12 Tin vui cho rất nhiều người “Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người sẽ ủng hộ chủ trương này”- ông Đinh VănTrịnh, Hiệu trưởngTrườngTHCS Nguyễn Hiền (TP.HCM), nói. Cụ thể, giáo viên sẽ giảm tải công việc, san sẻ tiết dạy sáng - chiều hợp lý, tăng cơ hội thực hành cho HS thay vì chỉ tập trung vào lý thuyết. Thời gian còn lại giáo viên sẽ có cơ hội để trao đổi bài giảng, học tập thêm kinh nghiệm. Đối với phụ huynh, khi con học hai buổi họ yên tâm đi làm vì không phải lo con lang thang ở tiệm game hay ôm tivi, điện thoại ở nhà. HS cũng giảm được áp lực học trong thời gian dài. Tuy nhiên, ông Trịnh cũng cho biết việc triển khai chủ trương này đối với các TP lớn sẽ khó do số lượng HS đông trong khi phòng học chưa đáp ứng được, đồng thời phải tính toán thêm đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, có kế hoạch và làm từng bước sẽ thực hiện được. Đời sống xã hội - Thứ Năm 8-5-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Văn phòng Trung ương Đảng vừa có thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Đảng ủy Chính phủ, các bộ, ban ngành về chuẩn bị nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá giáo dục, đào tạo và một số chủ trương hỗ trợ dạy và học. Tổng Bí thư kết luận thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS dạy hai buổi/ ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên; có lộ trình thực hiện từng bước chủ trương này. Trong đó, cần kết hợp Nhà nước đầu tư là chính với khuyến khích xã hội hóa. Việc dạy hai buổi/ngày đảm bảo không thu phí và giảm áp lực đối với học sinh (HS), tăng cường dạy học về văn hóa, nghệ thuật, đảm bảo HS phát triển toàn diện. Quyết định dứt khoát và nhân văn Theo anh Phạm Văn Linh (quận Hoàng Mai, Hà Nội), chủ trương dạy hai buổi/ngày không thu phí là một quyết định dứt khoát và nhân văn. “Tôi có hai con gái đều đang học THCS, nếu có thể gửi gắm các con trong môi trường sáng tạo, đảm bảo như vậy, tôi rất yên tâm” - anh Linh chia sẻ. Anh Linh cũng cho rằng việc thực hiện chủ trương này dễ triển khai đối với các trường ở TP, trung tâm. Nhưng với các trường ở khu vực còn nhiều khó khăn, xa xôi, khi mà đường đến trường của HS vẫn còn là một thách thức và tình trạng thiếu giáo viên vẫn xảy ra thì việc này cần thêm thời gian. Chị Cù Thị Phương (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) ủng hộ nhiệt tình việc dạy hai buổi/ ngày, trong đó tăng cường dạy các môn văn hóa, nghệ thuật, giúp HS phát triển toàn diện. Nếu như vậy, HS sẽ được phát triển cả về sức khỏe thể chất trình giáo dục phổ thông 2018. “HS không được học buổi 2 do thiếu cơ sở vật chất là một thiệt thòi. Vì vậy, nếu không thu phí HS học hai buổi/ngày nên có chính sách hỗ trợ những HS phải học tập, sinh hoạt buổi 2 ngoài trường để các HS bớt thiệt thòi và tạo sự công bằng” - anh Văn Nguyễn đề xuất. Tính toán phương án chi trả cho giáo viên Tại TP.HCM, ngoài bậc tiểu học, việc triển khai dạy học hai buổi/ngày còn được tổ chức ở bậc THCS và THPT, có thu phí để đáp ứng nhu cầu của người dân. Ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông (TP.HCM), chia sẻ từ trước đến nay, việc dạy hai buổi/ngày được trường thực hiện khá tốt. “Trường được phép thu tiền, tổ chức các hoạt động tăng cường tiết dạy và giáo dục theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT” - ông Cường nói. Theo ông Cường, từ năm học sau, nếu dạy hai buổi/ngày không thu phí thì trường vẫn thực hiện được. Kinh phí có thể ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc trường điều chỉnh lại các tiết dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, dạy cả sáng và chiều, mỗi tuần không quá năm ngày. Còn hiệu trưởng một trường THCS tại quận nội thành ở TP.HCM cho biết khi không thu phí tổ chức dạy hai buổi/ ngày, trường sẽ gặp khó. Ở TP.HCM, các trường THCS thu học phí buổi 2 mỗi HS 160.000 đồng/tháng. Khoản này để tu bổ cơ sở vật chất và chi trả cho giáo viên tham gia giảng dạy. “Do đó, nếu năm tới không thu phí thì trường cũng phải tính toán lấy tiền từ ngân sách nhà nước để chi trả cho giáo viên. Bởi họ đã dạy chính khóa đủ 19 tiết nghĩa vụ, nếu họ dạy thêm buổi chiều thì không thể không trả tiền công. Tuy nhiên, khi dùng ngân sách nhà nước để chi trả khoản này thì đồng nghĩa tiền chi thu nhập tăng thêm cuối năm sẽ giảm rõ rệt. Do đó, đây cũng là vấn đề cần phải tính toán” - vị này nói. Lãnh đạo Trường THCS Đại Kim (Hà Nội) cho biết để thực hiện tốt chủ trương trên vẫn còn một số thách thức về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên vùng sâu, vùng xa hay giáo viên chuyên về thể dục thể thao, năng khiếu (âm nhạc, mỹ thuật)… “Nhìn chung, lợi ích từ chủ trương chắc chắn rất nhiều nhưng để tổ chức thành công, Bộ GD&ĐT cần sớm có hướng dẫn thực hiện, sớm ban hành quy định khung về thời gian học tập, sinh hoạt của HS để các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch dạy hai buổi/ngày” - vị này nói thêm.• Dạy 2 buổi/ngày không thu phí: Chủ trương nhân văn Trường học tổ chức dạy hai buổi/ ngày không thu phí sẽ tạo điều kiện để phụ huynh yên tâm làm việc, giảm bớt chi phí học hành. Thông báo kết luận cũng chỉ ra rằng bối cảnh mới của đất nước đặt ra yêu cầu đào tạo ra lớp người mới phát triển toàn diện, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, sức khỏe (thể chất và tinh thần), tương xứng với việc thực hiện hai mục tiêu 100 năm của đất nước.Trongđócóđàotạonguồn nhân lực trình độ, kỹ năng cao, yếu tố then chốt cho thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, cùng với tăng trưởng kinh tế, phải đảm bảo tiến bộ xã hội, mở rộng cơ hội cho mọi người dân tiếp cận giáo dục chất lượng, học tập suốt đời và phát huy tối đa tiềm năng cá nhân. Trước các yêu cầu này, cần có các quyết sách mạnh mẽ về thể chế, chính sách để tháo gỡ những điểm nghẽn, tập trung nguồn lực đầu tư, nhanh chóng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhằm phát triển toàn diện người học và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiêu điểm Học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP Thủ Đức, TP.HCM) trong 1 giờ học. Ngôi trường này đã triển khai dạy học hai buổi/ngày nhiều năm qua. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN lẫn tinh thần cũng như kỹ năng sống. “Các con đi học cả ngày sẽ giúp phụ huynh yên tâm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu các trường không có bán trú thì việc đưa đón con bốn lượt/ngày sẽ là cả một vấn đề” - chị Phương trần tình. Tại TP.HCM, chị Minh Anh tỏ ra vui mừng khi biết được thông tin trên. Con chị đang học lớp 6 một trường THCS ở quận 12. Trường có 19 lớp nhưng chỉ 8 lớp bán trú, còn lại học một buổi. Do đó, chị Minh Anh rất vất vả trong việc đưa đón cũng như quản lý con. “Con tôi học buổi chiều, sáng ở nhà, may Bộ GD&ĐT cần sớm có hướng dẫn thực hiện, sớm ban hành quy định khung về thời gian học tập, sinh hoạt của học sinh để các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch dạy hai buổi/ngày. là ở nhà vẫn có người nhắc nhở. Bên cạnh đó, tôi cũng phải lắp camera quan sát từ xa nhưng nhiều khi không kiểm soát được chuyện con xem tivi, chơi điện thoại. Tôi rất mong con được học hai buổi/ngày để có thể yên tâm đi làm” - chị Minh Anh nói. Anh Văn Nguyễn (quận 12, TP.HCM) đánh giá chủ trương này rất nhân văn, phù hợp, giúp phụ huynh bớt đi một phần chi phí học tập. Tuy nhiên, hiện cơ sở vật chất, trường lớp chưa đồng bộ, do đó nhiều địa phương tại TP.HCM chưa đủ lớp để tổ chức học đủ hai buổi/ngày theo đúng tinh thần chương Phật giáo nỗ lực thúc đẩy đoàn kết, hòa hợp toàn cầu “Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu” là một trong những chủ đề nổi bật được đưa ra thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc tế đại lễ Vesak 2025 diễn ra ngày 7-5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh). Hội thảo là sự kiện đáng chú ý tại đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 20 năm 2025 với sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ 80 quốc gia trên thế giới. Hội thảo gồm phiên toàn thể và ba phiên chuyên đề với hơn 300 bài tham luận tập trung vào chủ đề chính của đại lễ Vesak là “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Các tham luận tập trung vào năm chủ đề chính yếu gồm: Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì hòa bình thế giới; Tha thứ và chữa lành bằng chánh niệm: Con đường hòa giải; Từ bi Phật giáo qua hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người; Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững và Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu. Các tác giả đã vận dụng phương pháp tiếp cận đa chiều, kết hợp giữa nghiên cứu kinh điển Phật giáo với những lĩnh vực như tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, môi trường học... để đưa ra phân tích sâu sắc và giải pháp thiết thực cho các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, xung đột văn hóa. Các tham luận nhấn mạnh vai trò của việc vận dụng tuệ giác Phật giáo vào giải quyết các thách thức đương đại thông qua các khái niệm then chốt: Tính vô thường, tính tương tức và lòng từ bi. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tư tưởng Phật giáo không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn có tính ứng dụng cao trong xây dựng hòa bình, phát triển bền vững và nâng cao phẩm giá con người. THĂNG BÌNH NGUYỄN QUYÊN - THANH THANH
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==