11 Kinh tế - Thứ Ba 6-5-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Tiêu điểm Thanh tra, kiểm tra mỗi năm một lần đối với doanh nghiệp Một nội dung quan trọng khác, Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, quyền cạnh tranh bình đẳng và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân. Trong đó có cơ chế đặc thù để xử lý các dự án, hợp đồng tồn đọng kéo dài nhiều năm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực xã hội, cản trở quá trình phát triển của các DN tư nhân, song song với việc xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật. “Chấm dứt tình trạng cơ quan nhà nước, DN nhà nước chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo các hợp đồng đã ký với các DN tư nhân”- nghị quyết nêu. Đặc biệt, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lặp, kéo dài, không cần thiết; bảo đảm nguyên tắc chỉ thực hiện thanh tra, kiểm tra mỗi năm một lần đối với DN, trừ trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc DN vi phạm. “Xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho DN” - Bộ Chính trị lưu ý và đề nghị ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện từ, giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp. Đặc biệt, miễn kiểm tra thực tế đối với các DN tuân thủ tốt quy định pháp luật. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng lưu ý tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự; giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các DN, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại. “Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo” - Bộ Chính trị nhấn mạnh, đồng thời lưu ý không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho DN. Đối với các vụ việc thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng, Bộ Chính trị yêu cầu phải sớm có kết luận, tránh ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của DN, doanh nhân. “Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tế tư nhân tra, xét xử các vụ án” - nghị quyết nêu, đồng thời yêu cầu bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án. Đặc biệt, cần phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của DN của cá nhân những người quản lý trong DN. Bộ Chính trị nêu nguyên tắc cho phép sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra. Ngoài ra, tại nghị quyết vừa được ban hành, Bộ Chính trị cũng yêu cầu tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao. Cụ thể, tăng cường cơ hội tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho kinh tế tư nhân; đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho kinh tế tư nhân, cùng với đó là các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân…• QUANG HUY - PHƯƠNG MINH Với việc Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết 68 ngày 4-5-2025, quyết tâm chính trị phát triển kinh tế tư nhân được khẳng định. Tuy nhiên, theo góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp (DN) để nghị quyết đi vào cuộc sống, cần giải quyết các điểm nghẽn cố hữu: Thể chế còn vướng mắc, vốn khó tiếp cận, chi phí cao, thủ tục phức tạp. Đổi mới thực chất môi trường kinh doanh là mệnh lệnh bắt buộc để đạt mục tiêu. Ông PHAN ĐỨC HIẾU, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Gỡ nút thắt thể chế tạo đột phá cho kinh tế tư nhân Việc cụ thể hóa các nguyên tắc phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt theo định hướng của Nghị quyết 68/2025 do Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ban hành sẽ là cơ sở vững chắc để thể chế hóa và tạo đột phá cho khu vực này. Quan điểm chủ đạo là kiến tạo môi trường kinh doanh dựa trên nguyên tắc tự do kinh doanh, giảm thiểu rào cản và thúc đẩy mạnh mẽ quyền này. Tuy nhiên, thể chế hiện hành còn nhiều điểm nghẽn tác động tiêu cực. Chi phí tuân thủ cao, đặc biệt khi DN lớn mạnh, có thể làm nản lòng việc mở rộng quy mô. Nghiêm trọng hơn, cơ chế phân bổ nguồn lực còn mang nặng tính hành chính thay vì thị trường. Điều này dẫn đến tình trạng DN có “quan hệ tốt” dễ dàng được cấp phép, biến giấy phép thành công cụ bảo hộ, cản trở sự gia nhập thị trường của những người có ý tưởng mới. Môi trường thiếu cạnh tranh và đào thải tự nhiên khiến DN hiện hữu không có động lực đổi mới, chỉ tập trung duy trì vị thế nhờ rào cản thể chế. Thực trạng này, bao gồm các điểm nghẽn về thể chế, rào cản giấy phép con và tư duy “không quản được thì cấm”, đã được Nghị quyết 68/2025 chỉ rõ. Việc giải quyết những vấn đề này là vô cùng cần thiết. Thủ tục hành chính, đầu tư phức tạp vô hình trung thúc đẩy DN tìm đến “thân hữu” để đẩy nhanh tiến độ, tạo động lực cho các mối quan hệ không dựa trên năng lực. Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch trong các quy định về đấu thầu, chấp thuận đầu tư làm dấy lên câu hỏi về việc Nhà nước vẫn có thể giao cơ hội kinh doanh cho một số DN nhất định, thay vì tạo sân chơi bình đẳng. Như vậy, gốc rễ vấn đề nằm ở thể chế: Một mặt là tư duy hành chính còn tồn tại, mặt khác là thủ tục quá phức tạp khiến DN phải tìm cách “đi đường tắt”, ngay cả khi muốn làm đúng. TS JAMES COOPER, ĐH RMIT Việt Nam: Định hướng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh mới Để thúc đẩy kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, kinh tế tư nhân Việt Nam cần tập trung phát triển các ngành có nền tảng vững chắc và tiềm năng lớn. Công nghệ thông tin, sản xuất và du lịch nổi lên như ba trụ cột hàng đầu, cùng với vai trò quan trọng của nông nghiệp. Trong bối cảnh động lực thế giới đang thay đổi, các lĩnh vực này mang đến cơ hội quốc tế đầy hứa hẹn. Việt Nam có đủ nguồn lực, năng lực và tinh thần khởi nghiệp cần thiết để nắm bắt. Tuy nhiên, vấn đề then chốt là Chính phủ phải kiến tạo được một khung khổ thể chế và pháp lý thực sự thuận lợi, khuyến khích và khơi dậy tối đa tiềm năng của khu vực tư nhân. Du lịch và nông nghiệp là những ví dụ điển hình về cơ hội lớn cho Việt Nam. Song hướng đi chiến lược cụ thể sẽ do chính các doanh nhân quyết định, dựa trên nền tảng môi trường kinh doanh thông thoáng mà Chính phủ tạo ra. Hiện nay, phần lớn DN Việt Nam là DN vừa và nhỏ (SMEs). Để các SMEs này có thể vươn lên thành những “đại bàng” tiếp theo, tính bền vững là yếu tố cốt lõi. Nhiều DN gia đình đang hoặc sẽ đối mặt với sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để thế hệ kế cận, với kiến thức và tầm nhìn mới, đưa DN lên tầm cao mới trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Do đó, Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện, nuôi dưỡng và khuyến khích tinh thần kinh doanh ở mọi cấp độ. Điều này đòi hỏi việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và xây dựng các mạng lưới hỗ trợ DN ngày càng hiệu quả, thực chất hơn. TS HUỲNH PHƯỚC NGHĨA, chuyên gia kinh tế: Cần đổi mới thực chất môi trường kinh doanh Để hiện thực hóa các mục tiêu đầy tham vọng về phát triển khu vực kinh tế tư nhân - như đạt 2 triệu DN hay có các tập đoàn lớn vươn tầm quốc tế - đòi hỏi những thay đổi căn cơ từ nền tảng. Mấu chốt nằm ở việc kiến tạo một môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi và kích thích sự phát triển. Nền tảng quyết định sự lớn mạnh này chính là môi trường kinh doanh. DN vẫn thường xuyên đối mặt với những vướng mắc về pháp lý, chính sách thiếu nhất quán, khó đoán định. Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, không chỉ gây tốn kém thời gian, chi phí mà còn tạo tâm lý e ngại cho nhiều hộ kinh doanh dù có quy mô lớn nhưng không muốn chuyển đổi thành DN chính thức, kìm hãm sự gia tăng về số lượng. Tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, vẫn là bài toán nan giải. DN tư nhân, nhất là các DN nhỏ và vừa, gặp khó khăn khi tìm kiếm vốn cho đầu tư dài hạn, nghiên cứu phát triển (R&D) hay ứng dụng công nghệ mới. Thiếu vắng các cơ chế “vốn rẻ”, “vốn dễ” đúng nghĩa hay các quỹ đầu tư mạo hiểm, thay vào đó là sự phụ thuộc vào các mối quan hệ không chính thức hoặc nguồn vốn vay với lãi suất cao. Ngay cả các ngành chiến lược được ưu tiên cũng chưa nhận được sự hỗ trợ nguồn lực tương xứng để khu vực tư nhân tham gia hiệu quả. Bên cạnh đó, gánh nặng chi phí, bao gồm cả các “chi phí không chính thức” vẫn còn phổ biến, bào mòn nghiêm trọng nguồn lực và sức cạnh tranh của DN. Điều này khiến nhiều đơn vị chỉ tập trung vào gia công, tối ưu chi phí trước mắt thay vì mạnh dạn đầu tư chiều sâu, xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị gia tăng vì rủi ro và chi phí bỏ ra quá lớn.• Môi trường kinh doanh thuận lợi: Chìa khóa cho tư nhân bứt phá Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành kỳ vọng tạo ra môi trường cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch hơn cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. Hoạt động sản xuất may mặc xuất khẩu của một công ty tư nhân ở TP.HCM. Ảnh: NGUYỆT NHI
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==