097-2025

3 Thời sự - Thứ Ba 6-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Trong phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XV, sáng 5-5, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Đây là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhân dân ta, đất nước ta”. Sẽ ban hành nghị quyết sắp xếp các xã Kỳ họp thứ 9 lần này sẽ xem xét, thảo luận và quyết định khối lượng công việc lớn nhất của các kỳ họp QH từ trước đến nay, với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả lĩnh vực lập hiến - lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn thông tin tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. QH sẽ dành thời gian để xem xét các báo cáo quan trọng của Chính phủ. QH sẽ phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2025; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 để bố trí ít nhất 3% ngân sách cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phấn đấu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo. QH cũng sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia; quyết định rút ngắn nhiệm kỳ QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; quyết định ngày bầu cử đại biểu QH khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. “Trong thời gian diễn ra kỳ họp, Ủy ban Thường vụ QH sẽ xem xét, thông qua các nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác” - theo Chủ tịch QH. “Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển Đề xuất gỡ vướng cho hơn 2.200 dự án Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý sớm ban hành chính sách cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các ngành công nghệ, kỹ thuật, khoa học cơ bản, văn hóa, nghệ thuật với lãi suất ưu đãi và hạn mức vay phù hợp với học phí, chi phí sinh hoạt. “Bố trí nguồn lực để thực hiện miễn học phí cho học sinh mầm non và phổ thông, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả ngay từ năm học 2025-2026” - Thủ tướng nói. Thủ tướng cũng nhắc đến mục tiêu tiếp tục đầu tư phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở; không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế chuyển từ công tác khám chữa bệnh sang chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng tới mục tiêu miễn viện phí cho tất cả người dân. “Đây là việc làm khó nhưng nếu chúng ta làm tốt, tăng trưởng tốt thì có thể làm được với tốc độ thu ngân sách như hiện nay” - Thủ tướng khẳng định. Kỳ họp thứ 9 lần này sẽ xem xét, thảo luận và quyết định khối lượng công việc lớn nhất của các kỳ họp Quốc hội từ trước đến nay, với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả lĩnh vực. quyết Sửa Hiến pháp lần này chỉ tập trung phục vụ việc tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, không mở rộng sang các lĩnh vực khác. Loại bỏ những cồng kềnh, giảm tầng nấc trung gian Trong phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu QH Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) chia sẻ sửa đổi Hiến pháp lần này là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý nhằm tiếp tục đổi mới bộ máy Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Ông Hùng cũng đánh giá cao việc sửa đổi lần này với các nội dung trọng yếu - “đúng, trúng” các nút thắt thể chế. Cụ thể là tái định hình mô hình tổ chức chính quyền địa phương, loại bỏ sự cồng kềnh giao thoa ba cấp, giảm tầng lớp trung gian… để thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền hành động nhanh, linh hoạt, tập trung, trách nhiệm. Theo đại biểu Hùng, việc sửa đổi Hiến pháp còn giúp củng cố vài trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân mà đây phải là chủ thể có quyền năng giám sát thực chất và phản biện chính sách - điều đã được quy định rõ trong Hiến pháp năm 2013. Sửa đổi Hiến pháp tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã - vấn đề chưa có tiền lệ nhưng đang là vấn đề cấp bách cần được quy định ngay. Để Hiến pháp thực sự là bền vững” - Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định và tuyên bố khai mạc kỳ họp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền Tại phiên khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước QH đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2025. Chính phủ đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, người nước ngoài, chuyên gia nước ngoài. “Chính phủ đã hoàn thành rà soát, đề xuất Bộ Chính trị, QH tháo gỡ vướng mắc cho trên 2.200 dự án với tổng vốn gần 5,9 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 235 tỉ USD và tổng quy mô sử dụng đất khoảng 347.000 ha” - Thủ tướng nói thêm. Thủ tướng đề cập đến việc nghiên cứu xây dựng, áp dụng khung pháp lý mới để thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; tổ chức thử nghiệm có kiểm soát với các ngành công nghệ mới và phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, đô thị thông minh, quản trị thông minh. Cùng với đó, tổng kết các cơ chế, chính sách đặc thù, mô hình thí điểm để luật hóa gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng, nhất là các cơ chế, chính sách QH cho phép áp dụng tại 10 địa phương và đã phát huy hiệu quả. Xây dựng chính sách đặc thù phát triển các khu kinh tế biên giới, khu thương mại tự do, khu kinh tế có tiềm năng lớn như Vân Đồn, Vân Phong, các đặc khu kinh tế mới... “Trong năm 2025, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết; giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết của các thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí thủ tục hành chính…” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, xác lập mô hình tăng trưởng mới, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực chính. “Triển khai hiệu quả các phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém đã được phê duyệt” - Thủ tướng nói, đồng thời yêu cầu tháo gỡ các điểm nghẽn, phát triển các thị trường bất động sản, thị trường vốn, trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, bền vững; phấn đấu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025.• Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc khẳng định kỳ họp thứ 9 rất quan trọng đối với nhân dân ta, đất nước ta. Ảnh: QH Hướng tới mục tiêu miễn viện phí cho tất cả người dân bản khế ước giữa nhân dân và Nhà nước, vì sự phát triển ổn định của đất nước, đáp ứng kỳ vọng lớn lao của nhân dân, đại biểu Hùng đề nghị cần chủ động xây dựng lộ trình tham vấn xã hội rộng rãi, khoa học để dân biết, dân bàn, dân góp ý và đồng thuận cao. Kế đó là xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật lập hiến theo hướng ngôn ngữ rõ ràng, nhất quán, tránh sau này phải giải thích. Hiến định mô hình chính quyền địa hương hai cấp phải phù hợp với thực tiễn đổi mới của đất nước để xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Tái định hình tư duy quản trị quốc gia đáp ứng nhu cầu của quốc gia trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (đoàn Lào Cai) cũng cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này cần làm rõ hơn vai trò của MTTQ trong phản biện xã hội và giám sát quyền lực. Đồng thời, bảo đảm điều kiện pháp lý để bộ máy tinh gọn nhưng không làm suy giảm tính đại diện, liên kết và giám sát cơ sở. Đại biểu Lan Anh bày tỏ đồng tình với việc thể chế hóa mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, bà đề nghị các quy định chuyển tiếp phải rõ ràng, có lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo quá trình sắp xếp, sáp nhập không làm gián đoạn các hoạt động quản lý nhà nước. Do thời gian lấy ý kiến ngắn, nữ đại biểu đoàn Lào Cai cho rằng cần có sự chỉ đạo quyết liệt, ban hành hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, đảm bảo việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình được thực hiện công khai, minh bạch, thể hiện rõ tinh thần cầu thị và sự tôn trọng đối với tiếng nói của nhân dân…• lực lượng công an cũng được người dân đánh giá cao. Dù vậy, theo ông Chiến, cử tri và nhân dân cũng băn khoăn, lo lắng về việc sắp xếp tinh gọn bộ máy như một số cán bộ, công chức, viên chức gặp khó khăn khi phải chuyển đến làm việc ở đơn vị hành chính mới; đặt tên đơn vị hành chính, xác định địa điểm đặt trung tâm hành chính của tỉnh mới… Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả như sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng; tình trạng lừa đảo, quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng; vẫn còn xảy ra nhiều vụ cháy nổ, bạo lực trẻ em… cũng làm người dân bức xúc. Do vậy, người dân mong muốn các cơ quan chức năng kiên quyết đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm minh, công khai để nhân dân theo dõi, giám sát. NHÓM PHÓNG VIÊN

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==