097-2025

9 kinhtedothi@phapluattp.vn Tổng nguồn cung sơ cấp trên thị trường (số căn hộ chủ đầu tư còn hàng để bán) cũng nhích nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 5.000 căn. Lượng giao dịch toàn thị trường đạt khoảng 1.400 căn, dù giảm 46% so với quý trước nhưng Savills ghi nhận hoạt động thị trường đã có dấu hiệu cải thiện so với giai đoạn cùng kỳ 1-2 năm trước đó. Tuy nhiên, bức tranh tiêu thụ lại cho thấy sự phân hóa rõ rệt, hé lộ sức hút của các dự án có vị trí tốt. Trong khi tỉ lệ tiêu thụ trung bình toàn thị trường trên tổng giỏ hàng còn lại chỉ đạt mức thấp (khoảng 23%). Savills ghi nhận các dự án mới ra hàng trong quý tại các vị trí đắc địa, pháp lý minh bạch và có lợi thế hạ tầng, những yếu tố thường gắn với tiềm năng TOD lại đạt tỉ lệ hấp thụ ấn tượng, lên đến khoảng 60%-61%. Điều này cho thấy người mua đang “chọn mặt gửi vàng”, ưu tiên những sản phẩm có tiềm năng rõ ràng như căn hộ TOD. Ông Nguyễn Khánh Duy, chuyên gia bất động sản, lý giải sự phân hóa này cho thấy người mua ngày càng quan tâm đến giá trị thực và tiềm năng dài hạn. “Trong bối cảnh thị trường còn nhiều lựa chọn, người mua ưu tiên các dự án có vị trí kết nối tốt, tiện ích đầy đủ và pháp lý rõ ràng. Các dự án căn hộ TOD tiềm năng đang đáp ứng tốt các tiêu chí này, lý giải cho tỉ lệ hấp thụ vượt trội so với mặt bằng chung” - ông Duy nhận định. “Chìa khóa” để TP.HCM tái cấu trúc đô thị Nhìn nhận về xu hướng căn hộ TOD dưới góc độ quy hoạch và phát triển đô thị, các chuyên gia đầu ngành tỏ ra lạc quan về tiềm năng nhưng cũng không quên chỉ ra những việc cần làm để hiện thực hóa lợi ích. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng mô hình TOD. Ông xem đây là “chìa khóa” để TP.HCM tái cấu trúc đô thị, phát triển hiện đại và bền vững hơn. Ông đánh giá cao vai trò mở đường của Nghị quyết 98, tạo cơ chế đặc thù cho TP thí điểm và khai thác hiệu quả quỹ đất quanh các đầu mối giao thông, ước tính có thể mang lại nguồn thu hàng tỉ USD cho ngân sách. Tuy nhiên, ông Châu cũng thẳng thắn chỉ ra thực trạng đáng lo ngại về sự thiếu đồng bộ trong triển khai. “Chúng ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng do thiếu sự đồng bộ. Nhiều dự QUANG HUY Hiện nay, quỹ đất nội đô cạn kiệt, hạ tầng quá tải, đẩy người dân ra xa trung tâm. Cùng lúc, hạ tầng giao thông công cộng lớn đang thành hình, mở ra hướng phát triển mới. Mô hình căn hộ TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) nổi lên, hứa hẹn không chỉ là nơi ở thuận tiện, mà còn là động lực tái cấu trúc đô thị TP.HCM. Thị trường ghi nhận sức nóng căn hộ TOD Diện mạo hạ tầng giao thông TP.HCM đang thay đổi từng ngày, khi tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đi vào vận hành. Bên cạnh đó, tuyến đường vành đai 3 - dự án giao thông trọng điểm quốc gia - cũng đang dần thành hình, hứa hẹn khép kín vành đai, kết nối liên vùng mạnh mẽ. Chính sự phát triển vượt bậc này đã mở đường cho một mô hình phát triển đô thị mới, được kỳ vọng sẽ giải quyết đồng thời bài toán giãn dân, nhà ở và giao thông, đó chính là TOD. Số liệu từ Savills Việt Nam cho thấy dù nguồn cung căn hộ mới trong quý I-2025 tại TP.HCM còn khiêm tốn (khoảng 800 căn, giảm 70% so với quý trước do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết) nhưng đáng chú ý là đã tăng 29% so với cùng kỳ năm 2024. Đón sóng hạ tầng mới, căn hộ TOD được săn đón án bất động sản đã hình thành gần các nhà ga metro từ nhiều năm trước nhưng việc quy hoạch, kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiện ích công cộng xung quanh để tạo thành một khu đô thị TOD đúng nghĩa, phát huy tối đa lợi thế thì vẫn chưa làm được. Cần phải có quy hoạch chi tiết và chiến lược triển khai đồng bộ hơn nữa” - ông Châu nhấn mạnh. Về chiến lược phát triển phân khúc căn hộ TOD, giới chuyên môn và các nhà môi giới trong ngành đều nhận thấy rõ sức hút và tiềm năng của loại hình bất động sản này. Theo TS Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia kinh tế, nhu cầu của người mua ở thực lẫn nhà đầu tư đối với các dự án có vị trí kết nối giao thông thuận lợi, đặc biệt là gần metro, đường vành đai 3, ngày càng gia tăng, tạo động lực cho thị trường. “Rõ ràng cơ hội mà TOD mang lại cho TP.HCM là rất lớn: Giãn dân, giảm ùn tắc, tối ưu đất đai, nâng cao chất lượng sống. Nhưng để biến cơ hội thành hiện thực, việc phát triển các dự án căn hộ TOD không thể chỉ dừng lại ở việc xây nhà gần trạm dừng giao thông công cộng. Nó đòi hỏi một tầm nhìn quy hoạch chiến lược, sự đầu tư đồng bộ cho cả hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, công viên, thương mại...), cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn để thu hút nguồn lực đầu tư và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ, thực chất giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng” - TS Nghĩa phân tích.• Các dự án căn hộ TOD đang trở thành lựa chọn an cư hấp dẫn, giải pháp quan trọng cho đô thị nén TP.HCM. Mô hình căn hộ TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) nổi lên, hứa hẹn không chỉ là nơi ở thuận tiện, mà còn là động lực tái cấu trúc đô thị TP.HCM. Các căn hộ TOD dọc tuyến metro đều thu hút sự quan tâm của người mua nhà ở thực lẫn nhà đầu tư. Ảnh: HOÀNG GIANG Để phát triển mạng lưới metro hiệu quả và bền vững tại TP.HCM, việc khai thác tối ưu quỹ đất quanh các nhà ga là yếu tố then chốt, giúp tạo nguồn vốn và thu hút đầu tư, TS Lê Bá Chí Nhân, chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh sự cần thiết của một chính sách sử dụng đất rõ ràng, minh bạch cho các khu vực này. TS Nhân đề xuất hai hướng tiếp cận chính. Thứ nhất, TP cần chủ động quy hoạch, xác định cụ thể vị trí, ranh giới và diện tích đất có thể thu hồi theo quy định pháp luật để phát triển các dự án đô thị hoặc tổ chức đấu giá công khai. Nguồn thu từ việc này sẽ là nguồn vốn đối ứng quan trọng, trực tiếp phục vụ cho việc xây dựng các tuyến metro. Thứ hai, đối với những khu vực không thực hiện thu hồi đất, cần thiết lập cơ chế thu lại một phần giá trị gia tăng của bất động sản sau khi hưởng lợi từ việc metro đi vào hoạt động. Việc này có thể thực hiện qua các loại thuế hoặc phí liên quan đến giá trị đất tăng thêm, một cơ chế mà Nghị quyết 188 đã cho phép TP.HCM thí điểm. Nguồn thu này sẽ tạo ra nguồn lực tài chính bền vững để tái đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng và hạ tầng đô thị xung quanh các nhà ga. Cần chính sách đất rõ ràng quanh metro để tạo nguồn vốn Du lịch miền Tây bùng nổ dịp lễ 30-4 và 1-5, doanh thu tăng kỷ lục Kỳ nghỉ lễ dài ngày (30-4 và 1-5) năm nay đã tạo cú hích mạnh mẽ cho ngành du lịch miền Tây. Từ An Giang, Kiên Giang đến Trà Vinh, Đồng Tháp… đều ghi nhận lượng khách tăng cao. Tỉnh An Giang - một trong những địa phương thu hút khách du lịch bậc nhất dịp lễ, ghi nhận khoảng 315.000 lượt khách trong năm ngày nghỉ lễ. Các khu, điểm du lịch nổi tiếng như Núi Sam, Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, Tức Dụp hay cụm hồ Tri Tôn (Ba Chúc, Tà Pạ, Soài Chek, Ô Thum…) đều được chỉnh trang khang trang, sạch đẹp, kết hợp đổi mới cảnh quan, nâng cấp dịch vụ và đảm bảo an ninh trật tự. Kiên Giang tiếp tục khẳng định vị thế điểm đến vàng của khu vực khi đón hơn 323.000 lượt khách, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế đạt 28.556 lượt (tăng 19,4%), khách lưu trú 115.659 lượt (tăng 22,7%), tổng doanh thu ước tính đạt 986,4 tỉ đồng, tăng kỷ lục 67,2%. Riêng Phú Quốc thu hút trên 150.000 lượt khách, trong đó có gần 27.000 lượt khách quốc tế, minh chứng cho sức hút vượt trội của đảo ngọc trên bản đồ du lịch Việt Nam. Trà Vinh cũng có một kỳ nghỉ lễ thành công khi đón 117.000 lượt khách, tăng 17%, trong đó khách quốc tế đạt gần 1.000 lượt. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 62 tỉ đồng, công suất phòng tại các cơ sở lưu trú lên tới 78%, một con số ấn tượng cho thấy sức hút ngày càng tăng của Trà Vinh. Tại Đồng Tháp, địa phương này đón hơn 112.000 lượt khách trong dịp lễ, trong đó có khoảng 1.500 lượt khách quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 13,5 tỉ đồng, công suất phòng đạt 65%, cho thấy hoạt động du lịch đã phục hồi mạnh mẽ. Những kết quả trên cho thấy các địa phương đã làm tốt công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, bình ổn giá cả và nâng cao chất lượng dịch vụ - góp phần ghi điểm trong mắt du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. HẢI DƯƠNG Kiên Giang tiếp tục khẳng định vị thế điểm đến vàng của du lịch miền Tây. Ảnh: PV

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==