Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân lên đường thăm 4 nước trang 4 trang 2+3 SỐ 097 (7370) - Thứ Ba 6-5-2025 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay NÂNG TẦM CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TP.HCM - BÀI 2 Thách thức lớn đối với công nghiệp văn hóa TP.HCM Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil Sau hợp nhất, Sở Xây dựng TP.HCM sẽ nhận, trả hồ sơ ở đâu? trang 6 trang 5 trang 14 trang 13 Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị: Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhântrang 10+11 Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào sáng 5-5. Ảnh: QH Quốc hội thông qua 2 nghị quyết VỀ VIỆC SỬA HIẾN PHÁP Giảm áp lực tinh giản khi bố trí công chức cấp huyện về xã Đón sóng hạ tầng mới, căn hộ TOD được săn đón trang 9
2 Thời sự - Thứ Ba 6-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Chiều 5-5, với đa số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua hai nghị quyết liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Cụ thể là Nghị quyết của QH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết của QH về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là ủy ban). Cùng một lúc phải chuẩn bị rất nhiều việc Phát biểu tại phiên họp tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh một trong những nội dung rất quan trọng của kỳ họp thứ 9 là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ông cũng thông tin ngày 14-5, QH sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về nội dung này. Tổng Bí thư lưu ý phải đảm Cho biết Chính phủ sẽ có phiên họp về đánh giá bốn tháng đầu năm, tuy nhiên, Tổng Bí thư nhận định “có những chỉ tiêu rất mừng”. Dẫn chứng, ông nói tiêu chí thu ngân sách, phát triển sản xuất, kinh doanh tương đối tốt. Trong bốn tháng thu được khoảng 48% kế hoạch của cả năm, riêng Hà Nội thu rất cao, đạt hơn 50%. Tổng Bí thư đánh giá đây là sự nỗ lực phấn đấu rất lớn, trong khi chúng ta phải đối xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, tập trung vào các quy định về MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn cũng khẳng định việc sử a đổ i, bổ sung mộ t số điều của Hiến pháp năm 2013 là công việc rất hệ trọng, cần tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả. “Sửa Hiến pháp lần này chỉ tập trung phục vụ việc tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương, không mở rộng sang các lĩnh vực khác” - ông nhấn mạnh và nói từ ngày 6-5, QH sẽ lấy ý kiến của nhân dân và thời gian là một tháng. Liên quan tới sáp nhập cấp tỉnh, ông Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến sau khi Chính phủ trình đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, QH sẽ thảo luận cho ý kiến. Nếu được QH chấp thuận nhấn nút thông qua thì sẽ sáp nhập từ 63 xuống còn 34 tỉnh, TP. Bên cạnh đó, quy định chuyển tiếp cũng được Bộ Chính trị cho ý kiến, với thời gian khoảng 1,5 tháng để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chứ c cấp huyện. “Do định hướng phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lầ n nà y mang tính giớ i hạ n, dự kiế n chỉ liên quan đế n khoả ng 08/120 điề u củ a Hiế n phá p năm 2013 nên đề nghị QH xá c định hình thứ c văn bả n để sử a đổ i, bổ sung mộ t số điề u củ a Hiế n pháp lần này là nghị quyết củ a QH” - Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn nói thêm. Quốc hội thông qua 2 nghị về việc sửa Hiến pháp bảo đúng quy trình theo quy định, vì việc này liên quan đến lấy ý kiến của nhân dân. Tuy chỉ sửa đổi, bổ sung 8/120 điều trong Hiến pháp nhưng các cơ quan soạn thảo, QH, Chính phủ đã chuẩn bị hết sức chu đáo. Theo Tổng Bí thư, Đại hội Đảng tới đây sẽ quyết định xem xét bổ sung cương lĩnh, những định hướng phát triển đất nước để có tầm nhìn dài hơn, nhất là sau khi tổng kết 40 năm đổi mới. “Nếu có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản nhưng có lẽ phải sau Đại hội XIV mới tính đến” - Tổng Bí thư nêu rõ. “Cùng một lúc chúng ta phải tập trung chuẩn bị đại hội các cấp, sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, muốn đại hội được thì cũng phải có bộ máy, kể cả bộ máy hành chính và bộ máy tổ chức của Đảng. Đồng thời vẫn phải đảm bảo được tất cả công việc thường xuyên, đảm bảo yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội” - Tổng Bí thư nói. mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ông khẳng định đất nước muốn phát triển phải tập trung giải quyết yêu cầu đặt ra để có nguồn lực cho đầu tư phát triển, bên cạnh những yêu cầu phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế, tiếp tục cải thiện đời sống của nhân dân... Tổng Bí thư lưu ý đất nước phát triển thì người dân phải được thụ hưởng thành quả, trong đó việc tạo tiền đề cho sự phát triển của giai đoạn sau rất quan trọng. “Nếu năm nay không bắt tay vào những việc đó thì sẽ không thể hoàn thành được các chỉ tiêu của nhiệm kỳ Đại hội XIII đề ra. Hoàn thành được chỉ tiêu nhiệm kỳ Đại hội XIII là tiền đề rất tốt để chúng ta đặt ra kế hoạch cho Đại hội XIV” - Tổng Bí thư nêu rõ. Chỉ tập trung sửa vấn đề liên quan đến bộ máy Tổng thư ký QH Lê Quang Tùng cho hay QH quyết định Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, phải sau Đại hội XIV mới tính đến việc xem xét sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản, đồng thời bổ sung cương lĩnh phát triển đất nước để có tầm nhìn dài hơn. Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào sáng 5-5. Ảnh: QH Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn làm chủ tịch ủy ban. Các phó chủ tịch ủy ban gồm Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Các ủy viên thường trực gồm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà. Tám ủy viên gồm Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu QH Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát QH Dương Thanh Bình, Tổng thư ký QH Lê Quang Tùng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cao Huy. 15 thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Cử tri đánh giá cao chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Sáng 5-5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã có báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp. Ông Chiến cho biết cử tri và nhân dân bày tỏ vui mừng, phấn khởi, đánh giá rất cao việc Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư, phục vụ doanh nghiệp và người dân, “ý Đảng hợp với lòng dân”. Cử tri và nhân dân đặc biệt ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc tháo gỡ “nút thắt”, “điểm nghẽn” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025. Trong đó, nhiều công trình dự án trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ; đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình trong cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tạo được khí thế hồ hởi, phấn khởi trong xã hội. Ông Chiến cũng cho hay người dân bày tỏ vui mừng, phấn khởi, tự hào, tự tin về kết quả đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước đã tăng cường các chuyến thăm, làm việc với các nước; đồng thời nhiều nguyên thủ các nước cũng đến thăm và làm việc với lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta... nâng tầm vị thế của đất nước. Ngoài ra, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều vụ việc được điều tra làm rõ, xử lý nhiều cán bộ nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người vi phạm là ai. Đáng chú ý là việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã bổ sung thêm nội hàm phòng, chống lãng phí vào nội dung của Ban Chỉ đạo. Việc tập trung điều tra, triệt phá một số vụ án lớn ảnh hưởng đến đời sống của người dân như các vụ lừa đảo qua mạng, vụ sữa giả, thuốc giả..., thường xuyên cập nhật các thủ đoạn lừa đảo mới để người dân kịp thời phòng tránh của Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Ảnh: QH
3 Thời sự - Thứ Ba 6-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Trong phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XV, sáng 5-5, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Đây là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhân dân ta, đất nước ta”. Sẽ ban hành nghị quyết sắp xếp các xã Kỳ họp thứ 9 lần này sẽ xem xét, thảo luận và quyết định khối lượng công việc lớn nhất của các kỳ họp QH từ trước đến nay, với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả lĩnh vực lập hiến - lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn thông tin tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét, thảo luận và quyết định nhiều vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. QH sẽ dành thời gian để xem xét các báo cáo quan trọng của Chính phủ. QH sẽ phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2025; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 để bố trí ít nhất 3% ngân sách cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phấn đấu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo. QH cũng sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia; quyết định rút ngắn nhiệm kỳ QH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; quyết định ngày bầu cử đại biểu QH khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. “Trong thời gian diễn ra kỳ họp, Ủy ban Thường vụ QH sẽ xem xét, thông qua các nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác” - theo Chủ tịch QH. “Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển Đề xuất gỡ vướng cho hơn 2.200 dự án Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý sớm ban hành chính sách cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các ngành công nghệ, kỹ thuật, khoa học cơ bản, văn hóa, nghệ thuật với lãi suất ưu đãi và hạn mức vay phù hợp với học phí, chi phí sinh hoạt. “Bố trí nguồn lực để thực hiện miễn học phí cho học sinh mầm non và phổ thông, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả ngay từ năm học 2025-2026” - Thủ tướng nói. Thủ tướng cũng nhắc đến mục tiêu tiếp tục đầu tư phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở; không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế chuyển từ công tác khám chữa bệnh sang chăm sóc sức khỏe nhân dân, hướng tới mục tiêu miễn viện phí cho tất cả người dân. “Đây là việc làm khó nhưng nếu chúng ta làm tốt, tăng trưởng tốt thì có thể làm được với tốc độ thu ngân sách như hiện nay” - Thủ tướng khẳng định. Kỳ họp thứ 9 lần này sẽ xem xét, thảo luận và quyết định khối lượng công việc lớn nhất của các kỳ họp Quốc hội từ trước đến nay, với nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả lĩnh vực. quyết Sửa Hiến pháp lần này chỉ tập trung phục vụ việc tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, không mở rộng sang các lĩnh vực khác. Loại bỏ những cồng kềnh, giảm tầng nấc trung gian Trong phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu QH Nguyễn Tâm Hùng (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) chia sẻ sửa đổi Hiến pháp lần này là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý nhằm tiếp tục đổi mới bộ máy Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh mới. Ông Hùng cũng đánh giá cao việc sửa đổi lần này với các nội dung trọng yếu - “đúng, trúng” các nút thắt thể chế. Cụ thể là tái định hình mô hình tổ chức chính quyền địa phương, loại bỏ sự cồng kềnh giao thoa ba cấp, giảm tầng lớp trung gian… để thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền hành động nhanh, linh hoạt, tập trung, trách nhiệm. Theo đại biểu Hùng, việc sửa đổi Hiến pháp còn giúp củng cố vài trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân mà đây phải là chủ thể có quyền năng giám sát thực chất và phản biện chính sách - điều đã được quy định rõ trong Hiến pháp năm 2013. Sửa đổi Hiến pháp tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã - vấn đề chưa có tiền lệ nhưng đang là vấn đề cấp bách cần được quy định ngay. Để Hiến pháp thực sự là bền vững” - Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định và tuyên bố khai mạc kỳ họp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền Tại phiên khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước QH đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2025. Chính phủ đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, người nước ngoài, chuyên gia nước ngoài. “Chính phủ đã hoàn thành rà soát, đề xuất Bộ Chính trị, QH tháo gỡ vướng mắc cho trên 2.200 dự án với tổng vốn gần 5,9 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 235 tỉ USD và tổng quy mô sử dụng đất khoảng 347.000 ha” - Thủ tướng nói thêm. Thủ tướng đề cập đến việc nghiên cứu xây dựng, áp dụng khung pháp lý mới để thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; tổ chức thử nghiệm có kiểm soát với các ngành công nghệ mới và phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, đô thị thông minh, quản trị thông minh. Cùng với đó, tổng kết các cơ chế, chính sách đặc thù, mô hình thí điểm để luật hóa gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng, nhất là các cơ chế, chính sách QH cho phép áp dụng tại 10 địa phương và đã phát huy hiệu quả. Xây dựng chính sách đặc thù phát triển các khu kinh tế biên giới, khu thương mại tự do, khu kinh tế có tiềm năng lớn như Vân Đồn, Vân Phong, các đặc khu kinh tế mới... “Trong năm 2025, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết; giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết của các thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí thủ tục hành chính…” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, xác lập mô hình tăng trưởng mới, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực chính. “Triển khai hiệu quả các phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém đã được phê duyệt” - Thủ tướng nói, đồng thời yêu cầu tháo gỡ các điểm nghẽn, phát triển các thị trường bất động sản, thị trường vốn, trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, bền vững; phấn đấu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025.• Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc khẳng định kỳ họp thứ 9 rất quan trọng đối với nhân dân ta, đất nước ta. Ảnh: QH Hướng tới mục tiêu miễn viện phí cho tất cả người dân bản khế ước giữa nhân dân và Nhà nước, vì sự phát triển ổn định của đất nước, đáp ứng kỳ vọng lớn lao của nhân dân, đại biểu Hùng đề nghị cần chủ động xây dựng lộ trình tham vấn xã hội rộng rãi, khoa học để dân biết, dân bàn, dân góp ý và đồng thuận cao. Kế đó là xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật lập hiến theo hướng ngôn ngữ rõ ràng, nhất quán, tránh sau này phải giải thích. Hiến định mô hình chính quyền địa hương hai cấp phải phù hợp với thực tiễn đổi mới của đất nước để xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Tái định hình tư duy quản trị quốc gia đáp ứng nhu cầu của quốc gia trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (đoàn Lào Cai) cũng cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này cần làm rõ hơn vai trò của MTTQ trong phản biện xã hội và giám sát quyền lực. Đồng thời, bảo đảm điều kiện pháp lý để bộ máy tinh gọn nhưng không làm suy giảm tính đại diện, liên kết và giám sát cơ sở. Đại biểu Lan Anh bày tỏ đồng tình với việc thể chế hóa mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, bà đề nghị các quy định chuyển tiếp phải rõ ràng, có lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo quá trình sắp xếp, sáp nhập không làm gián đoạn các hoạt động quản lý nhà nước. Do thời gian lấy ý kiến ngắn, nữ đại biểu đoàn Lào Cai cho rằng cần có sự chỉ đạo quyết liệt, ban hành hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, đảm bảo việc tổng hợp, tiếp thu, giải trình được thực hiện công khai, minh bạch, thể hiện rõ tinh thần cầu thị và sự tôn trọng đối với tiếng nói của nhân dân…• lực lượng công an cũng được người dân đánh giá cao. Dù vậy, theo ông Chiến, cử tri và nhân dân cũng băn khoăn, lo lắng về việc sắp xếp tinh gọn bộ máy như một số cán bộ, công chức, viên chức gặp khó khăn khi phải chuyển đến làm việc ở đơn vị hành chính mới; đặt tên đơn vị hành chính, xác định địa điểm đặt trung tâm hành chính của tỉnh mới… Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả như sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng; tình trạng lừa đảo, quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng; vẫn còn xảy ra nhiều vụ cháy nổ, bạo lực trẻ em… cũng làm người dân bức xúc. Do vậy, người dân mong muốn các cơ quan chức năng kiên quyết đấu tranh làm rõ, xử lý nghiêm minh, công khai để nhân dân theo dõi, giám sát. NHÓM PHÓNG VIÊN
4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Ba 6-5-2025 ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Việt Nam - Sri Lanka cam kết thúc đẩy hợp tác theo hướng rộng mở và đột phá hơn Sáng 5-5, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức dành đón nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka đã dẫn đầu đoàn cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Sau khi kết thúc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm. Phát biểu tại họp báo, Chủ tịch nước Lương Cường cho biết hai bên tái khẳng định chính sách coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước và cam kết cùng nỗ lực hợp tác phát triển theo hướng tích cực hơn, rộng mở hơn và đột phá hơn, trên cơ sở những lợi ích chung, phát huy tốt nhất những tiềm năng và lợi thế của mỗi bên. Đánh giá tích cực kết quả cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka cho biết hai bên đã thống nhất về một lộ trình toàn diện nhằm nâng tầm quan hệ Sri Lanka - Việt Nam lên tầm cao mới, trong đó có những cam kết tăng cường đối thoại chính trị, làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế và nâng cao khả năng kết nối giữa nhân dân hai nước. (Theo TTXVN) Tin vắn • Cháy tiệm thuốc Tây trên đường Vườn Lài. Rạng sáng 5-5, người dân phát hiện tiệm thuốc Tây trên đường Vườn Lài (quận Tân Phú, TP.HCM) bốc cháy nên hô hoán, tìm cách dập lửa… Hai người bên trong đã kịp thoát ra ngoài, nhiều tài sản, hàng hóa bị thiêu rụi. NGUYỄN TÂN • Công an xác minh clip tài xế xe công nghệ bị đánh. Ngày 5-5, Công an phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết đang xác minh vụ việc tài xế xe công nghệ bị hành khách dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu tối 4-5 trên đường Hoàng Thị Loan. MINH TRƯỜNG Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jormat Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, ngày 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân Ngô Phương Ly cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự lễ kỷ niệm 80 năm ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Belarus từ ngày 5 đến 12-5. Chuyến thăm bốn nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lần này tiếp tục là điểm nhấn quan trọng trong triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đây cũng là chuyến thăm Nga và các nước bạn bè thuộc Liên Xô cũ, nhất là các nước Trung Á và Kavkaz có quan hệ truyền thống tốt đẹp với Việt Nam, đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây và xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay; là dịp để Việt Nam khẳng định tình cảm chân thành, thủy chung và mong muốn thúc đẩy hợp tác lâu dài, hiệu quả, thực chất, cùng có lợi. NGỌC DIỆP Sáng 5-5, tại lễ chào cờ tháng 5, Công an TP.HCM đã công bố thư khen và trao tiền thưởng của lãnh đạo Bộ Công an cho sáu tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh, triệt phá hai đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Đó là Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an phường Long Bình (TP Thủ Đức), Công an phường An Lạc (quận Bình Tân) và Phòng Thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh, ma túy thuộc VKSND TP.HCM. Trước đó, trong hai ngày 24 và 25-4, Công an TP.HCM đã triệt xóa thành công hai băng nhóm ma túy hoạt động liên tỉnh với số lượng đặc biệt lớn, bắt giữ 27 người, thu giữ hơn 245 kg ma túy các loại. Đây được đánh giá là chiến công đặc biệt xuất sắc, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sự sắc bén nghiệp vụ và tinh thần kiên trì, không ngại khó khăn, hiểm nguy trong đấu tranh với tội phạm ma túy. NGUYỄN TÂN Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga. Ảnh: TTXVN Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân lên đường thăm 4 nước Công an TP.HCM công bố thư khen và thưởng của Bộ Công an cho 6 tập thể Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ VH-TT&DL vừa ban hành hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Quang Minh (BTV Quang Minh) và bà Nguyễn Thanh Vân (MC Vân Hugo) do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo. BTV Quang Minh có hai hành vi gồm quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định tại giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và quảng cáo sử dụng tên của bác sĩ. Với vi phạm trên, BTV Quang Minh bị phạt theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản Điều 52 Nghị định 38/2021 quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021, tổng số tiền phạt là 37,5 triệu đồng. Trong khi đó, với hành vi vi phạm ở mức độ nặng hơn là quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm đã công bố, MC Vân Hugo bị phạt theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021 với mức phạt 70 triệu đồng. Ngoài ra, BTV Quang Minh và MC Vân Hugo phải xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm. VIẾT THỊNH BTV Quang Minh, MC Vân Hugo bị xử phạt liên quan đến quảng cáo sữa Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức đã về đến Việt Nam Quốc Tự Chiều 5-5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM đã thực hiện lễ cung rước xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức từ Ngân hàng Nhà nước về Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM). Đây là lần đầu tiên xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức hiện diện cho công chúng, Phật tử chiêm bái. Một trái tim bất diệt đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi vì dân tộc và vì đạo pháp. Hành trình cung rước trái tim bất diệt của ngài qua một số tuyến đường TP, có lực lượng CSGT tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đoàn xe cung rước xá lợi trái tim xuất phát từ Ngân hàng Nhà nước, qua đường Nguyễn Thái Học, Cách Mạng Tháng Tám, Ba Tháng Hai rồi về Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM). Đặc biệt, lộ trình rước xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức đi qua ngã tư đường Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM), nơi ngài đã vị pháp thiêu thân năm 1963 và có tượng đài Thích Quảng Đức tại đây. Sau khi cung rước về Việt Nam Quốc Tự, lễ khai mở chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ được tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự bắt đầu lúc 14 giờ ngày 6-5 (mùng 9-4 âm lịch). NGUYỄN HÀ Xây dựng, hoàn thiện dự án luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng Ngày 5-5, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì Hội nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, xác định đúng trọng tâm sửa đổi, bảo đảm bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, phù hợp với thực tiễn xây dựng quân đội, nền quốc phòng toàn dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lưu ý các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng dự án luật bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành còn phù hợp với thực tiễn; sửa đổi, bổ sung một số điều mang tính kỹ thuật gắn với mô hình tổ chức, bộ máy sau khi sắp xếp; khắc phục triệt để sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn... (Theo TTXVN) Giá xăng giảm nhẹ từ chiều 5-5 Chiều 5-5, Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu về việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Theo đó, tại kỳ điều hành chiều 5-5, liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm giá hàng loạt các mặt hàng xăng dầu. Cụ thể: Xăng E5RON92 không cao hơn 19.154 đồng/lít (giảm 84 đồng/lít so với kỳ trước), xăng RON95-III không cao hơn 19.586 đồng/lít (giảm 52 đồng/lít so với kỳ trước), dầu diesel 0.05S không cao hơn 17.359 đồng/lít (giảm 165 đồng/lít so với kỳ trước), dầu hỏa không cao hơn 17.564 đồng/lít (giảm 151 đồng/lít so với kỳ trước), dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.198 đồng/kg (giảm 326 đồng/kg so với kỳ trước). AN HIỀN Lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào chiều 5-5. Ảnh: LÊ THÔNG
5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Ba 6-5-2025 Giảm áp lực tinh giản khi bố trí công chức cấp huyện về xã Nhiều giải pháp được các chuyên gia đề xuất nhằm bố trí vị trí công việc phù hợp cho cán bộ cấp huyện khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. LÊ THOA thực hiện Theo định hướng của Trung ương, cả nước sẽ thực hiện bỏ cấp trung gian (cấp huyện), sắp xếp lại cấp xã trước ngày 30-6. Mới đây, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp đã có văn bản nêu rõ chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã. PGS-TS Nguyễn Thị Thu Hòa, Trưởng bộ môn Quản lý công Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng việc sắp xếp một khối lượng lớn cán bộ, công chức cấp huyện không thể làm một cách vội vàng, mà cần có lộ trình cụ thể, linh hoạt và nhân văn. Bốn bước sắp xếp cán bộ cấp huyện . Phóng viên: Sau khi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (gọi chung là cán bộ) cấp huyện nên được bố trí thế nào, thưa bà? + PGS-TS Nguyễn Thị Thu Hòa: Khi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, việc bố trí lại đội ngũ cán bộ cấp huyện được thực hiện theo nguyên tắc sắp xếp lại tổ chức bộ máy đi kèm tinh giản biên chế và đảm bảo quyền lợi cho người lao động với bốn bước cụ thể. Đầu tiên, các địa phương nên tổng rà soát đội ngũ hiện có, căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh và khối lượng công việc sau khi sáp nhập, chỉ giữ lại những vị trí thực sự cần thiết. Cán bộ thuộc phòng, ban chuyên môn có thể bố trí lên cấp tỉnh hoặc điều động xuống cấp xã, nếu phù hợp với trình độ và nhu cầu. Một số cán bộ có thể được bố trí sang các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các cơ quan khác trong hệ thống chính trị. Riêng những người không còn phù hợp với vị trí việc làm mới hoặc không có nhu cầu bố trí lại sẽ được giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm nếu đủ điều kiện. Cuối cùng, thực hiện các chế độ hỗ trợ tài chính, bảo hiểm, đào tạo lại hoặc chuyển đổi nghề nghiệp… nếu có nhu cầu và khả năng. Tuy nhiên, việc này cần phải được nghiên Phương án giữ nguyên số biên chế cán bộ của cấp huyện trước sắp xếp để bố trí cho các xã mới sẽ giúp tận dụng được đội ngũ có kinh nghiệm quản lý và làm giảm áp lực tinh giản. cứu kỹ, không để người lao động bị thiệt thòi về quyền lợi chính đáng. “Giải rối” cho giai đoạn đầu sắp xếp cấp xã . Chắc chắn khi sắp xếp một lượng cán bộ lớn sẽ cần lộ trình bài bản? + Tất nhiên rồi. Việc sắp xếp một lượng lớn cán bộ cấp huyện không thể làm một cách vội vàng mà cần có một lộ trình cụ thể, linh hoạt và nhân văn. Có thể đưa ra giải pháp tạm thời là chưa tinh giản ngay mà bố trí tạm về cấp xã để “giải rối” cho giai đoạn đầu thực hiện bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp xã là một hướng rất đáng cân nhắc và đã được nhiều địa phương, chuyên gia đề xuất khi triển khai sáp nhập. Gần đây nhất, báo cáo của Chính phủ về xử lý vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước đã thông tin phương án là giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các đơn vị cấp xã mới (sau sắp xếp). Trong đó, đội ngũ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới. Tôi cho rằng đây là cách giảm áp lực tinh giản ngay lập tức, đồng thời tận dụng được đội ngũ đã có kinh nghiệm quản lý ở cấp huyện. Trong quá trình này, địa phương có thể đánh giá hiệu quả công việc, từ đó lựa chọn ai giữ lại, ai điều chuyển, ai tinh giản. . Vậy trong quá trình đó, vận động những đối tượng nào có thể tinh giản theo hướng nghỉ hưu sớm, nghỉ thôi việc? + Sau giai đoạn giảm áp lực tinh giản ban đầu, cần tiến tới tinh giản có lộ trình. Hiện có bốn nhóm đối tượng có thể vận động tinh giản theo hướng nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc. Một là những người đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi theo Luật BHXH (ví dụ: nữ từ 50 tuổi, nam từ 55 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, thuộc đối tượng tinh giản). Các đối tượng này nếu tự nguyện nghỉ hưu sớm sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tinh giản biên chế theo các quy định pháp luật mới nhất về nghỉ hưu trước tuổi. Hai là nhóm tự nguyện xin nghỉ việc và có thể nhận hỗ trợ một lần từ ngân sách nhà nước theo chính sách tinh giản. Nhóm này sẽ được hỗ trợ tài chính (tính theo số năm công tác) và hỗ trợ học nghề, chuyển đổi việc làm nếu có nhu cầu. Ba là những người không đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoặc vị trí việc làm mới về kỹ năng, công nghệ, chuyển đổi số; chưa đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức công vụ (nếu bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhiều năm). Họ có thể được vận động nghỉ việc theo chính sách hỗ trợ hoặc đào tạo lại nếu có tiềm năng phát triển. Bốn là người đang giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các phòng, ban dôi dư sau khi sáp nhập, có thể vận động nghỉ theo diện không còn bố trí được vị trí tương đương nếu họ không muốn hoặc không phù hợp với việc điều động xuống cấp xã. Đưa người không chuyên trách về khu phố, ấp . Tại Quyết định 759/2025 của Thủ tướng nêu rõ: Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, giao địa phương xem xét, có thể sắp xếp những người này về công tác tại thôn, tổ dân phố. Quan điểm của bà về việc này thế nào? + Việc đưa người hoạt động không chuyên trách cấp xã về công tác tại khu phố, ấp cũng là một giải pháp hợp tình, hợp lý. Đây là cách vừa giữ được nhân lực am hiểu địa bàn vừa tránh lãng phí nguồn lực. Hơn nữa, cấp xã, phường sau sáp nhập sẽ quản lý địa Bên cạnh sắp xếp đội ngũ cán bộ cấp huyện, tôi cho rằng những cá nhân giàu kinh nghiệm làm việc ở cấp cơ sở, có kỹ năng xử lý công việc nhạy bén và am hiểu sâu sắc tình hình địa bàn thực tế sẽ là nguồn nhân lực quý giá cho các khu phố, ấp mới. Việc điều chuyển và bố trí này không chỉ giúp tận dụng tối đa năng lực của cán bộ dôi dư, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị hành chính cấp xã, tiết kiệm ngân sách địa phương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, tăng cường sự gắn kết giữa chính quyền và người dân. Đây cũng là giải pháp mang tính khả thi cao, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh và hiệu quả. Khu phố mới, ấp mới là nơi gần dân nhất, là nơi thực hiện các công việc trực tiếp với người dân. Bố trí những người có kinh nghiệm làm việc ở xã xuống sẽ giúp công việc hiệu quả hơn; tận dụng được nguồn nhân lực có kinh nghiệm nhưng cũng giảm bớt gánh nặng nhân sự cho cấp xã. Tuy nhiên, thay đổi môi trường làm việc cũng có thể gây khó khăn cho một số người nên cần thời gian để người lao động thích nghi. Với bối cảnh mới, vai trò của chính quyền cơ sở ngày càng được đề cao. Do đó, cần phát huy mạnh mẽ mô hình tự quản của cộng đồng dân cư - khu phố, ấp. Trong đó, đặc biệt cần xây dựng cơ chế hoạt động như phân công trách nhiệm rõ ràng của từng thành viên trong các tổ chức tự quản; công khai, minh bạch, đảm bảo quyền tham gia và quyết định của người dân. TS NGUYỄN ĐỨC QUYỀN, chuyên gia Quản lý công Học viện Cán bộ TP.HCM Việc bố trí công chức cấp huyện sau sắp xếp cần phải được nghiên cứu kỹ, không để người lao động bị thiệt thòi về quyền lợi chính đáng. Ảnh:THUẬN VĂN bàn rộng hơn nên vai trò gắn kết, nắm tình hình từ cơ sở là rất quan trọng. Lực lượng này có thể hỗ trợ trực tiếp cho tổ dân phố, ban điều hành khu phố, ban công tác Mặt trận, chi hội đoàn thể ở khu dân cư. Tuy nhiên, không chỉ là “chuyển chỗ đứng” mà cần xác định lại rõ vai trò, nhiệm vụ, chế độ hỗ trợ và nhất là lồng ghép trong việc phát huy mô hình tự quản, dân biết - dân bàn - dân làm - dân giám sát. Đây là điểm mấu chốt để chính quyền không phải ôm việc mà vẫn quản lý tốt từ gốc. . Phải chăng lúc này cần phát huy mạnh mẽ mô hình tự quản của cộng đồng dân cư - khu phố, ấp? + Để chính quyền cấp xã không phải ôm việc như tôi nói ở trên, cần định hướng khu phố, ấp hoạt động theo mô hình cộng đồng tự quản, có quy chế hoạt động rõ ràng, dân chủ, minh bạch. Giao cho tổ dân phố, ban điều hành khu phố thực hiện một số công việc hành chính đơn giản như thu gom ý kiến, xác nhận cư trú, phổ biến chủ trương chính sách… Có thể ứng dụng công nghệ (app, Zalo OA, cổng thông tin điện tử) để hỗ trợ liên lạc, báo cáo. Đồng thời, xây dựng mạng lưới “liên kết cộng đồng” nhằm kết nối các hội đoàn thể cơ sở (cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, Mặt trận...), tạo chân rết quản lý xã hội mềm mại. Tôi tin rằng những người không chuyên trách được phân công về đây sẽ giữ vai trò nòng cốt trong các phong trào, nhóm hoạt động. . Xin cảm ơn bà.• Phát huy mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư PGS-TS Nguyễn Thị Thu Hòa, Trưởng bộ môn Quản lý công Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM.
6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Ba 6-5-2025 cựu cục trưởng Cục Thuế TP.HCM. Phiên tòa được mở do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của cả bảy bị cáo và một người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Hạnh biết lĩnh vực xăng dầu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Công Thương và Công ty Xuyên Việt Oil không đáp ứng đủ điều kiện. Do đó, đầu năm 2016, Hạnh đã tìm cách gặp gỡ Nguyễn Lộc An là người phụ trách mảng cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu để xin giúp đỡ. Mỗi lần gặp, Hạnh đều gửi tiền cảm ơn An. Quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu và gia hạn giấy phép, Hạnh đã đưa hối lộ cho nhiều người trong Bộ Công Thương, trong đó có cựu thứ trưởng Đỗ Thắng Hải để được giúp đỡ. Bị cáo An biết rõ Xuyên Việt Oil chưa đủ điều kiện được cấp giấy phép nên đã hướng dẫn bị cáo Hạnh hợp thức hóa số lượng đại lý xăng dầu trong hồ sơ. Sau đó, lập đoàn kiểm tra các cầu cảng, kho tiếp nhận xăng dầu, đại lý… của Xuyên Việt Oil. Do đã nhận tiền từ trước, dù không kiểm tra đầy đủ bị cáo An vẫn ký đề xuất trình ông Đỗ Thắng Hải cấp giấy phép cho Xuyên Việt Oil và nhận một đồng hồ Patek Philippe. Khi giấy phép hết hạn, bị cáo Hạnh thông qua giới thiệu của bị cáo An đến gặp ông Hải để nhờ giúp đỡ. Thông qua sự giới thiệu của ông Hải, hai bị cáo Tuấn và Đông đã tạo điều kiện giúp đỡ Xuyên Việt Oil. Bị cáo Hạnh đã chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng đưa hối lộ 300.000 USD cho hai bị cáo Tuấn và Đông. Sau đó, bị cáo Tuấn đã ký biên bản xác nhận Xuyên Việt Oil cơ bản đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép. Trên cơ sở đề xuất này, ông Hải đã ký ban hành giấy phép cho Xuyên Việt Oil và nhận quà 50.000 USD. Thu hộ 1.244 tỉ đồng rồi chiếm đoạt Theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải có có nghĩa vụ trích lập quỹ bình ổn giá (BOG) hạch toán, theo dõi riêng quỹ BOG... và mở tài khoản định danh. Tuy nhiên, khi thực hiện mở tài khoản quỹ BOG tại các ngân hàng, Hạnh không tiến hành mở tài khoản định danh mà mở tài khoản thanh toán thông thường. Đồng thời, Hạnh cũng không trích lập quỹ dự phòng vào tài khoản quỹ BOG theo quy định mà sử dụng tiền cho nhiều mục đích khác nhau. Lợi dụng việc Xuyên Việt Oil được giao thu hộ, quản lý và sử dụng quỹ BOG, bị cáo Hạnh đã chỉ đạo nhân viên chuyển 219 tỉ đồng tiền quỹ BOG vào tài khoản của bị cáo để sử dụng. Để đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra, bị cáo Hạnh đã đưa hối lộ cho ông Đặng Công Khôi (cựu phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) 20.000 USD. Bên cạnh đó, theo quy định, Ngày 6-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil; Nguyễn Thị Như Phương, phó giám đốc, cùng năm bị cáo khác là các cựu quan chức của Bộ Công Thương, Cục Thuế TP.HCM và tỉnh Bến Tre. Đưa hối lộ nhiều người để được cấp phép Năm bị cáo cựu quan chức gồm: Lê Đức Thọ, cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Trần Duy Đông, cựu vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (TTTN), Bộ Công Thương; Hoàng Anh Tuấn, cựu phó vụ trưởng Vụ TTTN; Nguyễn Lộc An, cựu phó vụ trưởng Vụ TTTN và Lê Duy Minh, Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil Công ty Xuyên Việt Oil phải thực hiện nộp số tiền thuế bảo vệ môi trường theo đúng thời hạn. Từ tháng 10-2021 đến tháng 7-2022, bị cáo Hạnh đã thu hộ cho Nhà nước tiền thuế bảo vệ môi trường 1.244 tỉ đồng nhưng lại chuyển số tiền này sang tài khoản cá nhân để sử dụng. Để cơ quan thuế chậm ban hành các quyết định cưỡng chế tiền nợ thuế, không công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, bị cáo Hạnh đã năm lần đưa hối lộ 4,8 tỉ đồng cho cựu cục trưởng Cục Thuế TP.HCM Lê Duy Minh. Bị cáo Lê Đức Thọ đã hai lần nhận hối 13,8 tỉ đồng từ bị cáo Hạnh trong việc phê duyệt hạn mức tín dụng Xuyên Việt Oil; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ba lần tổng cộng 22,1 tỉ đồng.• Xét xử sơ thẩm hồi tháng 11-2024, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh 30 năm tù về hai tội là đưa hối lộ; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Bị cáo Hạnh phải nộp lại hơn 1.705 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước. Bị cáo Lê Đức Thọ bị tuyên phạt 28 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Các bị cáo Lê Duy Minh bị tuyên phạt sáu năm tù, Trần Duy Đông bảy năm tù, Hoàng Anh Tuấn bảy năm tù, Nguyễn Lộc An bốn năm tù cùng về tội nhận hối lộ. Phải nộp lại hơn 1.705 tỉ đồng Từ tháng 10-2021 đến tháng 7-2022, bị cáo Hạnh đã thu hộ cho Nhà nước tiền thuế bảo vệ môi trường 1.244 tỉ đồng nhưng lại chuyển số tiền này sang tài khoản cá nhân để sử dụng. Sắp xử vụ nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới ở Cần Thơ Ngày 8-5, TAND TP Cần Thơ sẽ xét xử sơ thẩm 10 bị cáo về hai tội nhận hối lộ; làm, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 6502D. 10 bị cáo gồm: Châu Ngọc Ý, Nguyễn Sĩ Hùng, Phạm Minh Nhựt, Huỳnh Hoàng Tâm, Nguyễn Ngọc Thuấn, Hoàng Ngọc Hải, Lê Thị Hà Uyên, Lâm Trương Thái Châu, Trương Anh Dũng, Nguyễn Hoàng Điệp. Theo cáo trạng mới nhất, bị cáo Ý là đăng kiểm viên bậc cao, từ tháng 9-2019 là giám đốc trung tâm. Bị cáo này đã thực hiện không đúng quy định của pháp luật, nhận tiền của các chủ xe hoặc đại diện chủ xe để bỏ qua một số vi phạm theo quy định của pháp luật nhằm hưởng lợi. Bị cáo Ý còn câu kết với đồng phạm làm giả rất nhiều tài liệu để hợp thức hóa hồ sơ, ký cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo. Bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hối lộ đối với 778 hồ sơ nghiệm thu xe để hưởng lợi số tiền gần 918 triệu đồng. Ông Ý còn nhờ Hùng, Uyên làm giả 12 giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu để hợp thức hóa hồ sơ nghiệm thu xe cải tạo gắn cần cẩu. Làm khống và sử dụng 1.222 tài liệu (giảm 512 tài liệu so với cáo trạng ban đầu) do Hùng, Trương Anh Dũng, Lâm Trương Thái Châu ký; làm khống và ký giả tên vợ (Nguyễn Thị Huỳnh Trân, Giám đốc Công ty CPSX TMDV Thành Châu Gia) với 675 tài liệu (giảm 363 tài liệu) nhằm hợp thức hóa các hồ sơ Ý nhận hối lộ. Bị cáo Hùng thực hiện thi công cải tạo, thiết kế bản vẽ, biết rõ Ý nhận hồ sơ làm dịch vụ để hưởng lợi. Tuy nhiên, Hùng vẫn sử dụng phần mềm photoshop để chỉnh sửa từ ảnh gốc của giấy kiểm định cần trục ô tô, giúp sức cho Ý nhận hối lộ hơn 15,6 triệu đồng. Hùng còn làm giả bốn giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu, hưởng lợi 3,2 triệu đồng; làm khống, ký giả tên vợ (Lương Thị Hồng Diễm, Giám đốc DNTN sửa chữa ô tô Phú Hưng) với 1.845 tài liệu (giảm 185 tài liệu). Tổng số tiền Hùng đã hưởng lợi là 56,9 triệu đồng (giảm hơn 100 triệu đồng so với cáo trạng ban đầu). Cũng theo cáo trạng, Phạm Minh Nhựt là đăng kiểm viên nghiệm thu cải tạo, biết rõ Ý nhận tiền của các chủ xe, nhiều xe không đủ điều kiện nghiệm thu cải tạo nhưng bỏ qua quy định của pháp luật, nhiều lần giúp sức cho Ý nhận hối lộ hơn 147 triệu đồng. Nhựt còn trực tiếp nhận hồ sơ dịch vụ để nhận hối lộ hơn 40 triệu đồng. Tổng số tiền Nhựt phải chịu trách nhiệm về hành vi nhận hối lộ hơn 188 triệu đồng. Tương tự, Huỳnh Hoàng Tâm là đăng kiểm viên nghiệm thu cải tạo, biết rõ Ý nhận tiền của các chủ xe là dịch vụ lại bỏ qua quy định của pháp luật, nhiều lần giúp sức cho Ý nhận hối lộ hơn 144 triệu đồng. Cáo trạng cũng kết luận Nguyễn Ngọc Thuấn, Nguyễn Hoàng Điệp, Hoàng Ngọc Hải, Lê Thị Hà Uyên có hành vi làm giả giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với cần cẩu. Cũng theo cáo trạng, cơ quan điều tra tách hành vi của người đưa tiền cho Ý, Nhựt ra khỏi vụ án để phân hóa, tiếp tục củng cố chứng cứ, xử lý đúng theo quy định của pháp luật; tách hành vi nhóm đơn vị thiết kế, thi công chưa xem xét xử lý trong vụ án này để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định. NHẪN NAM phapluat@phapluattp.vn Phiên phúc thẩm được mở để xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bảy bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil. Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: THUẬN VĂN Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Châu Ngọc Ý. Ảnh: HẢI DƯƠNG HỮU ĐĂNG
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==