096-2025

12 Đời sống xã hội - Thứ Hai 5-5-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn VĂN HÀ Viết tiếp câu chuyện hòa bình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là ca khúc được chú ý trong những ngày kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 _ 30-4-2025). Đặc biệt, tại chương trình nghệ thuật Rạng rỡ non sông Việt Nam diễn ra trong khuôn khổ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình do ca sĩ Đông Hùng và Võ Hạ Trâm kết hợp thể hiện, đã để lại ấn tượng sâu sắc, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả. Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết bản thân rất bất ngờ khi ca khúc được các bạn trẻ yêu mến, đón nhận trên các nền tảng mạng xã hội và lan tỏa trong cộng đồng các bạn trẻ. “Tôi nghĩ đó cũng là một trong những lý do ca khúc được đưa vào thể hiện trong đại lễ 30-4 vừa qua. Và đến khi ca khúc được biểu diễn trong đại lễ tôi thật sự biết ơn Đảng, Nhà nước, các bộ, ban ngành đã tin tưởng và lựa chọn bài hát Viết tiếp câu chuyện hòa bình của mình” - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung bày tỏ. Những thành tích đầy ấn tượng Đến sáng 4-5, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhận định sau 23 năm làm nghề, trải qua bao thăng trầm thì có lẽ năm nay là một cột Trước những “ồn ào”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhận định thành công của bản thân có được ngày hôm nay, đúng như mẹ anh từng nói: “Con chỉ may mắn hơn người khác là gặp được nhiều cơ duyên tốt thôi chứ không phải do con tài giỏi đâu, đừng tự mãn!”. Nam nhạc sĩ bày tỏ sự biết ơn tất cả đồng nghiệp, những bạn trợ lý, quản lý kho nhạc của mình và trên hết, những anh em ca sĩ đã giúp cho bài hát lan tỏa và bước lên những tầm cao mới, có đời sống thực và lâu dài trong trái tim mọi người. “Vì vậy, mình mong những ồn ào tranh cãi hãy khép lại tại đây, mong mọi người đừng so sánh, đừng nói những lời tổn thương đến những ca sĩ đã góp công cho bài hát, các bạn ca sĩ không ai ganh tỵ ai vì bài hát này cả, ai cũng chỉ muốn lan tỏa và mọi người hãy xem như dành cho bài hát này một sự yêu thương đặc biệt, ai cũng có vai trò trong việc lan tỏa bài hát. Sắp tới chắc chắn sẽ xuất hiện những nhân tố mới, những phiên bản mới để bài hát này có thể trở thành bài hát tự hào của toàn dân Việt Nam, những người yêu nước” - nam nhạc sĩ cho hay.• Niềm tự hào Viết tiếp câu chuyện hòa bình Lấy cảm hứng quê hương đất nước và sự biết ơn với thế hệ cha ông đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã viết tiếp câu chuyện hòa bình. Sau quãng thời gian dài thành công với những ca khúc về đề tài tình yêu, gia đình và thiếu nhi, Nguyễn Văn Chung cảm thấy được thôi thúc, phải thử thách bản thân ở một đề tài mới, thiêng liêng hơn. Đúng lúc đó, ca sĩ Duyên Quỳnh ngỏ ý muốn làm một sản phẩm âm nhạc để tặng cha của nữ ca sĩ là một cựu chiến binh cùng các đồng đội của ông. Tuy nhiên, khi xem xét tổng thể album, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nhận ra còn thiếu một ca khúc chủ đề có tính khái quát, có thể kết nối xuyên suốt nội dung. Từ đó, Viết tiếp câu chuyện hòa bình được ra đời vào năm 2023. “Tôi biết ơn Quỳnh vì nhờ có Quỳnh, mình mới có ý tưởng để viết nên bài hát này và Quỳnh cũng là người kiên trì mang bài hát đi diễn từ những ngày đầu tiên phát hành. Quỳnh kiên trì lan tỏa và làm thật nhiều điều cho bài hát để từ đó, bài hát mới được biết tới, được đánh giá đủ tư cách và may mắn được chọn là một trong những bài hát được diễn vào đại lễ 30-4” - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho hay. Tiêu điểm Ca sĩ Võ Hạ Trâm và ca sĩ Đông Hùng thể hiện ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình trong ngày đại lễ 30-4 tại TP.HCM. (Ảnh do nhân vật cung cấp) mốc đáng nhớ, đáng tự hào nhất của bản thân. “Bốn clip của Viết tiếp câu chuyện hòa bình đều lọt vào top trending music của YouTube với các thứ hạng tăng từng ngày, trong đó có hai clip trong đại lễ được trình diễn bởi Võ Hạ Trâm và Đông Hùng, điều đó chứng minh được phần trình diễn bùng nổ ấy đã chạm đến trái tim hàng triệu khán giả như thế nào. Mình biết ơn hai bạn vì đã giúp cho khán giả cảm nhận sâu sắc cái đẹp và sự chắt chiu phần lời bài hát mình đã đặt hết tâm can để viết. Chính nội lực, sự chỉn chu và xúc cảm trong cách hát đã giúp bài hát tạo ra một “làn sóng yêu nước” khổng lồ để rất nhiều người yêu mến bài hát qua 3 phút trình diễn đó. Ngoài ra, bài hát còn đang giữ vị trí số 2 trong bảng xếp Đoạn điệp khúc “Để cho đất nước yên vui từ đó; để cho đỏ thắm màu cờ tự do; để những tiếng cười vang khắp nơi từ ngày chiến thắng” trở thành đoạn nhạc mà bất cứ khán giả yêu nhạc nào cũng thuộc. hạng NhacCuaTui và lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng Làn sóng xanh” - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho hay. Biết ơn đồng nghiệp, các nghệ sĩ góp phần lan tỏa Bên cạnh sự đón nhận từ khán giả thì những tranh luận cũng nối tiếp diễn ra đối với Viết tiếp câu chuyện hòa bình. Theo đó, màn trình diễn dịp lễ 30-4 vừa qua của Võ Hạ Trâm và Đông Hùng bên cạnh nhiều lời khen thì khán giả tiếc nuối và thắc mắc khi Duyên Quỳnh không phải là người được mời trình bày ca khúc tại sự kiện chính cấp quốc gia bởi Duyên Quỳnh là người đầu tiên thể hiện bài hát, góp phần quan trọng vào việc lan tỏa nó từ những ngày đầu phát hành cách đây gần hai năm. Phật tử, người dân đang hướng về đại lễ Vesak 2025 Ngày 4-5, lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tiếp tục diễn ra tại chùa Thanh Tâm ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM, thu hút hàng ngàn người dân, Phật tử trên khắp các tỉnh, thành cả nước. Theo ghi nhận của PV trong ngày thứ Hai này, lễ chiêm bái diễn ra với sự điều phối của các tình nguyện viên cũng như chư tôn đức ban an ninh đại lễ Vesak. Ban tổ chức Vesak 2025 đã đưa ra các lưu ý cụ thể về chiêm bái xá lợi Đức Phật. Theo đó, ban tổ chức không thu, nhận bất kỳ chi phí nào đối với người đến chiêm bái, không tiếp nhận vòng hoa, lễ phẩm cúng dường... Do quãng đường đi bộ để có thể tới được cổng chính của chùa dài khoảng 2 km nên người dân cần tuân theo hướng dẫn, quy định của ban tổ chức đồng thời cần đảm bảo sức khỏe cho bản thân để không làm giảm đi sự hào hứng và lòng thành kính của người dân. Sự kiện chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ sẽ kéo dài đến ngày 8-5. Ngoại trừ sáng 6-5 chỉ dành riêng cho các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025, còn lại thời gian chiêm bái từ 6 giờ đến 22 giờ hằng ngày. Ngoài lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Thanh Tâm ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM, vào 14 giờ ngày 6-5 sẽ chính thức diễn ra lễ chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM). Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP.HCM thông tin các phái đoàn và cá nhân đã đăng ký chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức trước đó vào các ngày 3, 4, 5-5 và sáng 6-5 hoan hỷ đăng ký lại ngày, giờ phù hợp như trên. Do số lượng đăng ký trong hai ngày 6 và 7-5 khá đông, ban tổ chức khuyến khích các phái đoàn chọn đăng ký vào các ngày 8, 9, 10-5 để việc chiêm bái được thuận tiện hơn. Đại lễ Vesak 2025 sẽ chính thức khai mạc vào 8 giờ sáng 6-5. Đại lễ Vesak năm nay có hơn 2.700 đại biểu tham dự, trong đó có khoảng 1.300 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thông điệp chính của Vesak 2025 tại Việt Nam là “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Dịp này, Ban văn hóa GHPGVN phối hợp với huyện Bình Chánh tổ chức 285 gian hàng trưng bày các sản phẩm truyền thống Việt Nam, các ấn phẩm Phật giáo và các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng lãm của khách thập phương đến tham dự các sự kiện của đại lễ Vesak. Ban văn hóa GHPGVN sẽ tổ chức lễ thượng đại Phật kỳ 500 m2 trước thềm khai mạc đại lễ Vesak, tổ chức lễ hội hoa đăng cầu quốc thái dân an, dự kiến thắp sáng 35.000 hoa đăng với 12.000 người tham dự. Ngoài ra tổ chức triển lãm thư tịch cổ, bảo vật quốc gia; tổ chức biểu diễn nghệ thuật với sự góp mặt của các nghệ sĩ trong và ngoài nước. THĂNG BÌNH Người dân và Phật tử đến chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM). (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==