096-2025

4 Thời sự - Thứ Hai 5-5-2025 thoisu@phapluattp.vn CHÂN LUẬN thực hiện Hôm nay (5-5), kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XV khai mạc. Trước bối cảnh cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, tổ chức chính quyền hai cấp và Trung ương xác định phải đổi mới công tác xây dựng, thi hành luật pháp, kỳ họp này được Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn xác định là “kỳ họp lịch sử, quyết định những vấn đề lịch sử”. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định: “Kỳ họp này không những mang tính lịch sử khi quyết định những vấn đề lịch sử mà việc đổi mới công tác xây dựng, hoàn thiện luật pháp sẽ đặt nền tảng quan trọng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Thực hiện những cải cách thế chế quan trọng . Phóng viên: Thưa Phó Thủ và chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng. Những sự kiện trọng đại, những dấu mốc lịch sử đó càng khiến cho kỳ họp này càng trở nên ý nghĩa. Kỳ họp này không chỉ giải quyết các vấn đề cấp bách mà còn thực hiện những cải cách thể chế quan trọng, đặc biệt là sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và hoàn thiện hệ thống luật pháp 11, Chính phủ và QH đều đã nỗ lực để có một nghị trình QH khá toàn diện, đổi mới và nhiều kỳ vọng. + Quá trình chuẩn bị kỳ họp thứ 9 cho thấy Chính phủ đã nỗ lực tối đa, QH đã hết sức lắng nghe trong bối cảnh thời gian chuẩn bị kỳ họp ngắn, khối lượng công việc lớn, yêu cầu chất lượng công việc cao. Các thách thức về tiến độ chuẩn bị cho nghị trình và chất lượng các dự luật, dự thảo nghị quyết đã được cả hai bên vượt qua. Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Chính phủ sẽ trình QH nhiều dự án luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, gỡ khó cho các dự án và tạo động lực tăng trưởng. Các nội dung trình QH được cân nhắc kỹ lưỡng, trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu. Chính phủ cũng đã tiếp thu nghiêm túc các chỉ đạo và được Ủy ban Thường vụ QH, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn cơ bản đồng thuận, thống nhất cao về các nhóm vấn đề với tinh thần đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử mà đất nước, nhân dân giao phó. Rà soát, sửa đổi hàng trăm thông tư, nghị định để gỡ các điểm nghẽn . Chúng ta cùng hy vọng sau kỳ họp này, đất nước sẽ bước sang một trang mới với nhiều cải cách. Theo ông, đâu là yếu tố mang tính quyết định? + Trước hết phải kể đến sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên, trực tiếp của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm. Sự lãnh đạo toàn diện, đổi mới, quyết liệt đã đảm bảo định hướng chiến lược, thống nhất ý chí và hành động, tạo động lực chính trị mạnh mẽ cho cải cách. Và tất nhiên, để các chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn thì HÔM NAY KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XV: Kỳ họp lịch sử tướng, kỳ họp lịch sử này còn gắn với nhiều sự kiện trọng đại của đất nước? + Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đất nước ta vừa bước qua thời khắc 30-4 lịch sử, đánh dấu 50 năm thống nhất đất nước. Không khí phấn khởi, vui tươi, tràn đầy hy vọng ấy vẫn đang hiện diện ở nhiều nơi, trong lòng người. Năm nay chúng ta kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, 80 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới. QH và cơ quan chấp hành của QH là Chính phủ sẽ thể chế hóa các chủ trương cải cách của Trung ương, Bộ Chính trị trong việc hoạch định tương lai đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tinh gọn bộ máy và khơi thông nguồn lực xã hội. . Sau Hội nghị Trung ương Chúng ta đã xác định tình hình thế giới luôn diễn biến khó lường, tác động sâu rộng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, một nước có độ mở nền kinh tế lớn. Vì vậy, chúng ta luôn phải chủ động và có giải pháp ứng phó hiệu quả. Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế quan đối ứng ở mức 46% đối với Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm mà theo người đứng đầu chính quyền Mỹ đã miêu tả là hiệu quả. Những định hướng lớn của hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Mỹ đã đặt nền tảng cho chuyến đi của tôi, với tư cách là đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, đến Mỹ ngay sau đó để thảo luận về một cuộc đàm phán thuế quan và một thỏa thuận thương mại song phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn chỉ đạo sát sao, các cơ quan hữu quan cũng đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu, các chủ thể liên quan cũng đã thực thi tốt các chỉ đạo của Trung ương, của Tổng Bí thư, của Chính phủ và Thủ tướng. Đàm phán thuế quan giữa hai nước vẫn đang tiếp tục. Qua sự việc này, có thể khẳng định rằng để ứng phó kịp thời với các diễn biến khó lường trên trường quốc tế thì điều kiện tiên quyết là kinh tế phải tự cường, đất nước phải thịnh vượng, dân tộc phải không ngừng vươn lên. Bài học Đổi mới tại Đại hội VI năm 1986 của Đảng đã chứng minh khi chủ trương cải cách được thực hiện triệt để thì không những kinh tế phát triển, đất nước thịnh vượng mà tâm thế của dân tộc cũng được nâng lên. Trong sự nghiệp cải cách của Đảng, yếu tố quan trọng nhất vẫn là xây dựng, hoàn thiện một hệ thống luật pháp minh bạch, an toàn, khuyến khích đổi mới, tưởng thưởng sáng tạo, tôn trọng khác biệt. Các nghị quyết gần đây của Đảng khi được triển khai triệt để thì hệ thống luật pháp chắc chắn sẽ là bệ đỡ cho một nền kinh tế Việt Nam tự cường, một đất nước Việt Nam thịnh vượng, một dân tộc Việt Nam hùng cường. Phó Thủ tướng HỒ ĐỨC PHỚC Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ thực hiện những cải cách thể chế quan trọng, đặc biệt là sửa đổi Hiến pháp 2013 và hoàn thiện hệ thống luật pháp để đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới. Cải cách thể chế để đất nước tự cường TS NGUYỄN ĐÌNH CUNG, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Phải đập bỏ điểm nghẽn để doanh nghiệp lớn lên Thể chế khiến cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân chưa thể trở thành “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế bởi trùng điệp các thủ tục hành chính phiền hà, tốn kém. Thể chế cũng đang khiến doanh nghiệp mất đi nhiệt huyết và khát khao cống hiến cho phát triển chung của quốc gia. Trong hệ thống luật pháp hiện nay có những đạo luật gồm rất nhiều “không”. Có thể kể đến như không rõ mục tiêu quản lý, không rõ ràng, không cụ thể, không hợp lý, không hiệu lực, không hiệu quả, không tiên lượng được… Vì vậy, cần quyết đoán, dứt khoát đập và tháo bỏ “điểm nghẽn thể chế”, nhanh chóng chuyển đổi hệ thống pháp luật hiện nay từ thiên về quản lý, không quản được thì cấm, năng lực đến đâu thì mở đến đó sang hệ thống pháp luật bảo đảm tự do kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, mở rộng và kiến tạo cơ hội phát triển… Ý kiến TS MẠC QUỐC ANH, Bí thư Đảng ủy Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội: Kỳ vọng thúc đẩy giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp Cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng nhiều quyết sách sẽ được QH thông qua, như gia hạn giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026, giảm chi phí đầu vào, kích cầu tiêu dùng trong nước. Việc sửa Luật Thuế thu Các quyết sách được thông qua sẽ tạo động lực giúp cộng đồng doanh nghiệp đóng góp lớn hơn nữa vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo. Ảnh: QUANG HUY Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==