13 Liên quan đến vụ BV đa khoa tỉnh Nam Định bị tố “phải đóng đủ tiền mới cấp cứu” gây xôn xao dư luận những ngày gần đây, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, BS Nguyễn Văn Nam, khoa Cấp cứu BV đa khoa Vân Đình (Hà Nội), cho biết về nguyên tắc, các cơ sở y tế phải tuân thủ quy định: “Cấp cứu là ưu tiên hàng đầu, không phụ thuộc vào tình trạng tài chính”. Cứu người trước, thủ tục hành chính sau Một BS nhiều năm làm cấp cứu tại một BV công lập tại Quảng Nam cho biết cấp cứu tại các cơ sở y tế luôn đặt tính mạng bệnh nhân lên hàng đầu, huy động tất cả nguồn lực để cứu sống người bệnh. Quy trình cấp cứu người bệnh có nhiều bước và không có bước dừng lại chờ người nhà tạm ứng viện phí, vì điều này vi phạm Chỉ thị 661 của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh ngay cho những người bệnh cấp cứu. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa miễn viện phí hoàn toàn hoặc có những khoản ngoài BHYT chi trả thì người bệnh phải đóng khoản này. Để hoàn tất hồ sơ bệnh án nhằm chuyển khoa điều trị hoặc chuyển phẫu thuật cấp cứu, nhân viên khoa Cấp cứu sẽ cho bệnh nhân đóng tạm ứng viện phí như là một bước để hoàn tất hồ sơ. Việc này làm đồng thời chứ không chờ người nhà đóng tạm ứng viện phí mới cấp cứu bệnh nhân. “Các ca cấp cứu nặng, nguy kịch như đa chấn thương, nhồi máu cơ tim... tỉ lệ tử vong rất cao, chúng tôi phải xử trí ngay. Nhưng nếu sau đó bệnh nhân không đóng viện phí thì cũng rất khó cho BV. Giá như những trường hợp này có một bên thứ ba chi trả thì sẽ bớt việc cho nhân viên y tế, khi đó họ sẽ dồn sức vào cấp cứu người bệnh mà không phải làm thêm một bước là thu viện phí như hiện nay” - BS này nói. 101 chuyện “bùng” viện phí cấp cứu Quá trình làm việc tại khoa Cấp cứu, BS Nam cho biết có thực tế nhức nhối mà nhiều kíp trực cấp cứu phải đối mặt là tình trạng bệnh nhân trốn viện, không đóng viện phí. Ông từng chứng kiến, giải trình và phải gọi điện thoại xác minh địa chỉ bệnh nhân đã khai nhưng đầu dây bên kia là một người hoàn toàn không liên quan. BS Nam kể có đồng nghiệp của ông từng cấp cứu một bệnh nhân vào BV, được BS cho thuốc, xét nghiệm nhưng chưa thu tiền tạm ứng viện phí. Sáng hôm sau, bệnh nhân... biến mất. BS đi tìm địa chỉ, gọi điện thoại theo thông tin trên bệnh án nhưng lại là địa chỉ “ma”. BS sau đó phải viết báo cáo, giải trình, thêm lo lắng không biết mình có phải trả tiền thay bệnh nhân không. Hay một bệnh nhân khác vào BV cấp cứu, không tạm ứng viện phí. Lần này BS rút kinh nghiệm, nhắc nhở ngay từ đầu liền bị bệnh nhân phản ứng gay gắt rồi gọi đường dây nóng BV để phản ánh. Êkíp bị cấp trên nhắc nhở về văn hóa tiếp xúc với bệnh nhân. Vài ngày sau, chính bệnh nhân này lại trốn BV, BS lại viết giải trình. “Với những bệnh nhân không giấy tờ, không người thân đi cùng, không đóng tạm ứng viện phí, chúng tôi vẫn cấp cứu theo đúng chuyên môn. Nhưng nếu sau khi điều trị, bệnh nhân bỏ BV mà không thanh toán thì chi phí thuốc men, vật tư, dịch vụ sử dụng rất khó thu hồi. Phòng Công tác xã hội thường không hỗ trợ những trường hợp thiếu hồ sơ xác minh hoàn cảnh cụ thể nên gánh nặng thường đổ lên kíp trực hoặc BS nhận bệnh” - BS Nam chia sẻ. Một BS cấp cứu có gần 20 năm kinh nghiệm tại một BV ở TP Thủ Đức (TP.HCM) cho rằng các tình huống bệnh nhân không có người thân, không có tiền và giấy tờ không hiếm. Mỗi ngày khoa Cấp cứu của Khoa Cấp cứu BV đa khoa Vân Đình (Hà Nội). Ảnh: NVCC Thu tạm ứng viện phí như thế nào? Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, hành vi từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh là hành vi bị nghiêm cấm. Người hành nghề chỉ được từ chối khám chữa bệnh trong một số trường hợp đặc biệt. Chỉ thị 06 năm 2016 về việc tăng cường bảo đảm chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh khi thực hiện điều chỉnh, thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các BV trên toàn quốc Bộ Y tế cũng yêu cầu các BV không thu tiền tạm ứng đối với người có thẻ BHYT khi khám và điều trị ngoại trú, đặc biệt là trường hợp cấp cứu. Với bệnh nhân điều trị nội trú, BV chỉ thu tạm ứng trong trường hợp cần sử dụng kỹ thuật điều trị chi phí cao và khoản thu này không bao gồm phần chi trả của BHYT. Đề nghị xử phạt hành chính người đạp vào bụng điều dưỡng Ngày 7-5, thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ cho biết cơ quan CSĐT đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với Khuất Văn Sinh (ngụ xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba), người có hành vi đạp vào bụng điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba. Sinh có hành vi đạp vào bụng điều dưỡng Phạm Tiến Nam hôm 25-4, khi điều dưỡng này cấp cứu cho con trai Sinh bị tai nạn giao thông. Theo Công an tỉnh Phú Thọ, hành động của Sinh đã vi phạm khoản 6 Điều 48 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và đề nghị xử phạt. Trước đó, ngày 25-4, cháu KBL (12 tuổi, con trai Sinh) bị tai nạn giao thông phải cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba. Trong lúc các nhân viên y tế đang cấp cứu cho người bệnh thì Sinh có hành vi xâm hại đến sức khỏe của nhân viên y tế. XUÂN NGUYỄN Công an điều tra vụ điều dưỡng BV đa khoa tỉnh Nam Định bị đánh Sở Y tế tỉnh Nam Định vừa có Công văn 1021/SYTNVY báo cáo UBND tỉnh, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế về trường hợp nhân viên y tế BV đa khoa tỉnh Nam Định bị người nhà bệnh nhân hành hung. Sở Y tế tỉnh Nam Định thông tin khoảng 7 giờ 50 ngày 4-5 tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, điều dưỡng NVH đã bị một nam thanh niên tên NVT (33 tuổi, là người nhà bệnh nhân NVK) chửi bới. Tại thời điểm đó, NVT không chỉ chửi mắng mà còn đấm liên tiếp vào đầu và mặt điều dưỡng NVH. Ngay sau khi xảy ra sự việc, kíp trực của BV đã đưa điều dưỡng NVH đi kiểm tra sức khỏe, được chẩn đoán chấn thương đầu, mặt. Cùng thời điểm BV đa khoa tỉnh Nam Định phối hợp với Công an tỉnh Nam Định xác minh làm rõ sự việc. Theo Sở Y tế tỉnh Nam Định, khi có kết quả, Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh và Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế. Hiện vụ việc được cơ quan chức năng tiến hành làm rõ. ĐẶNG TRUNG Đời sống xã hội - Thứ Năm 8-5-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Cần có quỹ hỗ trợ tạm ứng kinh phí khi cấp cứu Các cơ sở y tế phải tuân thủ quy định cấp cứu trước, thủ tục hành chính như tạm ứng viện phí sau. Tuy nhiên, không ít trường hợp trốn đóng viện phí gây khó cho bệnh viện. BV nơi BS công tác tiếp nhận khoảng 100 ca. Nhiều ca được cấp cứu xong... bỏ đi luôn, không để lại thông tin, không ai thanh toán. Cơ chế tài chính hợp lý Theo BS Nam, trong cấp cứu, thời gian là yếu tố sống còn. Cụ thể, khi bệnh nhân đến khoa Cấp cứu, BS phải lập tức đánh giá, phân loại mức độ nguy kịch. Nếu bệnh nhân trong tình trạng nặng, đe dọa tính mạng, các can thiệp y tế phải thực hiện ngay, không chờ người nhà ký giấy hay đóng tạm ứng viện phí. Việc thu viện phí, ký cam kết, nhập thông tin chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch hoặc song song trong quá trình điều trị nếu tình trạng ổn định hơn. Thậm chí những ca không có người thân, giấy tờ, êkíp vẫn cấp cứu như thường, không được từ chối hay trì hoãn. Cũng theo BS Nam, BS, điều dưỡng chỉ nên tập trung cứu người, không nên kiêm vai trò kiểm soát viện phí, thu tiền hay nhắc nợ. Sự chồng chéo đó dễ khiến BS bị đẩy vào thế đối đầu với người bệnh hoặc người nhà của họ. Tiếp đó, cần có cơ chế tài chính trung gian, có thể là quỹ hỗ trợ tạm ứng viện phí cấp cứu khẩn, cho phép xử trí ngay với những ca nguy kịch không giấy tờ, người thân. Sau đó, BV sẽ phối hợp với BHYT, phòng Công tác xã hội, chính quyền địa phương xử lý theo hướng truy thu. Không nên để khoản nợ đó đổ lên đầu BS trực tiếp điều trị. “Một hệ thống kiểm tra thông tin bệnh nhân đồng bộ và thông minh hơn rất cần thiết. Việc bệnh nhân khai địa chỉ giả, số điện thoại giả hoàn toàn có thể phát hiện sớm nếu có sự kết nối dữ liệu với mã định danh, BHYT hoặc xác thực qua CCCD. Hiện nay, BS vẫn phải dò địa chỉ bằng Google Maps hoặc gọi nhờ địa phương xác minh. Cuối cùng và quan trọng hơn cả là phải bảo vệ người thi hành nhiệm vụ đúng chuyên môn. Nếu BS đã làm đúng quy trình cấp cứu, sau đó có phát sinh thất thoát viện phí, họ không thể là người gánh trách nhiệm tài chính” - BS Nam nêu.• Cần có cơ chế tài chính trung gian, có thể là quỹ hỗ trợ tạm ứng viện phí cấp cứu khẩn, cho phép xử trí ngay với những ca nguy kịch không giấy tờ, người thân. Hình ảnh nhân viên y tế bị người đàn ông áo đen đấm liên tục vào mặt và đầu tại BV đa khoa tỉnh Nam Định sáng 4-5. (Ảnh cắt từ clip) THẢO PHƯƠNG
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==