6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Ba 6-5-2025 cựu cục trưởng Cục Thuế TP.HCM. Phiên tòa được mở do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của cả bảy bị cáo và một người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Hạnh biết lĩnh vực xăng dầu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Công Thương và Công ty Xuyên Việt Oil không đáp ứng đủ điều kiện. Do đó, đầu năm 2016, Hạnh đã tìm cách gặp gỡ Nguyễn Lộc An là người phụ trách mảng cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu để xin giúp đỡ. Mỗi lần gặp, Hạnh đều gửi tiền cảm ơn An. Quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu và gia hạn giấy phép, Hạnh đã đưa hối lộ cho nhiều người trong Bộ Công Thương, trong đó có cựu thứ trưởng Đỗ Thắng Hải để được giúp đỡ. Bị cáo An biết rõ Xuyên Việt Oil chưa đủ điều kiện được cấp giấy phép nên đã hướng dẫn bị cáo Hạnh hợp thức hóa số lượng đại lý xăng dầu trong hồ sơ. Sau đó, lập đoàn kiểm tra các cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu, đại lý… của Xuyên Việt Oil. Do đã nhận tiền từ trước, dù không kiểm tra đầy đủ bị cáo An vẫn ký đề xuất trình ông Đỗ Thắng Hải cấp giấy phép cho Xuyên Việt Oil và nhận một đồng hồ Patek Philippe. Khi giấy phép hết hạn, bị cáo Hạnh thông qua giới thiệu của bị cáo An đến gặp ông Hải để nhờ giúp đỡ. Thông qua sự giới thiệu của ông Hải, hai bị cáo Tuấn và Đông đã tạo điều kiện giúp đỡ Xuyên Việt Oil. Bị cáo Hạnh đã chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng đưa hối lộ 300.000 USD cho hai bị cáo Tuấn và Đông. Sau đó, bị cáo Tuấn đã ký biên bản xác nhận Xuyên Việt Oil cơ bản đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép. Trên cơ sở đề xuất này, ông Hải đã ký ban hành giấy phép cho Xuyên Việt Oil và nhận quà 50.000 USD. Thu hộ 1.244 tỉ đồng rồi chiếm đoạt Theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải có có nghĩa vụ trích lập quỹ bình ổn giá (BOG) hạch toán, theo dõi riêng quỹ BOG... và mở tài khoản định danh. Tuy nhiên, khi thực hiện mở tài khoản quỹ BOG tại các ngân hàng, Hạnh không tiến hành mở tài khoản định danh mà mở tài khoản thanh toán thông thường. Đồng thời, Hạnh cũng không trích lập quỹ dự phòng vào tài khoản quỹ BOG theo quy định mà sử dụng tiền cho nhiều mục đích khác nhau. Lợi dụng việc Xuyên Việt Oil được giao thu hộ, quản lý và sử dụng quỹ BOG, bị cáo Hạnh đã chỉ đạo nhân viên chuyển 219 tỉ đồng tiền quỹ BOG vào tài khoản của bị cáo để sử dụng. Để đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra, bị cáo Hạnh đã đưa hối lộ cho ông Đặng Công Khôi (cựu phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) 20.000 USD. Bên cạnh đó, theo quy định, Ngày 6-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil; Nguyễn Thị Như Phương, phó giám đốc, cùng năm bị cáo khác là các cựu quan chức của Bộ Công Thương, Cục Thuế TP.HCM và tỉnh Bến Tre. Đưa hối lộ nhiều người để được cấp phép Năm bị cáo cựu quan chức gồm: Lê Đức Thọ, cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Trần Duy Đông, cựu vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (TTTN), Bộ Công Thương; Hoàng Anh Tuấn, cựu phó vụ trưởng Vụ TTTN; Nguyễn Lộc An, cựu phó vụ trưởng Vụ TTTN và Lê Duy Minh, Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil Công ty Xuyên Việt Oil phải thực hiện nộp số tiền thuế bảo vệ môi trường theo đúng thời hạn. Từ tháng 10-2021 đến tháng 7-2022, bị cáo Hạnh đã thu hộ cho Nhà nước tiền thuế bảo vệ môi trường 1.244 tỉ đồng nhưng lại chuyển số tiền này sang tài khoản cá nhân để sử dụng. Để cơ quan thuế chậm ban hành các quyết định cưỡng chế tiền nợ thuế, không công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, bị cáo Hạnh đã năm lần đưa hối lộ 4,8 tỉ đồng cho cựu cục trưởng Cục Thuế TP.HCM Lê Duy Minh. Bị cáo Lê Đức Thọ đã hai lần nhận hối 13,8 tỉ đồng từ bị cáo Hạnh trong việc phê duyệt hạn mức tín dụng Xuyên Việt Oil; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ba lần tổng cộng 22,1 tỉ đồng.• Xét xử sơ thẩm hồi tháng 11-2024, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh 30 năm tù về hai tội là đưa hối lộ; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Bị cáo Hạnh phải nộp lại hơn 1.705 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước. Bị cáo Lê Đức Thọ bị tuyên phạt 28 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Các bị cáo Lê Duy Minh bị tuyên phạt sáu năm tù, Trần Duy Đông bảy năm tù, Hoàng Anh Tuấn bảy năm tù, Nguyễn Lộc An bốn năm tù cùng về tội nhận hối lộ. Phải nộp lại hơn 1.705 tỉ đồng Từ tháng 10-2021 đến tháng 7-2022, bị cáo Hạnh đã thu hộ cho Nhà nước tiền thuế bảo vệ môi trường 1.244 tỉ đồng nhưng lại chuyển số tiền này sang tài khoản cá nhân để sử dụng. Sắp xử vụ nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới ở Cần Thơ Ngày 8-5, TAND TP Cần Thơ sẽ xét xử sơ thẩm 10 bị cáo về hai tội nhận hối lộ; làm, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 6502D. 10 bị cáo gồm: Châu Ngọc Ý, Nguyễn Sĩ Hùng, Phạm Minh Nhựt, Huỳnh Hoàng Tâm, Nguyễn Ngọc Thuấn, Hoàng Ngọc Hải, Lê Thị Hà Uyên, Lâm Trương Thái Châu, Trương Anh Dũng, Nguyễn Hoàng Điệp. Theo cáo trạng mới nhất, bị cáo Ý là đăng kiểm viên bậc cao, từ tháng 9-2019 là giám đốc trung tâm. Bị cáo này đã thực hiện không đúng quy định của pháp luật, nhận tiền của các chủ xe hoặc đại diện chủ xe để bỏ qua một số vi phạm theo quy định của pháp luật nhằm hưởng lợi. Bị cáo Ý còn câu kết với đồng phạm làm giả rất nhiều tài liệu để hợp thức hóa hồ sơ, ký cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo. Bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ đối với 778 hồ sơ nghiệm thu xe để hưởng lợi số tiền gần 918 triệu đồng. Ông Ý còn nhờ Hùng, Uyên làm giả 12 giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu để hợp thức hóa hồ sơ nghiệm thu xe cải tạo gắn cần cẩu. Làm khống và sử dụng 1.222 tài liệu (giảm 512 tài liệu so với cáo trạng ban đầu) do Hùng, Trương Anh Dũng, Lâm Trương Thái Châu ký; làm khống và ký giả tên vợ (Nguyễn Thị Huỳnh Trân, Giám đốc Công ty CPSX TMDV Thành Châu Gia) với 675 tài liệu (giảm 363 tài liệu) nhằm hợp thức hóa các hồ sơ Ý nhận hối lộ. Bị cáo Hùng thực hiện thi công cải tạo, thiết kế bản vẽ, biết rõ Ý nhận hồ sơ làm dịch vụ để hưởng lợi. Tuy nhiên, Hùng vẫn sử dụng phần mềm photoshop để chỉnh sửa từ ảnh gốc của giấy kiểm định cần trục ô tô, giúp sức cho Ý nhận hối lộ hơn 15,6 triệu đồng. Hùng còn làm giả bốn giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu, hưởng lợi 3,2 triệu đồng; làm khống, ký giả tên vợ (Lương Thị Hồng Diễm, Giám đốc DNTN sửa chữa ô tô Phú Hưng) với 1.845 tài liệu (giảm 185 tài liệu). Tổng số tiền Hùng đã hưởng lợi là 56,9 triệu đồng (giảm hơn 100 triệu đồng so với cáo trạng ban đầu). Cũng theo cáo trạng, Phạm Minh Nhựt là đăng kiểm viên nghiệm thu cải tạo, biết rõ Ý nhận tiền của các chủ xe, nhiều xe không đủ điều kiện nghiệm thu cải tạo nhưng bỏ qua quy định của pháp luật, nhiều lần giúp sức cho Ý nhận hối lộ hơn 147 triệu đồng. Nhựt còn trực tiếp nhận hồ sơ dịch vụ để nhận hối lộ hơn 40 triệu đồng. Tổng số tiền Nhựt phải chịu trách nhiệm về hành vi nhận hối lộ hơn 188 triệu đồng. Tương tự, Huỳnh Hoàng Tâm là đăng kiểm viên nghiệm thu cải tạo, biết rõ Ý nhận tiền của các chủ xe là dịch vụ lại bỏ qua quy định của pháp luật, nhiều lần giúp sức cho Ý nhận hối lộ hơn 144 triệu đồng. Cáo trạng cũng kết luận Nguyễn Ngọc Thuấn, Nguyễn Hoàng Điệp, Hoàng Ngọc Hải, Lê Thị Hà Uyên có hành vi làm giả giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu. Cũng theo cáo trạng, cơ quan điều tra tách hành vi của người đưa tiền cho Ý, Nhựt ra khỏi vụ án để phân hóa, tiếp tục củng cố chứng cứ, xử lý đúng theo quy định của pháp luật; tách hành vi nhóm đơn vị thiết kế, thi công chưa xem xét xử lý trong vụ án này để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định. NHẪN NAM phapluat@phapluattp.vn Phiên phúc thẩm được mở để xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bảy bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil. Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: THUẬN VĂN Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Châu Ngọc Ý. Ảnh: HẢI DƯƠNG HỮU ĐĂNG
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==