099-2025

2 Thời sự - Thứ Năm 8-5-2025 thoisu@phapluattp.vn NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 7-5, Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đã trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết của QH sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Làm rõ vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Một trong những nội dung trọng tâm của dự thảo sửa đổi là làm rõ vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam (VN) và VN, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình. Qua rà soát việc thực hiện Sửa bốn nhóm nội dung lớn để xây dựng chính quyền địa phương hai cấp Hiến pháp năm 2013 cũng sửa đổi theo hướng tổ chức chính quyền địa phương thành hai cấp để nâng cao hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển. Điều 110 Hiến pháp năm 2013 hiện nay quy định đơn vị hành chính (ĐVHC) của nước ta gồm trên 10 loại ĐVHC với tên gọi khác nhau thuộc ba cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mô hình này đã bộc lộ sự kém hiệu quả, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, gây lãng phí nguồn lực của đất nước, chưa phát huy được tối đa tiềm năng, lợi thế của từng ĐVHC. Việc duy trì cấp chính quyền trung gian làm cho các mệnh lệnh quản lý từ chính quyền cấp tỉnh xuống tới cấp xã bị cắt khúc, triển khai chậm, không phù hợp với xu thế chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và hội nhập quốc tế. Do đó, Điều 110 được đề xuất bổ sung, sửa đổi theo hướng các ĐVHC sẽ bao gồm tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và các ĐVHC dưới tỉnh, TP. Hiến pháp sửa đổi sẽ không quy định chi tiết tên gọi của từng loại ĐVHC ở mỗi cấp như hiện nay. ĐVHC - kinh tế đặc biệt sẽ do QH quyết định thành lập. Cùng ngày, QH đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Đây là một Quốc hội sửa Hiến pháp 2013 để mô hình chính quyền địa phương các tổ chức chính trị - xã hội. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, MTTQ VN được xác định là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của MTTQ VN và các tổ chức thành viên là phối hợp và thống nhất hành động trong MTTQ VN. Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của MTTQ VN tuân theo Điều lệ MTTQ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức, hoạt động của MTTQ VN và các tổ chức chính trị - xã hội cho thấy hệ thống các tổ chức thành viên của MTTQ VN còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, chức năng, nhiệm vụ còn có sự giao thoa, trùng lặp; có lúc, có nơi chưa thực hiện sâu sát cơ sở, nắm tình hình nhân dân chưa kịp thời... Thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, việc sửa đổi Hiến pháp lần này nhằm khẳng định các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc MTTQ VN, đồng thời làm rõ nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của MTTQ. Tại kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (ảnh) thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Dự thảo luật sửa đổi gồm 7 chương, 52 điều (giảm 35 điều so với luật hiện hành), trong đó đáng chú ý là sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã, khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ trong quản lý công chức của hệ thống chính trị. Ngoài ra, luật cũng quy định theo hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, trong đó cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế theo hướng thực chất; quy định về sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của QH Hoàng Thanh Tùng cho biết có ý kiến cho rằng mục đích đánh giá công chức “để sàng lọc, bố trí vào vị trí việc làm phù hợp, cho thôi việc đối với những công chức không đạt yêu cầu của vị trí việc làm đảm nhận” là nội dung mới. Do đó, đề nghị Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện cần xây dựng tiêu chí rõ ràng, minh bạch, định lượng được, bảo đảm việc gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Đề xuất nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Ngày 7-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Nội dung tại dự thảo được nhiều đại biểu quan tâm liên quan đến quy định về trợ cấp thất nghiệp. Liên quan đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, dự thảo luật quy định mức hưởng hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nêu ý kiến, đại biểu (ĐB) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng mức hưởng này là thấp, khó bảo đảm mức sống tối thiểu trong bối cảnh mất thu nhập hoàn toàn, đặc biệt là trong các thời kỳ suy thoái kinh tế, dịch bệnh, thiên tai, khi khả năng tìm việc mới giảm mạnh. Ông Bình cho biết theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lý tưởng là 65%-75% thu nhập bình quân. Nhiều nước như Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản đang ở mức 66%-70%. Ông Bình kiến nghị dự thảo luật nên điều chỉnh quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh quy mô lớn, Chính phủ được phép nâng mức hưởng lên tối đa 75%. Trong khi đó, ĐB Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) băn khoăn về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp người lao động (NLĐ) nghỉ việc khi đủ điều kiện hưởng lương hưu. Theo ĐB Trân, trên thực tế, nhiều trường hợp NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng mức lương hưu theo quy định tại Điều 64 Luật BHXH 2024, chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng vì lý do khách quan phải thôi việc như ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, những người này vẫn không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. ĐB Trân kiến nghị đối với các trường hợp này nên xem xét cho NLĐ hưởng bảo hiểm thất nghiệp với thời gian hưởng theo quy định nhằm giúp NLĐ có chi phí trị bệnh trong thời gian chờ lương hưu. Nêu ý kiến, ĐB Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đánh giá dự thảo luật cơ bản thể hiện được các nội dung liên quan đến việc làm như đăng ký lao động, hỗ trợ tạo việc làm, thông tin thị trường lao động, phát triển kỹ năng nghề, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp… Tuy nhiên, ông Đồng góp ý kết cấu dự thảo luật cần bổ sung thêm một điều về đối tượng điều chỉnh theo hướng cần điều chỉnh tất cả đối tượng là NLĐ, gồm cả trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động; NLĐ trong khu vực doanh nghiệp công và tư; kể cả cán bộ, công chức, viên chức. “Bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng là NLĐ và cũng có thể thất nghiệp khi thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Họ cũng cần được pháp luật bảo vệ và hưởng các chính sách liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp khi vì lý do nào Thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã Theo đề xuất, Hiến pháp sửa đổi sẽ không quy định chi tiết tên gọi của từng loại đơn vị hành chính ở mỗi cấp như hiện nay. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ do Quốc hội quyết định thành lập. Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Ảnh: QH

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==