghệ sĩ từ nhiều nơi khác đến đây lập nghiệp và được TP nuôi dưỡng, phát triển… Đó là điều mà tất cả anh chị em văn nghệ sĩ luôn trân trọng và biết ơn. Hoa hậu H’Hen Niê: Tự hào là người Việt Nam Có cơ hội tham gia diễu hành cùng các cô chú, anh chị em nghệ sĩ thuộc khối Văn hóa - Thể thao - Truyền thông, đó là một vinh hạnh lớn mà H’Hen vô cùng trân trọng và tự hào. Không phải mới bây giờ mà từ năm ngoái, khi kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và tham gia các hoạt động, H’Hen đã nôn nao trong lòng mong đợi đến 30-4 kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Là một công dân, H’Hen cũng giống mọi người, hân hoan niềm vui mỗi khi đến những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. Đó là dịp để thế hệ sau bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đến cha ông có công dựng nước, các anh hùng chiến sĩ không tiếc xương máu gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Từ nhỏ H’Hen đã được học, nghe kể về thời kỳ kháng chiến, sau này lớn lên, có cơ hội đi nhiều nơi, tham gia các hoạt động, H’Hen hiểu hơn và sâu sắc hơn về sự hy sinh của các anh chiến sĩ, những chiến công lừng lẫy và cả những câu chuyện cảm động nơi hậu phương. Hôm nay, tham gia cùng đoàn diễu hành, diễu binh, H’Hen xúc động với lá cờ đỏ sao vàng trên tay, cảm nhận vẻ đẹp của hòa bình và sự phát triển của đất nước sau 50 năm. H’Hen tự hào là người Việt Nam.• Rất nhiều anh em văn nghệ sĩ từ nhiều nơi khác đến đây lập nghiệp và được TP nuôi dưỡng, phát triển… Đó là điều mà tất cả anh chị em văn nghệ sĩ luôn trân trọng và biết ơn. Người giữ nhịp quân hành trong lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30-4 NSƯT Bảo Trí (bìa phải) Thượng tá Hồ Thị Hoàng Hà và đồng đội trong phòng thuyết minh. Ảnh: NVCC

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==