14 Bạn đọc - Thứ Hai 5-5-2025 bandoc@phapluattp.vn Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (khai mạc từ ngày 5-5). Tại dự luật, Chính phủ đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa so với quy định hiện hành trong một số lĩnh vực. Trong đó, tăng mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm của cá nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ 75 triệu đồng lên 150 triệu đồng. Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu và có đề xuất phù hợp. Trên cơ sở đó, Pháp Luật TP.HCM ghi nhận ý kiến của người dân, chuyên gia liên quan đến đề xuất trên của Chính phủ. Luật sư - ThS ĐẶNG THỊ THÚY HUYỀN, Đoàn Luật sư TP.HCM: Cần tính đến ngưỡng thu nhập của người dân Thực tế hiện nay với nhiều lỗi vi phạm, dù đã có mức xử phạt rất cao quy định tại Nghị định 168/2024 nhưng một bộ phận người tham gia giao thông vẫn có dấu hiệu “nhờn luật”. Cho nên có thể hiểu lý do vì sao Chính phủ lại có đề xuất như vậy tại dự luật. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi và công bằng xã hội, cần xây dựng hệ thống mức phạt đa tầng, có tính đến cảnh hiện nay và nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành quy định khi tham gia giao thông của người dân. Tuy nhiên, tăng như thế nào để vừa nâng cao ý thức giao thông của người dân, vừa đảm bảo khả năng chấp hành quyết định xử phạt hành chính (túi tiền của người dân) là điều mà các cơ quan chức năng phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Mức lương cơ sở hiện nay là 2,34 triệu đồng và thu nhập bình quân trên đầu người tại Việt Nam năm 2024 là khoảng 7,7 triệu đồng. Như vậy, mức phạt tối đa theo đề xuất (150 triệu đồng) sẽ gấp khoảng 64 lần mức lương cơ sở, gần 20 lần thu nhập bình quân đầu người. Trong khi đó, trong lĩnh vực dân sự, liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại do bị tổn hợp, qua nghiên cứu, tiếp thu từ góc nhìn lý luận và cả góc nhìn thực tiễn cho thấy mức tăng trên không hợp lý thì có thể đề xuất điều chỉnh cho phù hợp. Luật sư TRƯƠNG VĂN TUẤN, Đoàn Luật sư TP.HCM: Cần tăng cường xử lý vi phạm Mức xử phạt hiện nay đã tương đối cao, nếu tăng nữa sẽ không phù hợp với khả năng nộp phạt của người dân. Theo tôi, mức phạt cao không đi đôi với việc chấp hành nghiêm túc luật lệ giao thông của người dân mà Nghị định 168/2024 là một ví dụ điển hình. Thời gian đầu khi triển khai Nghị định 168/2024, tình hình tai nạn giao thông giảm rõ rệt; ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao; văn hóa tham gia giao thông từng bước được hình thành và duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, gần đây một bộ phận người dân tham gia giao thông có dấu hiệu không chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, mặc dù biết các chế tài xử phạt đã được tăng nặng theo Nghị định 168/2024. Tại các TP lớn, các nút giao thông thường xuyên xảy ra hành vi vượt đèn đỏ, lấn làn đường, đi ngược chiều, không đứng đúng vạch kẻ đường. Tình trạng người tham gia giao thông đi lên vỉa hè xuất hiện thường xuyên khiến người đi bộ gặp không ít khó khăn khi phải nhường đường trên chính vỉa hè dành cho người đi bộ. Cá nhân tôi cho rằng cần tiếp tục tăng cường xử lý vi phạm hơn nữa, thay vì chỉ thực hiện mạnh theo từng đợt.• Dự thảo sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa lĩnh vực vi phạm giao thông đường bộ từ 75 triệu đồng lên 150 triệu đồng. Ảnh: PHI HÙNG Lịch tư vấn của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM (Từ ngày 5 đến 9-5) Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ. Địa điểm: 470 Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 10, TP.HCM. Thứ Hai, 5-5: Sáng: Luật sư (LS): ĐÀO HOÀNG LIÊN, NGUYỄN TUẤN NHƯ. Chiều: LS: NGUYỄN NGỌC TÚY LINH, NGUYỄN ANH TUẤN. Thứ Ba, 6-5: Sáng: TGV: HUỲNH TRỌNG LỘC (trực tại TAND quận 10). LS: NGUYỄN BẢO ANH (trực tại TAND quận 5) LS:NGUYỄNĐỊNHTƯỜNG,NGUYỄNTHỊMINHPHƯƠNG. Chiều: LS: LẠI THỊ LAN, VÕ THỊ TUYẾT HẠNH. Thứ Tư, 7-5: Sáng: LS: NGUYỄN VĂN ĐÔNG (trực tại TAND quận 5). CV: ĐOÀN MINH NAM (trực tại TAND quận 10). LS: LẠI THỊ NGỌC ĐIỂM, ĐOÀN THỊ NGỌC LINH. Chiều: LS: NGUYỄN HỒ ZDU, TRẦN TOÀN THẮNG. Thứ Năm, 8-5: Sáng: LS: HUỲNH VĂN PHỤC, TRẦN BÌNH LUẬN. Chiều: LS: HOÀNG CÔNG KHANH, BÙI THỚI VINH. Thứ Sáu, 9-5: Sáng: GĐ-TGV: HUỲNH TẤN ĐẠT (trực tư vấn, tiếp công dân). LS: HUỲNH KHẮC THUẬN, NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ. Chiều: LS: LƯƠNG THỊ HOÀNG YẾN, ĐẶNG CHÍ NGHĨA. Lịch tư vấn pháp luật miễn phí của báo Pháp Luật TP.HCM (Từ ngày 5 đến 9-5) Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ. Địa điểm: 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM. Thứ Hai, 5-5: Sáng: LS PHAN THANH HUÂN (hình sự, dân sự, kinh tế). Thứ Tư, 7-5: Sáng: LS HUỲNH VĂN NÔNG (dân sự, nhà đất, hành chính). Thứ Sáu, 9-5: Sáng: LS PHẠM MINH TÂM (dân sự, hình sự, nhà đất, hôn nhân và gia đình). ngưỡng thu nhập của người dân, hoàn cảnh vi phạm và khả năng thực thi của lực lượng chức năng. Đồng thời, Nhà nước cần đưa ra lý do và cơ sở cụ thể, thỏa đáng để tăng mức phạt tối đa lên theo đề xuất nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Mức phạt 150 triệu đồng chỉ nên áp dụng cho “hành vi đặc biệt nghiêm trọng”, có nguy cơ cao gây thiệt hại về người và tài sản. Đối với các vi phạm thông thường, cần có mức phạt phù hợp tránh biến pháp luật thành gánh nặng kinh tế, gây ra phản ứng tiêu cực trong xã hội. Luật sư TRƯƠNG NGỌC LIÊU, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Phải có cơ sở khoa học và tính toán thận trọng Tôi cho rằng đề xuất tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực là cần thiết trong bối thất tinh thần, mức tối đa chỉ đến 100 tháng lương cơ sở (234 triệu đồng) khi tính mạng bị xâm phạm. Qua sự so sánh trên, có thể thấy con số 150 triệu đồng không phải là nhỏ, nếu không muốn nói là rất lớn đối với đa số người dân. Vì vậy, để đảm bảo quy định của pháp luật có thể đi vào thực tiễn đời sống, phát huy được hiệu quả của một trong những công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, cơ quan đề xuất phải có những lý giải thỏa đáng, được chứng minh bằng những căn cứ, cơ sở khoa học của việc đề xuất mức phạt mới này. Trường Nhà nước cần đưa ra lý do và cơ sở cụ thể, thỏa đáng để tăng mức phạt tối đa lên theo đề xuất nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân. TĂNG MỨC PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG LÊN ĐẾN 150 TRIỆU Cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ! Người dân và chuyên gia cho rằng cần có cơ sở rõ ràng cho việc đề xuất tăng mức phạt tối đa đối với vi phạm giao thông đường bộ, ngoài ra phải tính đến thu nhập của người dân, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông. TUẤN ANH - SONG MAI Những trường hợp như đua xe, lạng lách, cố tình vượt đèn đỏ thì phải xử thật nghiêm, có thể phạt nặng để răn đe. Nhưng cũng có khi người dân vi phạm vì hoàn cảnh, do thiếu hiểu biết hay sơ suất nhỏ. Nếu mức phạt quá cao, người lao động dễ bị đẩy vào cảnh kiệt quệ. Theo tôi, điều quan trọng không chỉ là tăng mức phạt, mà là phân loại rõ ràng mức độ vi phạm và đối tượng áp dụng. Anh ĐINH XUÂN QUỐC, tài xế xe công nghệ tại TP.HCM Tôi cho rằng việc tăng mức phạt nếu muốn công bằng và hiệu quả thì cần gắn liền với điều kiện hạ tầng và tổ chức giao thông. Không thể chỉ tăng phạt mà không cải thiện hệ thống biển báo, vạch đường, đèn tín hiệu. Nhiều tuyến đường hiện nay biển báo mờ, khuất tầm nhìn hoặc bố trí bất hợp lý khiến tài xế dễ vi phạm dù không cố ý. Khi đặt ra mức phạt cao, Nhà nước cũng cần song hành với trách nhiệm nâng cấp hạ tầng và tổ chức giao thông một cách minh bạch, hợp lý. Giao thông là câu chuyện hai chiều - người dân chấp hành luật, còn cơ quan quản lý cũng phải đảm bảo điều kiện để người dân thực hiện đúng. Ông HOÀNG CÔNG HIÊN, người dân sống tại Biên Hòa, Đồng Nai
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==