097-2025

2 Thời sự - Thứ Ba 6-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Chiều 5-5, với đa số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua hai nghị quyết liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Cụ thể là Nghị quyết của QH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết của QH về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là ủy ban). Cùng một lúc phải chuẩn bị rất nhiều việc Phát biểu tại phiên họp tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh một trong những nội dung rất quan trọng của kỳ họp thứ 9 là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ông cũng thông tin ngày 14-5, QH sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về nội dung này. Tổng Bí thư lưu ý phải đảm Cho biết Chính phủ sẽ có phiên họp về đánh giá bốn tháng đầu năm, tuy nhiên, Tổng Bí thư nhận định “có những chỉ tiêu rất mừng”. Dẫn chứng, ông nói tiêu chí thu ngân sách, phát triển sản xuất, kinh doanh tương đối tốt. Trong bốn tháng thu được khoảng 48% kế hoạch của cả năm, riêng Hà Nội thu rất cao, đạt hơn 50%. Tổng Bí thư đánh giá đây là sự nỗ lực phấn đấu rất lớn, trong khi chúng ta phải đối xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, tập trung vào các quy định về MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn cũng khẳng định việc sử a đổ i, bổ sung mộ t số điều của Hiến pháp năm 2013 là công việc rất hệ trọng, cần tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả. “Sửa Hiến pháp lần này chỉ tập trung phục vụ việc tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương, không mở rộng sang các lĩnh vực khác” - ông nhấn mạnh và nói từ ngày 6-5, QH sẽ lấy ý kiến của nhân dân và thời gian là một tháng. Liên quan tới sáp nhập cấp tỉnh, ông Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến sau khi Chính phủ trình đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, QH sẽ thảo luận cho ý kiến. Nếu được QH chấp thuận nhấn nút thông qua thì sẽ sáp nhập từ 63 xuống còn 34 tỉnh, TP. Bên cạnh đó, quy định chuyển tiếp cũng được Bộ Chính trị cho ý kiến, với thời gian khoảng 1,5 tháng để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chứ c cấp huyện. “Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lầ n nà y mang tính giớ i hạ n, dự kiế n chỉ liên quan đế n khoả ng 08/120 điề u củ a Hiế n phá p năm 2013 nên đề nghị QH xá c định hình thứ c văn bả n để sử a đổ i, bổ sung mộ t số điề u củ a Hiế n pháp lần này là nghị quyết củ a QH” - Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn nói thêm. Quốc hội thông qua 2 nghị về việc sửa Hiến pháp bảo đúng quy trình theo quy định, vì việc này liên quan đến lấy ý kiến của nhân dân. Tuy chỉ sửa đổi, bổ sung 8/120 điều trong Hiến pháp nhưng các cơ quan soạn thảo, QH, Chính phủ đã chuẩn bị hết sức chu đáo. Theo Tổng Bí thư, Đại hội Đảng tới đây sẽ quyết định xem xét bổ sung cương lĩnh, những định hướng phát triển đất nước để có tầm nhìn dài hơn, nhất là sau khi tổng kết 40 năm đổi mới. “Nếu có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản nhưng có lẽ phải sau Đại hội XIV mới tính đến” - Tổng Bí thư nêu rõ. “Cùng một lúc chúng ta phải tập trung chuẩn bị đại hội các cấp, sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, muốn đại hội được thì cũng phải có bộ máy, kể cả bộ máy hành chính và bộ máy tổ chức của Đảng. Đồng thời vẫn phải đảm bảo được tất cả công việc thường xuyên, đảm bảo yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội” - Tổng Bí thư nói. mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ông khẳng định đất nước muốn phát triển phải tập trung giải quyết yêu cầu đặt ra để có nguồn lực cho đầu tư phát triển, bên cạnh những yêu cầu phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế, tiếp tục cải thiện đời sống của nhân dân... Tổng Bí thư lưu ý đất nước phát triển thì người dân phải được thụ hưởng thành quả, trong đó việc tạo tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn sau rất quan trọng. “Nếu năm nay không bắt tay vào những việc đó thì sẽ không thể hoàn thành được các chỉ tiêu của nhiệm kỳ Đại hội XIII đề ra. Hoàn thành được chỉ tiêu nhiệm kỳ Đại hội XIII là tiền đề rất tốt để chúng ta đặt ra kế hoạch cho Đại hội XIV” - Tổng Bí thư nêu rõ. Chỉ tập trung sửa vấn đề liên quan đến bộ máy Tổng thư ký QH Lê Quang Tùng cho hay QH quyết định Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, phải sau Đại hội XIV mới tính đến việc xem xét sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản, đồng thời bổ sung cương lĩnh phát triển đất nước để có tầm nhìn dài hơn. Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào sáng 5-5. Ảnh: QH Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn làm chủ tịch ủy ban. Các phó chủ tịch ủy ban gồm Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Các ủy viên thường trực gồm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà. Tám ủy viên gồm Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu QH Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát QH Dương Thanh Bình, Tổng thư ký QH Lê Quang Tùng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cao Huy. 15 thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Cử tri đánh giá cao chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Sáng 5-5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã có báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp. Ông Chiến cho biết cử tri và nhân dân bày tỏ vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao việc Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”. Cử tri và nhân dân đặc biệt ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc tháo gỡ “nút thắt”, “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025. Trong đó, nhiều công trình dự án trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ; đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình trong cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tạo được khí thế hồ hởi, phấn khởi trong xã hội. Ông Chiến cũng cho hay người dân bày tỏ vui mừng, phấn khởi, tự hào, tự tin về kết quả đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước đã tăng cường các chuyến thăm, làm việc với các nước; đồng thời nhiều nguyên thủ các nước cũng đến thăm và làm việc với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta... nâng tầm vị thế của đất nước. Ngoài ra, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều vụ việc được điều tra làm rõ, xử lý nhiều cán bộ nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người vi phạm là ai. Đáng chú ý là việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã bổ sung thêm nội hàm phòng, chống lãng phí vào nội dung của Ban Chỉ đạo. Việc tập trung điều tra, triệt phá một số vụ án lớn ảnh hưởng đến đời sống của người dân như các vụ lừa đảo qua mạng, vụ sữa giả, thuốc giả..., thường xuyên cập nhật các thủ đoạn lừa đảo mới để người dân kịp thời phòng tránh của Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Ảnh: QH

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==